Nội dung hoạt động đầu tư của Hanoi Toserco giai đoạn

Một phần của tài liệu Đầu tư với việc phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Công ty Hanoi Toserco giai đoạn 2000 - 2005 (Trang 25 - 30)

II. Thực trạng hoạt động đầu tư của công ty Hanoi Toserco

3. Trọng tâm hoạt động của Hanoi Toserco trong những năm gần đây

4.2. Nội dung hoạt động đầu tư của Hanoi Toserco giai đoạn

a)Đầu tư vào cơ sở vật chất (không kể các dự án liên doanh):

Trong giai đoạn 2000-2005, công ty đã tiến hành đầu tư cho việc cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng:

Cụ thể như sau:

- Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mới tại đường Kim Mã: 2.1 tỷ đồng bắt đầu từ năm 2002 và hoàn tất trong tháng 3 năm 2006.

- Đầu tư phát triển hệ thống các chi nhánh tại miền Nam và miền Trung: đến nay công ty đã chi hơn 5 tỷ đồng cho việc cải tạo, mở rộng các chi nhánh của công ty tại miền Trung và miền Nam.

- Đầu tư phát triển đội xe riêng của công ty phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch: giai đoạn 2000-2005, hàng năm, công ty đã chi hơn 4,5 tỷ đồng cho việc nâng cấp, mua thêm xe mới cho đội xe của công ty để có thể chủ động trong quá trình vận chuyển khách.

- Đầu tư cho việc đổi mới các trang thiết bị văn phòng: giai đoạn 2000- 2005, công ty đã chi 1.52 tỷ đồng cho đầu tư nâng cấp và mua mới các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho quá trình tăng năng suất lao động đối với công tác quản lý hành chính và tăng cường mối liên hệ với khách hàng. Đặc biệt đầu năm 2003, công ty đã đầu tư cho việc xây dựng website riêng trên mạng Internet nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá, tiếp thị trên mạng.

b)Đầu tư cho phát triển thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ:

Về đầu tư phát triển thương hiệu, mặc dù thương hiệu của công ty đã được khẳng định trên thị trường, song việc đầu tư cho thương hiệu vẫn luôn được công ty tiến hành đều đặn, hàng năm, công ty vẫn giành một nguồn ngân quỹ khoảng 145 triệu đồng cho việc quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet. Đặc biệt trong năm 2005, công ty đã tham gia hội chợ quốc tế về du lịch tại Berlin (Đức), đây là một cơ hội lớn đối với việc nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Đầu tư cho việc tham gia hội chợ này đã chiếm một khoản tiền không nhỏ đối với công ty, nhưng từ sau khi tham gia hội chợ trở về, số lượng khách hàng từ Đức đến với công ty tăng lên đáng kể, trong năm 2004, công ty chỉ đón 35 khách đến từ Đức thì từ sau khi hội chợ, số lượng khách Đức đã tăng lên 119 người, và có xu hướng tiếp tục tăng cao.

Về đầu tư cho đổi mới công nghệ, giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn ngành công nghệ thông tin ở nước ta có bước phát triển vượt bậc thúc đẩy quá trình hội nhập với quốc tế. Chính vì vậy, đây trở thành giai đoạn công ty đầu tư nhiều nhất cho việc đổi mới công nghệ trong nội bộ. Chỉ riêng giai đoạn này, công ty đã sử dụng nguồn vốn lên tới gần một tỷ đồng cho việc đổi mới các trang thiết bị công nghệ như máy vi tính, phần mềm,....

