Kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán Kế toán của Công ty Cơ khí ô tô 3/2 (Trang 47 - 61)

 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

Do đặc điểm sản xuất của công ty : sản xuất được tổ chức thành các phân xưởng. Mỗi phân xưởng sản xuất một vài sản phẩn chủ yếu. Quá trình công nghệ sản xuất tại các phân xưởng là quá trình công nghệ khép kín gồm nhiều giai đoạn, sản phẩm trải qua nhiều khâu sản xuất. Chính vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng sản xuất.

 Đối tượng và phương pháp tính giá thành. Chứng từ gốc Sổ chi tiết tk 331 NKCT SỐ 5 Sổ cái tk 331 BCTC

Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty là quy trình công nghệ phức tạp, bao gồm nhiều bước chế biến nối tiếp nhau, chỉ có sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng mới là thành phẩm. Xuất phát từ đặc điểm thực tế trên, công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm hoàn thành. Đối tượng tính giá thành như vậy là phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí.

Kỳ tính giá thành sản phẩm: Do đặc điểm của công ty sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau, sản phẩm của công ty sản xuất trong tháng được nhập kho liên tục, vì vậy kỳ tính giá thành sản phẩm là hàng tháng. Tức là vào ngày đầu của tháng sau công ty sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm. điều này sẽ tạo điều kiện cho công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành được nhanh chóng, kịp thời, cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo quản trị.

Phương pháp tính giá thành: do đối tượng tập hợp chi phí là các phân xưởng, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng của công nghệ nên công ty áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm.

tổng giá thành sản phẩm (i) Giá thành đơn vị sản phẩm(i) =

tổng số lượng sản phẩm (i)  Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Do chi phí nguyên vật liệu lằm trong sản phẩm là tương đối lớn, vì vậy công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo “ chi phí NVL chính”. Tại công ty, việc đánh giá sản phẩm dở dang được tiến hành như sau: cuối tháng, công ty kiểm kê và tính ra số sản phẩm dở dang. Sau đó xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng công thức:

Giá trị tổng chi phí VLC số lượng

SPDD = * sản phẩm

cuối kỳ số lượng spht+ slượng spdd dở dang.

2.3.5.1.Chứng từ hạch toán chi phí sản xuất.

Công ty thực hiện hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chứng từ về chi phí sản xuất bao gồm: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng phân bổ NVL và công cụ, dụng cụ, Bảng tính và phân bổ khấu hao. chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như: HĐ, Phiếu chi, chứng từ phản ánh các khoản chi bằng tiền khác.

2.3.5.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất.

Công ty không mở hệ thống sổ chi tiết để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà chỉ mở hệ thống sổ tổng hợp để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.

Sơ đồ 13: Quy trình hạch toán CPSX trên hệ thống sổ tổng hợp .

a. Quy trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp.

Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán công ty sử dụng tài khoản 621 “chi phí NVL trực tiếp” tài khoản này được mở chi tiết cho từng sản phẩm.

Là loại chi phí trực tiếp nên chi phí NVL trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được lập từ và định mức tiêu hao NVL các phân xưởng sẽ xuống kho lĩnh vật tư theo phiếu xuất kho do phòng kế hoạch sản xuất lập . tại kho thủ kho sẽ ghi số thực xuất thực xuất vào phiếu xuất kho. Sau đó phiếu xuất kho được chuyển lên phòng kế toán để ghi đơn giá( giá hạch toán) ,tính thành tiền và ghi sổ. Trên cơ sở số liệu tính được trên bảng xuất vật tư chi tiết cho đối tượng sử dụng kế toán sẽ tổng hợp và tính ra giá trị thực tế của vật liệu xuất kho.quá trình theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu được thực hiện trên bảng kê số 3.

Tại công ty, đối với công cụ, dụng cụ sản xuất có giá trị lớn khi xuất dùng kế toán không hạch toán qua tài khoản 142 “ chi phí trả trước” mà hạch toán luôn vào đối tượng sử dụng.

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê số 4 Nhật ký chứng từ số 7 Thẻ tính giá thành

Sổ cái tài khoản: 154. 621. 622. 627.

Căn cứ vào bảng kế số 3 kế toán sẽ tính ra được số NVL và công cụ, dụng cụ xuất dùng trong tháng cho từng đối tượng trên bảng phân bổ số 2. kế toán sẽ căn cứ theo số liệu này kế toán sẽ vào sổ cái tài khoản 621.

b. Quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.

Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp” tài khoản này được chi tiết cho từng sản phẩm.

