NHỮNG TÌM HIỂU CHUNG VỀ ATM

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ppt (Trang 25 - 29)

Hiện nay trên thế giới hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên rất phổ biến và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong khối lượng điều động tài nguyên ký thác tại các ngân hàng. Mỗi chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong khối lượng điều động tài nguyên ký thác tại các ngân hàng. Mỗi hình thức thanh toán đều có công dụng riêng thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch đa dạng phong phú. Việc đưa ra một hình thức thanh toán phù hợp vừa là nhiêm vụ vừa là mục đích kinh doanh và trọng điểm cạnh tranh của các ngân hàng. Cho đến nay Việt Nam đang áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thay vào đó là hình thức thanh toán thông qua thẻ ATM. Gần đây theo đà phát triển của thế giới , việc sử dụng thẻ ATM đã trở nên phổ biến và gần gũi với người dân hơn do những công dụng riêng mà thẻ đem lại. Tốc độ tăng trưởng của thị trường thẻ ATM ngày càng cao, quy mô , số lượng phát hành và sử dụng ngày càng lớn. Tuy nhiên bên cạnh những tiện ích to lớn của việc sử dụng thẻ ATM vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế cần được quan tâm và bên cạnh hiện trạng bùng nổ thẻ vẫn còn tồn tại những vấn đề giới hạn đòi hỏi phải có những giải pháp thích hợp. Vậy ATM là cái gì, có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta hay không, hãy cùng đi tìm hiểu nhé!

1.ATM là gì?

Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (còn được gọi là ATM, viết tắt của

Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.

Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để

thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại v.v. từ máy rút tiền tự động (ATM). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ.

Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch.

Thẻ ghi nợ là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản. Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới hạn tiền mà ngân hàng cho phép.

1. Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của hệ thống ATM

Vào khoảng đầu thế kỉ 20, ở các nước tư bản phương Tây ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ, số lượng khách hàng tăng nhanh trong khi nguồn lực của các ngân hàng có hạn không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng lớn đó, điều đó đã đặt ra một bài toán nan giải cho ngành ngân hàng. Và xuất phát từ nhu cầu đó, những ý tưởng về một giao dịch viên tự động đã ra đời vào khoảng những năm 1900. Đã có nhiều chiếc máy ATM ra đời và ngày càng được hoàn thiện, đã có nhiều người nhận được bằng sáng chế, nhưng trên thế giới vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về người đã phát minh ra chiếc ATM. Hiện có ít nhất 7 người được cho là “cha đẻ” máy ATM, gồm: Si Luther George mjian, John Shepherd-Barron, James Goodfellow, Don Wetzel, John D. White, Jairus Larson và Đỗ Đức Cường. Sự ra đời của máy rút tiền tự động – ATM (Automatic teller machine) được sử dụng rất phổ biến hiện nay có đóng góp rất lớn của một người Việt, Tiến sĩ Đỗ Đức Cường. Nếu Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền trên thế giới vào năm 1939 tại NewYork (Citi Bank), John Shephrd-Barron là người cho ra đời máy rút tiền điện tử đầu tiên (Anh) vào năm 1967. Thì Đỗ Đức Cường, một tiến sĩ người Việt Nam là người đã hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM ra thị trường như hiện nay. Một mốc đánh dấu sự phát triển nhanh chóng của hệ thống ATM là trong năm 1969, Chemical Bank phát động chiến dịch quảng cáo ATM rầm rộ với khẩu ngữ: "Kể từ ngày 2/9, ngân hàng chúng tôi sẽ mở cửa lúc 9 giờ sáng và sẽ không bao giờ đóng cửa nữa", có thể nói là kể từ đó hệ thống ATM mới thực sự phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay có khoảng hơn 1,5 triệu máy ATM hoạt động trên toàn cầu. Cứ mỗi 7 phút sẽ có một máy ATM mới được lắp đặt ở một nơi nào đó trên hành tinh. Số lượng máy ATM trên 1 triệu dân ở Mỹ là 1.250, ở Úc: 800, Trung Quốc: 40... và Việt Nam: 3

Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2011 cả nước đã phát hành được 40 triệu thẻ ATM với khoảng 13000 máy ATM.

