Các qui luật diễn thế và tái sinh rừng

Một phần của tài liệu ChuongXIV_Quan ly rung ben vung (Trang 49 - 51)

2. Quản lý bền vững rừng tự nhiên

2.2.4. Các qui luật diễn thế và tái sinh rừng

được tiếp cận theo hai phương pháp chính: (i) Từ mô hình sinh trưởng của các cá thể riêng lẻ để tổng hợp thành sinh trưởng của lâm phần. Phương pháp tiếp cận này dựa trên cơ sở các qui luật tương quan giữa các đơn lẻ vừa nói trên.(ii) Tiếp cận tổng thể của hệ thống (lâm phần) như là sự hợp nhất của ba quá trình động trong sinh trưởng lâm phần, đó là: (a) quá trình sinh trưởng (growth); (b) quá trình tỉa thưa tự nhiên (mortality) và (c) quá trình tái sinh của cây con bổ sung vào các cấp kính tính sản lượng (ingrowth). Nhiều mô hình sinh trưởng và sản lượng đã được các tác giả đề xuất theo cả hai hướng tiếp cận này. Tuy nhiên, đối với rừng tự nhiên ở Việt Nam thì đây vẫn còn rất nhiều lỗ trống cần được đầu tư nghiên cứu thêm.

Vai trò của các kiến thức về lượng tăng trưởng của rừng là rất lớn trong việc quản lý rừng bền vững. Chỉ khi chúng ta biết chính xác lượng tăng trưởng của rừng, chúng ta mới tính toán chính xác lượng khai thác cho phép để bảo đảm tính bền vững. Thông tin về sinh trưởng và tái sinh của cây rừng cần được thu thập từ các quan sát lâu dài bằng các ô định vị, bằng việc theo dõi diễn biến tăng trưởng trước và sau khai thác qua các ô định vị hoặc các phương pháp điều tra khác. Đây là một công việc đòi hỏi không những kiến thức chuyên môn mà còn đòi hỏi nhiều tiền và thời gian. Đó cũng chính là những hạn chế của kiến thức trong lĩnh vực này.

Các nghiên cứu của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Viện Điều tra qui hoạch rừng đều cho thấy tăng trưởng của các loài cây mục đích trong rừng tự nhiên ở mức trung bình và chậm18. Có thể tạm phân thành 4 cấp tăng trưởng đường kính như sau:

- Tăng trưởng rất chậm: <0,3 cm/năm - Tăng trưởng chậm: 0,3-0,5 cm/năm - Tăng trưởng trung bình: 0,6-0,8 cm/năm - Tăng trưởng nhanh: > 0,8 cm.

Theo phân cấp này thì cây vạng thuộc nhóm sinh trưởng nhanh; các loài re, giổi ở Tây Nguyên và Khu 4 (cũ) có tăng trưởng trung bình; các loài gụ, huỷnh ở Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh sinh trưởng chậm. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương và Vũ Đình Phương cũng đều có nhận xét chung là tăng trưởng rừng tự nhiên ở Việt nam rất

chậm, khoảng 2-4

m3/ha/năm.

2.2.4. Các qui luật diễn thế và tái sinh rừng rừng

Quá trình tái sinh và diễn thế của rừng tự nhiên là những vấn đề hết sức quan trọng trong nghiên cứu sinh thái rừng nhiệt đới. Mỗi sự phá hoại rừng nguyên sinh đều dẫn đến quá trình diễn thế theo xu hướng trở lại trạng thái ban đầu. Sự thay đổi như vậy thường được gọi là quá trình diễn thế thứ sinh. Theo Thái Văn Trừng (1970)19 thì có thể phân ra

hai loạt trong quá trình diễn thế thứ sinh: (i) trên đất rừng nguyên trạng và (ii) trên đất rừng thoái hóa. Trên đất rừng nguyên trạng, nếu thảm thực vật chỉ bị phá hoại một lần thì các kiểu thảm thực vật sẽ phục hồi gần giống như các quần thể nguyên hay thứ sinh tự nhiên ở một số khu vực nhất định. Nếu bị tác động nhiều 49

lần trong quá trình diễn thế thứ sinh thì tuỳ loại hình quần thụ nhưng thường là không biến đổi mấy về hình dạng, còn về cấu trúc sẽ đơn giản hơn và thành phần cây tái sinh gồm chủ yếu là những loài cây tiên phong tạm cư hay tiên phong định cư và có rất ít loài định vị nên không thể đạt độ ưu thế tương đối của rừng nguyên sinh. Trên loại đất rừng thoái hóa, môi trường đã biến đổi, nhiều khi thảm thực vật rừng không phục hồi nguyên trạng được nên sẽ phát sinh những kiểu thảm thực vật ở bậc thấp hơn kiểu khí hậu, hay kiểu khí hậu thổ nhưỡng. Đây là loại

18

Đỗ Đình Sâm và cộng sự, 2001: sách đã dẫn

19 Thái Văn Trừng, 1970: sách đã dẫn.

diễn thế đi xuống, muốn rừng trở lại nguyên trạng thì phải chờ thời gian dài để cải thiện chất lượng về mặt thổ nhưỡng.

Tái sinh tự nhiên là quá trình chủ yếu để phục hồi rừng qua các pha diễn thế. Có hai cách tái sinh tự nhiên: (i) Cách tái sinh liên tục dưới tán kín rậm của những loài chịu bóng thường thưa thớt và yếu ớt vì thiếu ánh sáng nên chỉ có một số ít cây thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm, ức chế kéo dài để chờ cơ hội vươn lên tầng cao có đủ nhu cầu về sinh thái; (ii) Cách tái sinh theo vệt để hàn gắn những lổ trống trong tán rừng do cây già đổ rụi hay gió bão làm đổ gãy. Trên lỗ trống , trước hết mọc lên các loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh. Dưới tán của các cây tiên phong, các loài cây định vị trong thành phần quần thụ cũ thường đòi hỏi che bóng trong 1-2 năm đầu sẽ mọc sau và dần dần vươn lên thay thế những loài tiên phong tạm thời có tuổi thọ ngắn.

Nghiên cứu tái sinh 9 loài cây gỗ có giá trị kinh tế (táu mật, giẻ, re, lim xanh, cà ổi, sến, xoay, vàng tâm, giổi) trên các trạng thái rừng khác nhau so với rừng giàu chưa bị tác động, nhận thấy số lượng cây tái sinh giảm rõ rệt20: Ở rừng nguyên sinh, tổng số cây tái sinh mục đích đạt 2594 cây/ha, trong khi đó ở rừng IIIA2 số lượng giảm xuống còn 1481

cây/ha, ở rừng IIIA1 chỉ còn là 750 cây/ha; trong đó có một số loài hầu như rất ít gặp như lim xanh, re, vàng tâm, xoay, sến. Tỷ lệ % so với tổng số các loài cây tái sinh

Một phần của tài liệu ChuongXIV_Quan ly rung ben vung (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w