T : Các khoản thuế
Z : Giá thành
Cb : Chi phí bán ( hoa hồng cho đại lý…)
Ck : Chi phí khác ( chi phí quản lý, thiết kế tour…)
Các khoản nói trên đều được tính bằng % hoặc hệ số nào đó của giá thành. Trong công thức trên αp, αb, αk, αT là hệ số tương ứng của lợi nhuận, chi phí bán, chi phí khác và thuế, tính theo giá thành
Qua kinh nghiệm trong cơ chế cạnh tranh tự do, công ty dẫnhỵbén với hình thức giá cả thị trường, thay đổi kịp thời phù hợp với từng đối tượng khách. Để giá cả hợp lý hơn công ty còn nghiên cứu giá của đối thủ cạnh tranh và có tính mức giá hợp lý nhất.
- Giá theo mùa vụ: Công ty giữ nguyên mức giá theo kế hoạch đã xây dựng trứơc đó, song ngoài mùa du lịch thì công ty có chính sách giảm giá 10 dựng trứơc đó, song ngoài mùa du lịch thì công ty có chính sách giảm giá 10 – 20% so với quy định , mùa hè giảm 5 – 10% cho khách Châu Âu và các đoàn học sinh, sinh viên…
Công ty có chính sách giá ưu đãi đối với đoàn khách đông người, nếu lượng khách càng đông thì giá càng giảm và có sự khuyến mại nếu vào dịp lễ tết, lễ hội…cho khách quen và khách mới.
Các quy định của một chương trình du lịch có mục đích hướng dẫn, giúp đỡ khách hiểu biết thêm về hình thức tổ chức, cách thức đăng ký cũng như nội dung của chương trình du lịch. Phải xây dựng những điều khoản về trách nhiệm của công ty cũng như của khách. Theo thông lệ thì quy định của một chương trình du lịch trọn gói bao gồm những yếu tố sau:
+ Nội dung, mức giá của một chương trình + Những quy định về giấy tờ, visa, hộ chiếu… + Những quy định về vận chuyển
+ Những quy định về đăng ký đặt chỗ, chế độ phạt khi huỷ bỏ, hình thức và thời hạn thanh toán…
+ Trách nhiệm của công ty lữ hành + Trách nhiệm của khách
+ Các trường hợp bất khả kháng…
2.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
Nguồn vốn của công ty không ngừng được tăng lên qua một số năm ,nó đánh dấu sự phát triển của công ty và hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu về nguồn vốn sau:
Bảng 2: Nguồn vốn của Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội
Đơn vị : nghìn đồng
Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm2005
1- Chênh lệch tỷ giá 113.979 154.342 243.634
2- LN chưa phân phối 1.4225.465 1.614.406 2.471.684 3- Quỹ khen thưởng phúc lợi 123.734 89.700 587.960
Bảng 3: Chi phí của Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội qua 3 năm
Đơn vị : nghìn đồng
Stt Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
1 Giá vốn hàng bán 21.984.58 6 35.229.447 41.389.357 1- GVHB Inbound 1.167.667 2.278.742 2.626.147 2- GVHB Outbound 16.297.157 17.634.650 25.253.019 3- GVHB Nội địa 720.617 982.361 1.179.455 4- GVHB Open 3.431.684 4.474.926 3.368.329 5- GVHB chi hộ CN CNTPHCM 369.460 818.744 101.155 6- GVHB chi hộ HN 412.194 143.839 7- GVHB CN TPHCM 8.618.823 6.718.079 2 Chi phí bán hàng 266.786 162.717 142.750 3 Chi phí quản lý DN 1.686.822 2.052.918 1.848.559 4 Chi phí dịch vụ 155.406 193.273 198.934 Tổng chi phí 24.093.60 0 37.638.355 43.579.600
(Số liệu phòng kế toán Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội)
Qua bảng số liệu ta thấy :
Tổng chi phí ngày càng tăng năm 2004 so với 2003 tăng 56,2% ứng với 13.544.755 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 tăng 15,8 % ứng với 5.941245 nghìn đồng. Tổng chi phí qua các năm thì tăng nhưng chi phí phải trả cho dịch vụ thì đã giảm dần như :
+ Chi phí cho quản lý DN năm 2004 so với 2003 tăng 21,4% ứng với 366.096 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 giảm 9,95% ứng với 204.359 nghìn đồng
+ Chi phí bán hàng năm 2004 so với 2003 giảm 39% ứng với 104.069 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 giảm 12,2% ứng với 19.967 nghìn đồng
+ Giá vốn hàng bán năm 2004 so với năm 2003 tăng 60,2 % ứng với 13.244.861 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 tăng 17,5% ứng với 6.159.910 nghìn đồng.