Hàng tháng tại phòng nhân chính sẽ lập bảng thanh toán tiền lương, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương kế toán sẽ lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương của CNSXTT. Cuối tháng kế toán sẽ lấy số liệu từ bảng phân bổ số 1- bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương để vào sổ sổ cái tài khoản 622.

c. Hạch toán chi phí sản xuất chung.

Để tiến hành sản xuất sản phẩm, ngoài chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, doanh nghiệp còn phải bỏ ra các chi phí mang tính chất phục vụ, quản lý chung để vận hành phân xưởng sản xuất. Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng mà không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng nên chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn phân xưởng sau đó phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức hợp lý. Tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2, chi phí sản xuất chung bao gồm 5 yêu tố sau:

- Chi phí nhân viên phân xưởng. - Chi phí vật liệu, công cụ sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí bằng tiền khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tập hợp các chi phí sản xuất chung, kế toán dùng TK 627” chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này theo dõi cho từng phân xưởng, tuy nhiên

công ty không chi tiết theo yếu tố, tức là tài khoản 627 không chi tiết thành các tài khoản cấp 2.

Cuối mỗi tháng chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo lương công nhân trực tiếp sản xuất và được kế chuyển vào tài khoản 154 cho từng sản phẩm.

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ Ô TÔ 3/2.

Công ty cơ khí ô tô 3-2 qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành đã từng bước khẳng định mình và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Từ một nhà máy sản xuất kinh doanh còn yếu kém, công nhân còn thiếu việc làm … song với sự nhạy bén của các nhà quản lý, sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, công ty đã từng bước giải quyết những khó khăn, thay đổi thích ứng với cơ chế mới để đưa công ty phát triển, giải quyết đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao đời sống cho người lao động, tăng nhanh năng suất lao động, từng bước cải tiến quy trình công nghệ nhằm giảm thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng nhanh lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển trên, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Nó đã thực sự trở thành công cụ đắc lực cho quản lý và hạch toán kinh tế của công ty. Sau một thời gian ngắn thực tập tìm hiểu về công ty em xin đưa ra một số nhận xét khái quát sau:

3.1. Những ưu điểm.

Thứ nhất về hệ thống chứng từ, tài khoản. Công ty đã tổ chức hệ thống

chứng từ và vận dụng tài khoản kế toán tương đối đúng chế độ và biểu mẫu do bộ tài chính ban hành. Các chứng từ được lập, kiểm tra luân chuyển một cách thường xuyên, phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống tài khoản của công ty phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế, việc sắp xếp phân loại các tài khoản trong hệ thống tài khoản của công ty tương đối phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

Thứ hai về hình thức sổ kế toán. Công ty đã sử dụng hình thức Sổ nhật

lớn. Các sổ sách nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ… được thực hiện tương đối đầy đủ, ghi chép cẩn thận rõ ràng có hệ thống.

Thứ ba về đội ngũ cán bộ công nhân viên: công ty có một đội ngũ cán

bộ công nhân viên kế toán có trình độ cao, hiểu biết, nắm vững chế độ kế toán cũng như những nghiệp vụ cụ thể của mình. Hầu hết các nhân viên dều có trình độ vi tính và nghiệp vụ kế toán, có tinh thần trách nhiệm nên về cơ bản là hoàn thành các phần hành kế toán được giao.

Thứ 3 đối với kế toán thanh toán với công nhân viên chức. Kế toán

công ty đã có những điều chỉnh hợp lý giảm bớt khối lượng công việc mà không vi phạm chế độ kế toán hiện hành. Điều này thể hiện qua việc công ty không tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất ( không sử dụng tài khoản 335 để hạch toán) . Theo em đây là một sự sáng tạo hợp lý bởi vì 2 lý do sau:

Một là: nếu có thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì tổng số tiền trích này chiếm một tỉ lệ tương đối nhỏ trong tổng số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

Hai là: Tại Công ty Cơ khí ô tô 3-2, việc bố trí cho công nhân trực tiếp nghỉ phép tương đối đều đặn, do đó không làm giá thành sản phẩm thay đổi đột ngột trong kỳ hạch toán.

Về hình thức trả lương :việc áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm hoàn thành và đạt chất lượng quy định đã gắn chặt thu nhập của người lao động với thời gian lao động và là điều kiện để thúc đẩy công nhân tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ, thực hiện mục tiêu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành.

Thứ4 đối với kế toán NVL và công cụ, dụng cụ: công tác hạch toán nói

chung là đã phản ánh đúng thực trạng của công ty, đáp ứng được yêu cầu quản lý mà công ty đặt ra. Đảm bảo sự thống nhất về phạm vi và phương pháp

tính các chỉ tiêu giữa kế toán với các bộ phận khác có liên quan. Kế toán nguyên đã thực hiện đối chiếu giữa chứng từ, sổ kế toán với thẻ kho, kiểm kê kho đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cũng thường xuyên đối chiếu để đảm bảo chính xác các thông tin về tình hình biến động NVL.

