Thực trạng hiệu quả kinh doanh chung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch là người Việt Nam đi nước ngoài tại Công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ (Trang 25 - 30)

1. Giới thiệu khái quát về Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ Quá trình hình thành và phát triển

1.3.1. Thực trạng hiệu quả kinh doanh chung

Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh chung của công ty năm 2002 - 2003

Chỉ tiêu 2002 2003 Chênh lệch Tuyệt đối % I. Tổng doanh thu 10 216 8 562 -1 654 83,81 1. Doanh thu khách sạn 6 765 6 854 89 101,32 - Buồng 4 125 5 325 1200 129,1 - Ăn uống 1 800 1 126 -674 62,56 - Dịch vụ bổ sung 840 403 -437 48 2. Doanh thu lữ hành 3 451 1 708 -1743 49,5 - Inbound 1 320 936 -384 70,91 - Outbound 1 401 322 -1079 23 - Nội địa 730 450 -280 61,64 II. Tổng chi phí 8 970 7 794 -1 176 86,9

1. Chí phí sản xuất kinh doanh 6 543 5 650 - 893 86,4

2. BHYTXH, chế độ ≠ 196 272 76 138,78

3. Chi phí tiền lơng 1 381 1 652 271 119,6

4. Chi phí khác 850 220 -630 25

III. Nộp ngân sách 1 246 1 208 -38 97

1. Thuế VAT và thuế đất 356 525 169 147,5

2. Nghĩa vụ nộp NS Đảng 890 683 -207 76,7 3. Thuế thu nhập DN 0 0 0 0 IV. Thu nhập bình quân/ngời/ tháng 0,625 0,718 0,066 110 V. Vốn kinh doanh 68 186 69 012 826 101,2 1. Vốn cố định 67 838 68 621 783 101,15 2. Vốn lu động 348 391 43 112

Nguồn: Báo cáo của công ty

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Tổng doanh thu năm 2003 so với năm 2002 giảm 1 654 triệu đồng tức là chỉ đạt 83,81% so với doanh thu năm 2002. Điều này cho thấy năm 2003 hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Du lịch dịch vụ Tây Hồ đã sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2003 ngành du lịch Viêt Nam nói chung và Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn do những bất ổn về chính trị trên thế giới, khủng bố luôn đe doạ và sự lây lan nhanh chóng của đại dịch SARS mà tâm điểm là các nớc châu á, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là nớc láng giềng Trung Quốc nơi cung cấp một nguồn khách đầy tiềm năng cho du lịch Việt Nam cũng nh Công ty Du lịch dịch vụ Tây Hồ.

Công ty Du lịch dịch vụ Tây Hồ, đợc UBND Thành phố Hà Nội cho phép hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau. Nhng khi xem xét cho thấy tập trung doanh thu chủ yéu từ khách sạn và lữ hành.

* Khách sạn

Qua bảng số liệu cho thấy tổng doanh thu khách sạn năm 2002 đạt 6 765 triệu đồng, sang năm 2003 doanh thu tăng lên 89 triệu đồng so với năm 2002 nguyên nhân là do công ty thu hút đợc nhiều khách từ các cuộc hội nghị, hội thảo làm cho doanh thu khách sạn tăng lên trong đó doanh thu buồng năm 2003 đạt 5 325 triệu tăng so với năm 2002 là 1 200 triệu đồng, doanh thu về ăn uống năm 2003 đạt 1 126 triệu đồng giảm 674 triệu đồng so với năm 2002, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sản phẩm ăn uống của khách sạn Tây Hồ còn đơn điệu, không thay đổi thực đơn, giá lại cao hơn so với các nhà hàng trong thành phố do chiết khấu từ thực đơn của khách chiếm 60 - 64% làm cho số lợng trong khẩu phần ăn của khách không đảm bảo, trong những năm trớc dây khách sạn Tây Hồ đón đợc nhiều khách từ việc tổ chức tiệc đám cới, nhng năm 2003 lại có rất ít đám cới đặt tại khách sạn Tây Hồ. Dịch vụ bổ xung năm 2003 giảm xuống chỉ còn 403 triệu so với năm 2002 giảm đi 437 triệu đồng. Trong những năm qua, dịch vụ bể bơi của khách sạn Tây Hồ đạt hiệu quả doanh thu khá cao nhng lại có tính thời vụ trong dịp hè, còn các dịch vụ bổ sung khác tuy có nhng không khai thác đợc do chất lợng phục vụ quá kém, không phù hợp với nhu cầu của khách, trang thiết bị lại lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh môi trờng.

* Lữ hành

Về hiệu quả kinh doanh lữ hành của Công ty, trong hai năm qua công ty cũng không gặp thuận lợi trong vấn đề kinh doanh lữ hành, doanh thu lữ hành đợc tính trên sự đóng góp của hai đơn vị thành viên của công ty là Trung tâm lữ hành quốc tế và chi nhánh của công ty tại Móng Cái. Năm 2002 doanh thu thuần tuý của lữ hành đạt 3 451 triệu đồng, năm 2003 doanh thu của công ty giảm xuống chỉ còn

1 708 triệu đồng nguyên nhân là do chi nhánh Móng Cái hầu nh không hoạt động đ- ợc do ảnh hởng của nạn dịch SARS, khách Trung Quốc không vào tham quan du lịch.