Bảng 4: Doanh thu của Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội qua một số năm
Đơn vị : nghìn đồng
Stt Nội dung Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng doanh thu 24.287.261 38.060.911 44.435.326
1 Doanh thu 24.258.814 38.040.254 44.407.769
1- Doanh thu môi giới 67.546 5.152 5.070
2- Doanh thu xe Huế 1.995.304 1.814.829 2.428.529 3- Doanh thu du lịch 21.971.552 35.952.933 41.698.812 - Inbound 1.398.958 2.679.609 2.939.351 - Outbound 17.367.245 19.081.147 26.946.890 - Nội địa 915.170 1.168.198 1.364.484 - Open 2.300.176 3.006.074 3.406.124 - Chi nhánh Sài Gòn 10.017.900 7.041.995
4-Doanh thu chi Dvụ 223.408 267.337 275.355
2 Doanh thu hoạt động TC 28.447 20.657 27.556
(Số liệu phòng kế toán Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
- Về tổng doanh thu: năm 2004 so với 2003 tăng 56,7% ứng với 13.773.650 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 tăng 16,74 % ứng với 6.374.415 nghìn đồng.
+ Doanh thu hoạt động tài chính năm 2004 so với 2003 tăng 16,4% ứng với 43.929 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 tăng 3% ứng với 8.018 nghìn đồng.
+ Doanh thu môi giới năm 2005 so với 2004 giảm đi 1,6 % ứng với 82 nghìn đồng
+ Doanh thu xe Huế năm 2004 so với 2003 giảm đi 9 % ứng với 180.475 nghìn đồng ; năm 2005 so với 2004 tăng 33,8 % ứng với 613.700 nghìn đồng
+ Doanh thu Du lịch năm 2004 so với 2003 tăng 63% ứng với 13.981.381 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 tăng 15,9% ứng với 5.745.879 nghìn đồng, trong đó:
/ Doanh thu từ Inbound năm 2005 so với 2004 tăng 9,7% ứng với 259.706 nghìn đồng
/ Doanh thu Outbound năm 2005 so với 2004 tăng 41,2% ứng với 7.865.743 nghìn đồng
/ Doanh thu Nội địa năm 2005 so với 2004 tăng 16,8% ứng với 196.286 nghìn đồng
/ Doanh thu Open năm 2005 so với 2004 tăng 13,3% ứng với 400.050 nghìn đồng
/ Doanh thu chi nhánh Sài Gòn năm 2005 so với 2004 giảm 29,7% ứng với 2.975.905 nghìn đồng
Qua các bảng số liệu trên ta thấy:
Tổng chi phí ngày càng tăng năm 2004 so với 2003 tăng 56,2% ứng với 13.544.755 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 tăng 15,8 % ứng với 5.941245.nghìn đồng.
- Về tổng doanh thu : năm 2004 so với 2003 tăng 56,7% ứng với 13.773.650 nghìn đồng; năm 2005 so với 2004 tăng 16,74 % ứng với 6.374.415 nghìn đồng
Ta thấy tốc độ tăng của doanh thu cao hơn chi phí điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, đem lại lợi nhuận lớn cho công ty.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA
CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HÀ NỘI
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH TRONG NHỮNG NĂM QUA HÀNH TRONG NHỮNG NĂM QUA
Trong những năm qua du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển biến khá mạnh mẽ. Mỗi năm có rất nhiều doanh nghiệp lữ hành ra đời, sở dĩ như vậy là do:
- Do tài nguyên du lịch Việt Nam rất phong phú ngày càng được khai thác nhiều hơn, do đường lối mở cửa giao lưu với các nước nên thủ tục vào Việt Nam đã đơn giản đi rất nhiều.
- Do sự phát triển nền kinh tế, nhu cầu mở rộng tầm hiểu biết, giao lưu học hỏi, tìm hiểu văn hoá giữa các nước ngày càng trở nên cấp bách, chính điều đó làm cho nhu cầu của người Việt Nam ra nước ngoài ngày càng tăng.
- Cung du lịch ở giai đoạn ngày nay ngày càng phát triển cả về lượng và chất. Do hiệu quả kinh tế của kinh doanh du lịch nói chung và lữ hành nói riêng là khá cao nên các đơn vị kinh doanh đã đầu tư vốn để kinh doanh lữ hành. Hàng năm có rất nhiều các doanh nghiệp lữ hành ra đời, để tồn tại và phát triển được các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng và đưa ra mức giả hợp lý thoả mãn nhu cầu của khách, thị trường người bán các sản phẩm du lịch như : dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí… ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt. Có thể nói qua về kết quả kinh doanh du lịch trong những năm gần đây.
Thị trường khách du lịch quốc tế: Khu vực Đông Nam Á là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong đó du lịch là ngành đóng
vai trò quan trọng. Đối với Việt Nam năm 2002 chúng ta đón đựơc 2,6 triệu lượt khách quốc tế (tăng 11,6 % năm 2001), năm 2005 đón được 3,5 triệu lượt khách quốc tế, nộp ngân sách đều tăng trưởng cao hơn năm trước là 20- 30 %. Tổng thu nhập xã hội về hoạt động du lịch năm 2005 hơn 40.000 tỷ đồng. Lượng khách có khả năng thanh toán cao chiếm tỷ lệ xấp xỉ 40 % chủ yếu tập trung vào thị trường Nhật, Pháp, Anh, Mỹ và một số nước Châu Âu. Khách chủ yếu đi bằng đường hàng không, đường bộ và biển thì ít nhưng cũng đang có xu hướng tăng nhanh.