Hơn nữa, phương pháp tính giá NVL theo giá hạch toán là rất phù hợp với tình hình xuất nhập NVL của công ty và phù hợp với hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư. Chính vì vậy khối lượng công việc kế toán sẽ được giảm nhẹ và phát huy được ưu điểm của phương pháp sổ số dư.

Thứ 5 Đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành: Xuất phát từ

đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng. Công ty đã xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng. Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mặt khác do kỳ tính giá thành tương đối ngắn, vì vậy cung cấp thông tin kịp thời cho Ban giám đốc của công ty trong việc ra quyết định.

Thứ 6 hiện nay, công ty đã đưa máy tính vào kế toán, góp phần cơ giới

hoá công tác kế toán, quản lý, xử lý dữ liệu kế toán, giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên kế toán. Song do công ty tự làm kế toán trên Excel, tự thiết kế các mẫu sổ nên cũng dẫn tới một số hạn chế nhất định.

3.2. Những tồn tại và một số ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại .

Bên cạnh những ưu điểm, những mặt đã đạt được như trên công tác kế toán nói chung vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau:

Thứ nhất là tổ chức bộ máy kế toán chưa hợp lý. Đó là sự kiêm nhiệm

trong việc hạch toán các phần hành.Việc phân công kế toán vật tư kiêm kế toán TSCĐ là chưa hợp lý bởi vì: Công ty Cơ khí ô tô 3-2 với đặc thù sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất, chế tạo các mặt hàng cơ khí do đó khối lượng các nghiệp vụ về NVL, CCDC, TSCĐ xẩy ra liên tục với khối lượng lớn trong khi đó chỉ có một kế toán viên kiêm nhiệm cả 2 phần hành này đã làm cho khối lượng công việc nhiều khi bị ùn tắc, ảnh hưởng đến tiến độ chung của phòng kế toan.Bên cạnh kế toán trưởng một mặt phải phụ trách mọi hoạt động của phòng kế toán, kí các lệnh thu chi, giấy đề nghị tạm ứng, hoá đơn GTGT của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty… mặt khác phải kiêm nhiệm cả kế toán tổng hợp đây là một sự bất hợp lý làm cho khối lượng công việc của trưởng phòng kế toán quá lớn, gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính của kế toán trưởng. Theo em công ty lên phân nhiệm hợp lý hơn: phần hành NVL nên do một người phụ trách. Bổ nhiệm thêm chức vụ phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp để ngánh bớt công việc cho kế toán trưởng. Có như thế công việc của kế toán mới đảm bảo đúng thời gian, nâng cao hiệu quả công việc.

Thứ hai Việc chấp hành chế độ kế toán mới ở doanh nghiệp còn chậm

chễ. Trong khi 10 chuẩn mực kế toán đã ban hành và đều có thông tư hướng dẫn cụ thể (thông tư 89/2002 và thông tư 105/2003) nhưng đến nay(2004) công ty vẫn sử dụng các chứng từ, tài khoản kế toán và lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1141/BTC/CĐKT ngày 1/11/1995. Đây là một sự châm chễ của công ty trong việc đưa hệ thống kế toán hoà nhập với hệ thống kế toán mới, nó hạn chế sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận có liên quan.

Thứ ba mặc dù đã vận dụng hình thức nhật ký chứng từ, tạo nhiều mẫu

sổ đơn giản thuận tiện trong công tác ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy nhiên với một số phần hành kế toán không mở hệ thống sổ chi tiết do đó chưa đáp ứng hết được nhu cầu hạch toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích

và kiểm tra của công ty mà các sổ tổng hợp không thể đáp ứng được. Em chỉ xin đơn cử một phần hành tiêu biểu mà kế toán không mở hệ thống sổ chi tiết đó là “ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành” . việc không có hệ thống sổ chi tiết mà chỉ có sổ Cái dẫn tới không đáp ứng được yêu cầu đối chiếu giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết. Để đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và cũng để thuận tiện cho việc quản lý chi phí trong tháng, quý, năm, theo em công ty nên mở hệ thống sổ chi tiết chi phí sản xuất riêng cho từng phân xưởng và theo từng loại sản phẩm để theo dõi và quản lý sát sao hơn. Hệ thống sổ chi tiết nên mở theo các tài khoản 621, 622, 627.

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức hạch toán Kế toán của Công ty Cơ khí ô tô 3/2 (Trang 47 - 61)