Tổng chi phí

Trong tổng chi phí của công ty, Khoá luận chỉ tập trung vào 4 chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ chi phí có liên quan đến hiệu quả kinh doanh nói chung.

Vấn đề chi phí sản xuất kinh doanh (tài khoản 631) của toàn công ty năm 2002 là 8 970 triệu đồng, năm 2003 chi phí là 7 794 triệu đồng, nh vậy trong năm 2003 chi phí đã giảm đợc 1 176 triệu đồng tức là bằng 86,9% tổng chi phí của năm 2002, nguyên nhân tổng chi phí giảm là do tác động của doanh thu đặc biệt là doanh thu trong khách sạn giảm, chi phí khách sạn giảm.

Chi phí tiền lơng và bảo hiểm tăng lên nguyên nhân do năm 2003 Nhà nớc có cải tiến chế độ tiền lơng trong doanh nghiệp tăng lên từ 240 lên 320, bên cạnh đó số cán bộ có lơng ở mức cao tăng lên, số cán bộ trẻ chuyển đi nhng lơng khởi điểm của họ thấp không ảnh hởng đến quỹ tiền lơng của doanh nghiệp. Khi tiền lơng tăng thì chi phí bảo hiểm xã hội và y tế tăng lên đó là điều tất yếu vì thu trên phần trăm lơng thu nhập. Qua bảng số liệu trên cho thấy chi phí tiền lơng năm 2003 là 1 652 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 271 triệu đồng.

Chi phí khác ở đây bao gồm nhiều loại gồm: chi phí văn phòng, xăng xe, tiếp khác, Năm 2002 là 850 triệu đồng, chi phí nh vậy so với doanh thu không cao, năm 2003 chi phí còn 220 triệu tức là giảm 630 triệu so với năm 2002, có nghĩa là doanh nghiệp thực hiện vấn đề tiết kiệm trong lúc khó khăn.

Nộp ngân sách của công ty đợc chia ra hai phần: Nộp thuế VAT là phần thuế trị giá gia tăng khấu trừ của công ty đã nộp cho Nhà nớc năm 2002 là 356 triệu, năm 2003 nộp 525 triệu đồng tăng hơn năm 2002 là 169 triệu đồng. Dù doanh thu của công ty giảm nhng thuế đầu ra của công ty giảm nhiều hơn so với thuế đầu vào làm cho chênh lệnh nộp tăng lên. Khoản nộp thứ hai là nộp ngân sách của Đảng, khoản nộp này bao gồm nộp tiền khấu hao tài sản, tài sản của công ty rất lớn 68 186 triệu đồng mà chủ yếu là vốn đầu t cho khách sạn Tây Hồ. Nếu tính theo quy định của tài chính thì hàng năm công ty phải nộp khấu hao tài sản theo quy định là 1 231 triệu đồng. Khoản nộp nữa có liên quan là nộp vốn vay và lãi suất, công ty không có vốn để sản xuất kinh doanh, muốn sản xuất đợc phải vay từ ngân sách Đảng để làm vốn lu động. Nhng trong mấy năm gần đây công ty gặp khó khăn, Ban Tài chính quản trị Trung ơng đã cho giảm các khoản nộp xuống mức thấp nhất là trên 600 triệu đồng. Vì vậy năm 2002 công ty đã nộp cho ngân sách Đảng là 890 triệu đồng, năm 2003 tiếp tục khó khăn nên chỉ nộp tiền vào ngân sách là 683 triệu đồng. Thu nhập của doanh nghiệp hầu nh không có vì hiện nay toàn bộ công ty làm ăn không có hiệu quả, nên thuế thu nhập doanh nghiệp cũng không phải đóng nghĩa vụ cho nhà nớc. Thu nhập bình quân trên tháng của cán bộ công nhân viên đạt mức thấp nhất từ khi kinh doanh đến nay dới mức 1 triệu đồng.

Vốn kinh doanh năm 2003 của công ty tăng lên 69 012 triệu đồng nguyên nhân là công ty đợc Ban Tài chính quản tri Trung ong cho vay tiền xây tiếp 4 biệt thự để cho thuê trong khuôn viên khách sạn Tây Hồ, năm 2003 đã xây xong 1 biệt thự và cho thuê, nay đang tiếp tục hoàn thiện một số biệt thự còn lại. Vốn lu động của công ty không cao chứng tỏ công ty còn dè dặt trong vấn đề sử dụng nguồn vốn để phát triển kinh doanh.

Nhìn chung, hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty Du lịch Dịch vụ Tây Hồ trong hai năm qua cha thực sự đạt kết quả tốt. Điều này thể hiện rõ nhất từ những số liệu về tổng doanh thu và tổng chi phí. Tổng chi phí của công ty trong hai năm 2002 và 2003 đều cao hơn tổng doanh thu, điều này chứng tỏ công ty làm ăn không có lãi thậm chí còn thua lỗ, do vậy tiền nộp ngân sách cũng giảm xuống.

Công ty cần phải có những chiến lợc kinh doanh phù hợp để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch là người Việt Nam đi nước ngoài tại Công ty du lịch và dịch vụ Tây Hồ (Trang 25 - 30)