Đầu tư nghiên cứu phát triển tour du lịch mới và các dịch vụ du lịch mới: nguồn vốn phục vụ cho công tác này chiếm tới 15% tổng nguồn vốn giành cho đầu tư phát triển của công ty. Trong 5 năm gần đây, hàng năm, công ty đưa ra trung bình từ 10-15 tour du lịch mới lạ thu hút được đông đảo khách du lịch tham gia.

c) Đầu tư cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Công ty luôn coi nhân viên là trung tâm của công ty, là nhân tố quyết định tới chất lượng của loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch nên việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức. Cùng với sự mở rộng về quy

mô, số nhân viên trong công ty, nguồn quỹ đầu tư giành cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực của công ty cũng không ngừng tăng trong những năm gần đây:

Trong đó, giành cho công tác tuyển dụng và đào tạo lại ban đầu chỉ chiếm 20%, còn lại là giành cho công tác nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ sẵn có, chủ yếu giành cho hoạt động cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm ở nước ngoài. Sau khi kết thúc quá trình học tập, những cán bộ được cử đi đào tạo sẽ tham gia vào các buổi đánh giá quá trình đào tạo tại nước ngoài, truyền đạt lại kinh nghiệm đã học hỏi được cho những người đồng nghiệp trong công ty. Ngoài ra, công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên đi học hỏi thêm các kiến thức phục vụ cho quá trình làm việc như tham gia vào các lớp học thêm ngoại ngữ, vi tính... để nâng cao trình độ và chất lượng công việc.

Ngoài việc trả theo lương cơ bản được quy định theo các văn bản của Nhà nước, để kịp thời động viên và giữ chân được nguồn cán bộ trẻ tài năng của công ty, hàng tháng, công ty có chính sách thưởng theo doanh thu, điều này đã khuyến khích nhân viên trong công ty hăng hái làm việc.

Nguồn vốn huy động cho hoạt động liên doanh với nước ngoài như sau: 10% là nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, 90% là nguồn vốn đi vay thương mại. Trong giai đoạn 2000-2005, công ty tham gia 4 hoạt động liên doanh sau:

- Liên doanh xây dựng khách sạn SAS tại Hà Nội với tập đoàn Bắc Âu (Thụy Điển) với tổng số vốn đầu tư 50 triệu đôla, thời hạn hoạt động là 40 năm. Hiện nay, khách sạn đang trong giai đoạn hình thành và đưa vào khai thác.

- Liên doanh khách sạn Hà Nội với Hồng Kông, tổng số vốn đầu tư 40,5 triệu đô la, thời gian hoạt động 40 năm. Đây là một dự án đến nay được coi là thành công đối với công ty. Dự án đã đi vào hoạt động được 10 năm, lãi hàng năm lên tới 4 triệu đôla, và được coi là một trong những khách sạn hàng đầu tại Hà Nội.

- Liên doanh khách sạn Horison (Hà Nội) với Inđônêxia, tổng số vốn đầu tư 80 triệu đô. Dự án này đã bắt đầu đi vào hoạt động và vẫn đang trong quá trình thu hồi vốn. Khách sạn Horison là một trong tám khách sạn được xếp hạng năm sao tại Hà Nội

- Liên doanh Mainfield Toserco, đây là dự án liên doanh với một công ty của Malaysia trong lĩnh vực phương tiện vận chuyển khách du lịch. Dự án có số vốn đầu tư 2 triệu đô, có quy mô 20 xe du lịch từ 20 đến 45 chỗ ngồi. Dự án này đi vào hoạt động từ năm 2003 và đã kết thúc dự án vào cuối năm 2005. Đây là một dự án liên doanh có quy mô nhỏ hơn các dự án trên, song sau hai năm hoạt động, dự án không đạt được hiệu quả như mong muốn, không có lãi.

Các dự án trên đều có điểm chung về quá trình góp vốn là: trong 10 tháng đầu tiên của quá trình liên doanh, Hà Nội Toserco góp 40% tổng nguồn vốn, phía nước ngoài góp 70%. Trong 10 tháng tiếp theo, tỷ lệ này là 50:50. Trong thời gian còn lại của liên doanh, phía công ty đóng góp 60% số vốn, còn phía nước ngoài chỉ góp 40%. Nguồn vốn của dự án được quản lý theo quy chế quản

lý vốn ngân sách Nhà nước. Sau khi dự án chấm dứt hoạt động cơ sở vật chất xây dựng của quá trình liên doanh sẽ thuộc về Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư với việc phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Công ty Hanoi Toserco giai đoạn 2000 - 2005 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w