ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu QHHTVTTDDienBien (Trang 53 - 55)

1. Tác động đến môi trường kinh tế

Trong những năm qua ngành Viễn thông trên địa bàn tỉnh đã phát triển khá mạnh: mạng lưới phát triển tương đối rộng khắp, đa dạng hóa loại hình dịch vụ với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức cá nhân.

Viễn thông hiện đang có tác động rất lớn tới môi trường kinh tế của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Viễn thông đã có những đóng góp quan trọng tới sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần thiết thực thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh phát triển, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, nâng cao dân trí và đời sống xã hội…

Viễn thông phát triển mạnh và có tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng đối với sự phát triển của các ngành kinh tế khác:

- Thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ.

- Thúc đẩy phát triển nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nâng cao dân trí, giải quyết việc làm, đảm bảo an ninh quốc phòng…

- Tạo tiền đề cho việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh.

2. Tác động đến môi trường xã hội

Viễn thông có tác động ngày càng lớn tới môi trường xã hội: góp phần đưa thông tin đến mọi vùng miền trên địa bàn tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nâng cao dân trí đặc biệt là khu vực nông thôn.

Viễn thông đang được khai thác và sử dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch, giáo dục, lao động, tìm kiếm việc làm...Thông tin dịch vụ du lịch, tìm kiếm việc làm ngày càng đến được nhiều người dân hơn thông qua các ứng dụng dựa trên hạ tầng mạng lưới Viễn thông.

Viễn thông cung cấp hạ tầng làm nền tảng cho các dịch vụ ứng dụng Công nghệ thông tin: thương mại điện tử, đào tạo từ xa, chăm sóc sức khỏe từ xa, mua bán hàng qua mạng…Viễn thông làm thay đổi đáng kể cách học tập, làm việc, giải trí của người dân.

3. Tác động đến môi trường sống

Viễn thông là một ngành dịch vụ, sản xuất không sử dụng đến các tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhiên liệu có tính chất tài nguyên ngoài việc sử dụng tài nguyên đất nhằm mục đích phát triển hệ thống hạ tầng (các tuyến cáp và hệ thống nhà trạm, cột anten). Tuy nhiên diện tích đất dùng cho việc phát triển các hạng mục này cũng khá nhỏ.

Thị trường Viễn thông trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua phát triển khá mạnh, có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường. Do có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường nhưng mỗi doanh nghiệp lại xây dựng một hạ tầng mạng riêng, sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, dẫn tới một số bất cập trong xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới, ảnh hưởng tới mỹ quan và cảnh quan đô thị. Giải pháp ngầm hóa mạng ngoại vi, sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng viễn thông (mạng ngoại vi, mạng thông tin di động…) trong quy hoạch nhằm khắc phục vấn đề này trong thời gian tới.

Trong lĩnh vực Viễn thông, tất cả các thiết bị dùng để xây dựng, lắp đặt, cung cấp dịch vụ viễn thông đều phải tuân theo các tiêu chuẩn bắt buộc về chất lượng thiết bị đã được công bố, tuân theo các tiêu chuẩn ngành về viễn thông tại Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Trong quy hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông, tính toán lựa chọn các vị trí xây dựng hạ tầng hợp lý, phù hợp, đảm bảo cảnh quan kiến trúc, đảm bảo môi trường sống.

Một phần của tài liệu QHHTVTTDDienBien (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w