2. Các tính năng và tác dụng của hệ thống ATM

Ngoài chức năng cơ bản cho phép khách hàng rút tiền mặt, in sao kê, chuyển khoản, nhiều ngân hàng đã bổ sung thêm dịch vụ bỏ tiền mặt, bỏ ngân phiếu vào tài khoản, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, mua thẻ cào điện thoại di động, bán vé hay các giao dịch điện tử trực tiếp khác cho các máy rút tiền tự động.

Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM (thẻ ghi nợ), khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày. Một ví dụ là các ông chủ có thể trả lương nhân viên qua tài khoản ngân hàng, và người nhận lương có thể lấy tiền mặt từ tài khoản qua các máy thay vì phải giao dịch với nhân viên ngân hàng. Thêm vào đó, máy cũng hạn chế phần nào việc sử dụng tiền mặt trong thanh khoản.

* Vai trò của hệ thống ATM:

- Đối với người sử dụng: Sự xuất hiện của ATM mang đến một dịch vụ tiện lợi, nhanh chóng phục vụ tốt cho nhu cầu giao dịch tiền tệ trong cuộc sống hiện đại khách hàng có nhu cầu sử dụng tiền tệ không cần phải tốn thời gian và công sức để đến ngân hàng và đối mặt với các thủ tục phức tạp tại đó, giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng trong suốt 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Mặt khác việc những chiếc máy ATM của các ngân hàng được đặt trongcác siêu thị sẽ rất tiện lợi cho người dân, có thể không cần phải đem quá nhiều tiền mặt

trong người. Chiếc máy ATM cung cấp các dịch vụ như : rút tiền, gửi tiền, in sao kê, kiểm tra tàikhoản, chuyển tiền, mua vàng,thanh toán tiền điện nước...và ngày càng đa dạng các dịch vụ khác.

- Đối với ngân hàng:Có điều kiện tạo một kênh huy động vốn nhàn rỗi đáng kể trong dân chúng khi màtiền của người dân đều được huy động trong tài khoản ngân hàng. Số tiền này sẽ giúp ngân hàng tăng nguồn vốn hoạt động đồng thời có được nguồn thu vững chắc từ việc cung cấp các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống ATM. Nhờ có hệ thống ATM mà các ngân hàng tiết kiệm được nhiều chi phí giao dịch…

- Đối với nền kinh tế: Việc trả lương thanh toán các khoản qua hệ thống thẻ ATM hạn chế tìnhtrạng trốn thuế của các đơn vị, hộ kinh doanh, không muốn minh bạch nhận tiền thanh toán bằng thẻ, vì như thế sẽ khai báo chi tiết nguồn thu của họ trên sao kê tài khoản tại ngân hàng-Thông qua việc giám sát các hoạt động thanh toán của hệ thống các ngân hàng thương mại ngân hàng trung ương có thể biết được lượng tiền đang lưu thông ,do đó có thể xác định được lượng cung, lượng cầu tiền để từ đó đề ra các chính sách tiền tệ,chính sách tài khóa một các hữu hiệu, giảm thiếu lạm phát, giúp nền kinh tế phát triển bền vững.Việc tự động hóa trong giao dịch sẽ nâng cao chất lượng của hệ thống tài chính quốcgia,từng bước giảm dần thanh toán bằng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho một nền kinh tế hiện đại phát triển và đáp ứng nhu cầu hội nhập trong tương lai của kinh tế Việt Nam.