Thị trường khách du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài: Nếu như năm 2001 lượng khách nội địa là 12 triệu lượt, thì năm 2005 là 15,5 triệu lượt khách du lịch nội địa. Nhu cầu du lịch ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng tăng lên đặc biệt là đi Thái lan, Trung Quốc…, hàng năm khoảng trên 3 vạn người.
3.2. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI LỮ HÀNH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI
3.2.1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn nhân lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ quốc tế. Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
b) Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 18 - 27 %/ năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau
Năm 2005: khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 3 - 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15-16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD;
Năm 2010: khách quốc tế vào Việt Nam du lịch từ 5,5 - 6 triệu lượt người, tăng 3 lần so với năm 2000, nhịp độ tăng trưởng bình quân 11,4 %/ năm, khách nội địa từ 25 - 26 triệu lượt người, tăng hơn 2 lần so với năm 2000, thu nhập du lịch đạt trên 4 đến 4,5 tỷ USD.( Trích trong Giáo trình Kinh tế du lịch )
3.2.2. Giải pháp
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuyên ngành du lịch, tổ chức tốt việc thực hiện pháp lệnh Du lịch, tạo môi trường pháp lý cho việc quản lý hoạt động du lịch, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển du lịch phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế của cả nước
Đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng trong địa bàn trọng điểm du lịch, phát triển các điểm du lịch có tiềm năng …Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thực hiện chủ trương cổ phần hoá, cho thuê, khoán… doanh nghiệp nhà nứơc.
Cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Kết hợp các hình thức tuyên truyền như hội trợ, hội thảo…và các phương tiện thông tin tuyên truyền khác để xúc tiến du lịch phù hợp với định hướng phát triển thị trường du lịch trong và ngoài nước. Đồng thưòi tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến và quảng bá có hiệu quả.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển du lịch. Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp phát triển kinh tế. Tăng cường hợp tác với các cơ quan trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm tiếp cận với những thành tựu mới…
Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về quản lý môi trường, tài nguyên du lịch …đảm bảo phát triển bền vững các khu du lịch của Việt Nam.
Lồng ghép đào tạo và giáo dục về tài nguyên và môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch; nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện truyền thông.
Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị tốt các điều kiện hội nhập ở mức cao, trước hết là chuẩn bị các điều kiện để khai thác tốt những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cũng như khi Việt Nam gia nhập WTO.
3.3. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY
Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm trước mắt với nhiều cơ hội cũng như thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải đặt ra cho mình những kế hoạch cụ thể và khả thi để doanh nghiệp của mình có thể đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách mở rộng thị trường khách, hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh lữ hành, đào tạo lại đội ngũ cán bộ và xây dựng một tập thể đoàn kết, vững mạnh, đảm bảo đời sống vật chất cho anh chị em để họ có điều kiện hoàn thành tốt công việc được giao.
Công ty đang cố gắng củng cố và phát triển mối quan hệ với các chi nhánh, đại lý và các nhà cung cấp để ngày càng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tuyển chọn những Hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn (Kiến thức về khoa học cần thiết, luôn lạc quan, yêu đời, vui vẻ, hoà đồng, đúng giờ và có tinh thần cầu tiến) và trình độ ngoại ngữ giỏi
Chú trọng nghiên cứu thị trường và áp dụng linh hoạt các chính sách Marketing Mix. Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng cáo thông qua các
hội trợ, triển lãm, đài báo…đặc biệt là thông qua mạng Internet, củng cố và mở rộng thị trường để thu hút khách…
Đa dạng hoá các chương trình du lịch, tập trung khai thác các tuyến, điểm du lịch mới và phát triển các hoạt động trung gian môi giới để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty
Phấn đấu đưa Công ty trở thành đơn vị kinh doanh lớn mạnh nhất trên thị trường du lịch ở Miền Bắc cũng như trong cả nước.
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA HÀ NỘI TOSERCO HÀNH CỦA HÀ NỘI TOSERCO
Để hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và tồn tại, các doanh nghiệp lữ hành nói chung và Công ty Toserco nói riêng cần phải tập trung vào một thực hiện một số giải pháp sau đây:
3.4.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp lữ hành
Bất cứ một đơn vị kinh doanh nào muốn hoạt động có hiệu quả thì phải có bộ máy tổ chức hợp lý, có đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, năng động, có chuyên môn và trung thành. Dựa vào đó sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp về năng lực, chuyên môn của tất cả các thành viên trong công ty. Hiện nay cơ cấu tổ chức của công ty gọn nhẹ, nguồn thông tin dễ đến với người