- Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phơng pháp trực tiếp phải nộp
2. Hạch toán tiền lơng nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Công ty không thực hiện trích trớc tiền lơng nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất. Khi khoản chi phí này thực tế phát sinh, Công ty hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất. Điều này làm cho giá thành sản phẩm tăng khi công nhân nghỉ phép nhiều số lợng sản xuất ít. Theo em, Công ty nên trích trớc tiền lơng nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất theo tỷ lệ nhất định của lơng cơ bản nhằm tạo nguồn để bù đắp tiền lơng nghỉ phép thực tế phát sinh. Công ty thực hiện việc trích trớc này không những làm cho giá thành sản phẩm ổn định mà còn làm cho Công ty chủ động nguồn bù đắp.
3.Hạch toán chi phí năng lợng.
Đây là khoản chi phí về hơi nóng khí nén do xí nghiệp năng lợng cung cấp. Hiện nay đồng hồ đo hơi nóng khí nén của mỗi xí nghiệp sản xuất chính quá cũ không thể sử dụng đợc, nên kế toán không biết đợc số kg hơi nóng, số m3 khí nén thực tế sử dụng ở mỗi xí nghiệp, mà chỉ biết đợc tổng số. Do đó chi phí hơi nóng và khí nén không tính đợc trực tiếp cho từng xí nghiệp sử dụng mà tập hợp cho toàn bộ các xí nghiệp, rồi tiến hành phân bổ cho tất cả các sản phẩm. Sau đó mới tổng hợp cho từng xí nghiệp bằng cách cộng chi phí hơi nóng khí nén của mỗi sản phẩm ở mỗi xí nghiệp vào. Cách tập hợp này không chính xác, không khuyến khích việc sử dụng tiết kiệm năng lợng, bởi vì mức độ sử dụng năng lợng ở các xí nghiệp là khác nhau.
Để khắc phục hạn chế này, theo em công ty nên trang bị đồng hồ đo hơi nóng, khí nén cho từng xí nghiệp nhằm xác định chính xác chi phí hơi nóng khí nén từng xí nghiệp. Sau đó cũng phân bổ cho từng sản phẩm theo sản lợng sản xuất và đơn giá kế hoạch về chi phí hơi nóng khí nén của mỗi sản phẩm.
4.Phơng pháp hạch toán chi phí bán thành phẩm.
ở Công ty, chi phí bán thành phẩm đợc hạch toán trên TK 152.1, thực chất Công ty đã đồng nhất giữa chi phí bán thành phẩm và giá trị nguyên vật liệu dùng cho việc chế tạo bán thành phẩm. Song vì tổng chi phí bán thành phẩm chỉ bao gồm nguyên vật liệu sản xuất ra bán thành phẩm đó nên xét về mặt giá trị thì việc đồng nhất trên không ảnh hởng đến kết quả tính toán. Tuy nhiên, nó lại làm cho phơng pháp hạch toán trở nên phức tạp và chồng chéo. Sự chồng chéo đó thể hiện ở chỗ chi phí bán thành phẩm vừa đơc hạch toán trên TK 152.1, vừa hạch toán trên TK 621.2( chi phí vật liệu chính), TK621.3(chi phí vật liệu phụ). Cuối kỳ cả chi phí bán thành phẩm sử dụng trong kỳ ( TK 152.1) và chi phí nguyên vật liệu chính, phụ ( TK 621.2, TK621.3) đều đợc kết chuyển sang bên Nợ TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Vì thế để không bị tính hai lần chi phí bán thành phẩm luyện mới trong kỳ kế toán ghi giảm chi phí bằng cách ghi:
Nợ TK 152.1
Có TK 154
Để khắc phục hạn chế nêu trên, thay vì hạch toán chi phí bán thành phẩm trên TK 1521- bán thành phẩm, Công ty nên hạch toán chi phí này trên TK 154 bán thành phẩm.
Ngoài việc chỉ hạch toán chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho chế tạo bán thành phẩm, Công ty nên hạch toán cả chi phí nhân công và chi phí chung dùng cho việc sản xuất bán thành phẩm vào bên nợ TK 154- bán thành phẩm.
Và nh vậy, khi chuyển sang giai đoạn sản xuất thành phẩm kế toán ghi: Nợ TK 154 TP: giá trị bán thành phẩm dùng cho chế tạo TP
Còn nếu bán thành phẩm xuất cho các xí nghiệp nội bộ thì ghi: Nợ TK 632
Có TK 154 BTP
Toàn bộ quy trình hạch toán chi phí bán thành phẩm sẽ đợc ghi vào bảng kê số 4 - TK 154 BTP mở cho từng xí nghiệp, chi tiết cho từng nhóm sản phẩm để tiện theo dõi.