3. Thực trạng tình hình sử dụng ATM ở Việt Nam

Thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam tăng trưởng khá mạnh. Tuy nhiên, sau gần 20 năm ra đời, thẻ ATM vẫn được dùng chủ yếu để rút tiền mặt. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt hiện tại vẫn còn khá cao - chiếm khoảng 14% (tỷ lệ này ở các nước có nền kinh tế phát triển đều dưới 1 con số), đặc biệt trong khu vực chi tiêu cá nhân, số người sử dụng dịch vụ ngân hàng để thanh toán chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp, lao động ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên công sở có thu nhập cao và ổn định. Nước ta hiện nay có khoảng 42 triệu thẻ các loại trong đó có khoảng 40 triệu thẻ ATM, nhìn vào số đó ta có thể nghĩ là hệ thống ATM của chúng ta đã rất phát triển nhưng thực tế là nước ta có đến hơn 87 triệu dân nghĩa là tỉ lệ dùng thẻ/ người là chưa đến 0.5, trong khi đó con số này ở các nước phát triển vào khoảng 3-4. Chưa hết, con số 42 triệu thẻ chưa phản ánh đúng thực tế lượng người dùng thẻ bởi một lượng không nhỏ số thẻ ATM đã trở thành thẻ “rác” do sau khi phát hành đã không còn được sử dụng.

Theo tính toán của một lãnh đạo Hội Thẻ Việt Nam, số lượng thẻ ATM “rác” hiện có thể lên tới 50%. NH nào có lượng phát hành thẻ cao, khách hàng sử dụng thẻ thường xuyên thì số lượng thẻ “chết” cũng phải khoảng 30%.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, nhiều NH đang xem việc phát hành thẻ như một kênh để quảng bá thương hiệu nên không chú trọng đến hiệu quả sử dụng thẻ, nhất là thẻ ATM. Hơn nữa, đây cũng được xem là một kênh huy động vốn lãi suất thấp (lãi suất không kỳ hạn) của các NH bằng quy định số dư tối thiểu trong mỗi tài khoản là 50.000 – 100.000 đồng. Số dư trong từng tài khoản thường là không lớn nhưng nếu tính chung hàng triệu tài khoản thẻ cộng lại thì số tiền không hề nhỏ. Chính nguồn lợi này đã đẩy các NH liên tục chạy theo số lượng, phát hành thẻ càng nhiều càng tốt, thay vì chú trọng đến chất lượng dịch vụ đi kèm.

Gần đây, 2011 sự cố máy ATM rò điện gây chết người. Điều này gây hoang mang không nhỏ cho người dân. Vì việc rút tiền nên bắt buộc mọi người luôn phải tiếp cận với máy. Và qua kiểm tra tổng quát thì người dân cực kỳ hoang mang cụ thể là Theo tổng hợp của ngành điện, qua kiểm tra khoảng 1.330 phòng đặt máy ATM đã phát hiện hơn 120 phòng bị rò rỉ, có nguy cơ xảy ra tai nạn điện giật cho người rút tiền. Các máy ATM thiếuan toàn này thuộc hầu hết các ngân

hàng trên địa bàn TP.HCM, như: Vietcombank,Vietinbank, Sacombank, Việt Á (VAB), Miền Tây (Western Bank), Á Châu (ACB),Techcombank, BIDV, ANZ... Còn trên địa bàn TP.Hà Nội hiện có 1.128 máy ATM củacác ngân hàng khác nhau. Qua kiểm tra 100% số máy trên, các đội công tác đã phát hiện152 máy không đảm bảo an toàn, gồm cả những máy bị rò điện và máy không có tiếp địa.Bên cạnh những vấn đề trên thì hiện tượng phá máy trộm tiền của là một vấn đề cần phải có biện pháp khắc phục cần thiết điển hình như vụ ở phường 13, quận Tân Bình. Các đối tượng dùng giấy báo che chắn kín buồng ATM và dùng bình hàn gió đá cắt bung tấm trả tiền tự động trên máy ATM, lấy đi 822 triệu đồng.Trong 02 tháng gần đây đã có tới 9 vụ trộm cắp tiền ở máy ATM lên tới 2 tỷ đồng.. Trong những tháng cuối năm 2011 hiện tượng ăn cắp thông tin thẻ đã làm rất nhiều người hoang mang,uy tín của các ngân hàng giảm sút. Vậy một câu hỏi được nhiều người đặt ra là sử dụng ATM có thực sự an toàn?

