Kế toán cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Kế toán trong Ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín (Trang 53 - 58)

Kế toán cho vay là công việc ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi d Nợ thuộc nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tín dụng đạt kết quả cao và bảo vệ an toàn tài sản của Ngân hàng.

Trong toàn bộ nghiệp vụ thì nghiệp vụ kế toán cho vay có vị trí quan trọng vì nó quản lý một bộ phận TS rất lớn của mỗi Ngân hàng, đó là toàn bộ số vốn của Ngân hàng cho khách hàng vay.

- Chứng từ dùng trong kế toán Ngân hàng đợc chia làm 2 loại là chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.

+ Chứng từ gốc: Giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng và một số giấy tờ khác nh giấy gia hạn nợ...

+ Chứng từ ghi sổ: giấy nhận nợ, sổ... - Tài khoản dùng trong kế toán cho vay: + Tài khoản cho vay ngắn hạn

+ Tài khoản cho vay dài hạn + Tài khoản cho vay cầm cố

+ Tài khoản cho vay phục vụ đời sống. Hạch toán:

Nợ TK cho vay Có TK thích hợp

Do tính chất phức tạp của nghiệp vụ tín dụng và đòi hỏi tính pháp lý nên việc cho vay đối với khách hàng phải tuân thủ theo những quy định chung để đảm

bảo an toàn tài sản, tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thờng Tín kế toán cho vay + thu nợ + chuyển nợ quá hạn đợc xử lý trình tự qua các bớc sau:

1. Kế toán cho vay

a. Kiểm soát và xử lý chứng từ

Thanh toán viên giữ TK cho vay của ngời vay tiếp nhận các chứng từ bộ phận tín dụng chuyển sang nh Giấy đề nghị vay vốn, Hợp đồng tín dụng, Giấy nhận nợ ... tiến hành kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, trả lại ngời vay mỗi thứ một bản, các bản còn lại lu trong tủ hồ sơ vay vốn cùng các chứng từ khác. Thanh toán viên giữ TK của ngời vay trực tiếp bảo quản hồ sơ cho vay trong tủ lu.

Trờng hợp khoản vay chỉ giải ngân có một lần thì giấy nhận nợ lập một hợp lần cùng với Hợp đồng tín dụng, nếu khoản vay giải ngân làm nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền ngời vay phải làm giấy nhận nợ từng lần.

b. Giải ngân và theo dõi kỳ hạn nợ

Sau khi hoàn thành thủ tục giấy tờ vay vốn và đợc CBTD xem xét. Giám đốc Ngân hàng duyệt cho vay, ngời vay lập chứng từ kế toán để nhận tiền vay.

Khi nhận đợc chứng từ kế toán giải ngân, thanh toán viên kiểm soát một cách kỹ càng các yếu tố đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ vì đây là chứng từ có tính pháp lý về tài khoản tiền vay và ngời vay chính thức nhận nợ với Ngân hàng.

- Hình thức giải ngân bằng tiền mặt, kế toán hạch toán Nợ TK Cho vay

Có TK Tiền mặt

- Hình thức giải ngân bằng TKTG, TKCV, UNC chuyển tiền... Nợ TK Cho vay

Có TK Thích hợp (TG, UNC chuyển tiền...) Ví dụ thực tế:

Ông Trần Mạnh Thắng đến ngân hàng xin vay ngắn hạn, ông xin giải ngân bằng tiền mặt, số tiền 60.000.000đ.

Kế toán kiểm tra, kiểm soát, giải ngân và hạch toán nh sau: Nợ TK 211106 60.000.000 đ

Có TK101101.01 60.000.000 đ

- VD2: Cho vay trung hạn, giải ngân bằng UNC chuyển tiền:

Anh Nguyễn Việt Đoàn đến ngân hàng xin vay số tiền là 3.000.000đ. Anh đề nghị ngân hàng giải ngân bằng UNC chuyển tiền đến NHNo Hà Tây. Có TK 421101.03

Kế toán kiểm tra, kiểm soát, giải ngân và hạch toán: BT1: Nợ TK 211106 3.000.000đ

Có TK 519121.2943 3.000.000đ

2. Kế toán thu nợ

Kế toán thu nợ đợc áp dụng 2 hình thức sau:

+ Thu nợ một lần theo kỳ hạn nợ: áp dụng thu nợ cho vay từng lần

+ Thu nợ theo kế hoạch (định kỳ): áp dung thu nợ cho vay theo hạn mức, cho vay phục vụ đời sống.

Cụ thể từng hình thức thu nh sau:

a. Thu nợ một lần theo kỳ hạn nợ.

Đến kỳ hạn nợ ngời vay chủ động mang tiền tới ngân hàng trả nợ, nếu khách hàng có TK tại Ngân hàng kế toán chủ động thu nợ bằng hình thức chuyển khoản.

+ Kế toán thu nợ bằng tiền mặt:

Khách hàng mang sổ và tiền đến Ngân hàng, kế toán lấy sổ lu thu cho khách hàng, kế toán hạch toán ghi sổ và có trách nhiệm thu đủ, thu đúng. Sau đó chuyển cho thủ quỹ thu tiền, thủ quỹ yêu cầu khách hàng lập "Bảng kê", rồi tiến hành thu theo theo chứng từ kế toán lập.