5. Hạn chế của hệ thống ATM hiện nay

- Tính bảo mật của thẻ chưa được đảm bảo: trong thời gian vừa qua ở Việt Nam nạn ăn cắp thông tin cá nhân bằng các phương tiện công nghệ cao, internet ngày càng gia tăng đang làm đau đầu các ngân hàng. Tuy mới phát triển chưa lâu song có nhiều vụ khiếu kiện về việc mất tiền trong tài khoản thẻ ATM mà “khổ chủ” không biết kêu ai đành phải ngậm đắng chịu thiệt thòi. Một trong những nguyên nhân chính là tính an toàn của dịch vụ thẻ chưa được đảm bảo. Theo dự báo của các chuyên gia, đây chính là cuộc chiến mới của các ngân hàng khi chấp nhận vào cuộc chơi với dịch vụ thẻ.

- Dịch vụ ATM còn yếu: Tuy có nhiều máy ATM được lắp mới nhưng các ngân hàng chưa liên kết với nhau, phát triển lẻ tẻ, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt làm thị trường thẻ Việt Nam phân tán, không những không phát huy được sức mạnh mà còn gây lãng phí nguồn lực rất lớn. Trong khi chức năng chính của thẻ là thanh toán thì phần lớn thẻ ở nước ta được dùng để rút tiền mặt. Tại nhiều trung tâm thương mại dịch vụ lớn vẫn còn thiếu các máy đọc thẻ, gây khó khăn cho những người dùng thẻ. Một bất cập nữa của thẻ là chưa thật sự có nhiều tiện ích, một tiện ích phổ biến nhất là trả lương qua thẻ thì cũng mới chỉ được thực hiện ở các công ty, tập đoàn lớn còn các doanh nghiệp nhỏ thì vẫn trả tiền mặt, còn nữa, mới chỉ có rất ít ngân hàng đưa ra các dịch vụ như thanh toán tiền điện, tiền nước,thanh toán tiền điện thoại…

- Hệ thống ATM thường xuyên bị quá tải: Trong thời gian qua số lượng thẻ phát hành đã tăng nhanh chóng nhưng vẫn còn rất thấp so với tiềm năng của thị trường, vậy mà hệ thống các máy ATM đã có dấu hiệu quá tải. Các ngân hàng gia tăng việc phát hành thẻ nhưng máy ATM được lắp mới tăng không kịp, gây ra tình trạng xếp hàng dài để chờ được rút tiền vào những dịp lễ tết, ở các trung tâm thương mại, ở các trường đại học…Hơn nữa hệ thống ATM của Việt Nam lại thường xuyên gặp trục trặc, làm nản lòng người sử dụng.

Ngoài ra việc phân bổ các máy ATM không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các trung tâm, các điểm giao dịch của ngân hàng, điều đó làm người dân ngại dùng thẻ. 4. Giải pháp cho hệ thống sử dụng thẻ ở việt nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước ta đã gia nhập WTO, đang trên đà hội nhập phát triển thì việc sử dụng thanh toán qua thẻ là điều hết sức cần thiết và cũng là qui luật tất yếu. Nhưng chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, vậy làm thế nào để giải quyết chúng là bài toán khó cho ngành ngân hàng nước ta. Một số giải pháp cần làm ngay:

chưa phát huy được hết sức mạnh của nó. Ngân hàng cần phải gia tăng các dịch vụ tiện ích để thỏa mãn nhu cầu và gia tăng thêm khách hàng.

- Tăng cường mở rộng mạng lưới: các ngân hàng cần phải liên kết với nhau một cách thống nhất, vừa tạo ra sự thuận tiện tối đa cho người tiêu dùng vừa tiết kiệm được chi phí. Cần gia tăng lượng máy ATM và máy POS tại các trung tâm và các khu dân cư.

- Cải tiến công nghệ: hệ thống ATM thường bị quá tải, vì vậy cần phải nâng cấp hệ thống đường truyền hiện đại đáp ứng nhu cầu.

- Đảm bảo quyền lợi cho khách hàng: vì quyền lợi của khách hàng đơn vị cung ứng cần phải hạn

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ppt (Trang 25 - 29)