Kế toán hạch toán: Nợ TK Tiền mặt Có TK Cho vay

Hình thức thu nợ bằng tiền mặt này đợc áp dụng chủ yếu tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thờng Tín, khi thu nợ nếu phát hiện tiền giả thủ quỹ có trách nhiệm lập biên bản và thu hồi ngay.

+ Kế toán thu nợ bằng chuyển khoản:

Ngời vay lập UNC chuyển tiền đa cho kế toán viên, căn cứ vào khách hàng có TK đến gửi tại NH. Khi đến trả, khách hàng lập UNC chuyển cho kế toán. Kế toán kiểm soát số d tiền gửi của kahchs hàng, chữ ký mẫu.

Kế toán hạch toán: Nợ TK tiền gửi Có TK cho vay

+ Nếu khách hàng có TK nhập ngoại bảng thì phải xuất ngoại bảng cho khách hàng (TK 994).

b. Kế toán thu nợ theo kế hoạch

Đặc điểm của thu nợ này là số tiền thu nợ đợc rải đều trong kỳ kế hoạch trả nợ (tháng hay quý) ghi trên hợp đồng tín dụng. Nh vậy khách hàng phải trả nợ theo đúng kỳ trả nợ.

Tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thờng Tín hình thức thu nợ này áp dụng cho khách hàng vay ngắn hạn, dài hạn, vay phục vụ đời sống...

Nếu khách hàng không có TKTG tại Ngân hàng thì thu nợ bằng tiền mặt, cóTKTG tại Ngân hàng thì cũng thu bằng hình thức chuyển khoản.

Ví dụ thực tế:

- Thu nợ bằng tiền mặt:

Phân kỳ trả nợ của Bà Hoài nh sau:

Kỳ I: Từ tháng 1 đến tháng 12: 100.000.000đ Kỳ II: Từ tháng 12 đến tháng 24: 100.000.000đ

Nợ TK 101101.01 100.000.000đ Có TK 212101 100.000.000đ - Thu nợ bằng chuyển khoản:

Công ty CP lu ly (có TK tại NH) có phân kỳ trả nợ nh sau: Kỳ I: Tháng 1 đến tháng 12: 50.000.000đ

Kỳ II: Tháng 12 đến tháng 24: 50.000.000đ Theo định kỳ Công ty phải trả nợ ngân hàng kỳ I.

Kế toán nhận đợc lệnh thu nợ của cán bộ tín dụng, kiểm tra số d TK nếu số d đủ trả nợ thì kế toán tiến hành thu nợ bằng chuyển khoản, nếu số d không đủ trả nợ thì báo cho cán bộ tín dụng phối hợp thu nợ.

Hạch toán:

Nợ TK 421101/công ty CP Lu Ly 50.000.000đ Có TK 212101/công ty CP Lu Ly 50.000.000đ

3. Chuyển nợ quá hạn

Đến hạn trả nợ ngời vay không có khả năng trả nợ và cũng không đợc Ngân hàng gia thêm hạn, hoặc ngời vay không hoàn thành kế hoạch trả nợ trong kỳ, đối với cho vay hạn mức thì ngay ngày hôm sau kế toán lập phiếu chuyển khoản sang TK Nợ quá hạn đến 180 ngày.

Hạch toán: Nợ TK NQH đến 180 ngày Có TK Cho vay

Khi đã chuyển sang NQH đến 180 ngày, CBTD Ngân hàng phải bàn bạc với ngời vay để tìm mọi biện pháp có tiền trả nợ Ngân hàng.

Trờng hợp sau 180 ngày ngời vay không có khả năng trả nợ thì kế toán lập phiếu chuyển khoản sang TK NQH đến 360 ngày và báo cho khách hàng biết.

Hạch toán: Nợ TK NQH từ 181 ngày đến 360 ngày Có TK NQH đến 180 ngày

Nếu đã chuyển sang NQH từ 181 đến 360 ngày, khi có quyết định của Giám đốc chuyển sang Nợ khó đòi, kế toán hạch toán:

Có TK NQH từ 181 ngày đến 360 ngày

Đối với hồ sơ các hộ NQH và Nợ khó đòi đợc lu riêng trong tủ hồ sơ quá hạn của ngời vay.

4. Kế toán thu lãi cho vay

Lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng, kế toán có trách nhiệm theo dõi sát sao để thu lãi của Ngân hàng kịp thời, đầy đủ chính xác. Hiện nay hình thức thu lãi tích số là phổ biến.

Hiện nay tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thờng Tín phơng pháp thu lãi đợc áp dụng bằng phơng pháp thu lãi tích số là chính.

Cách tính lãi:

Lãi trong hạn = Tổng d nợ * Số ngày * Lãi suất 30

Lãi quá hạn = Tổng d nợ * Số ngày * Lãi phạt 30

- Phơng pháp hạch toán + Khách hàng nộp tiền mặt

Nợ TK Tiền mặt

Có TK thu nhập (thu lãi) của khách hàng + Khách hàng trả lãi từ TKTG

Nợ TK tiền gửi của ngời vay

Có TK thu nhập (thu lãi) của khách hàng

Hiện nay ở ngân hàng việc thu lãi đợc kiểm tra và hạch toán toàn bộ trên máy tính.

Ví dụ thực tế:

Ông Hng trả lãi ngân hàng tháng 8, số tiền gốc 50.000.000đ lãi suất 1,15%. Hạch toán: Nợ TK 101101.01 575000đ

Có TK 702001 575000đ

Một phần của tài liệu Nghiệp vụ Kế toán trong Ngân hàng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w