Đối với người dân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 74 - 79)

II. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG

2.3.Đối với người dân

2. Một số kiến nghị

2.3.Đối với người dân

Cần phải có những quan niệm đúng đắn về hoạt động du lịch, tham gia tích cực với tỉnh trong việc bảo vệ các di sản văn hóa, di tích lịch sử. Không được lợi dụng hoạt động du lịch để kinh doanh các hình thức hoạt động thiếu văn hóa như: Gái mại dâm, cơ bạc…làm ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch của tỉnh. Việc tham gia bán hàng “rong” ở các khu du lịch cần phải chấp hành theo sự chỉ đạo của tỉnh và địa phương, tránh các tình trạng như: sô xát tranh dành khách hàng, tranh dành vị tri bán hàng hay khoanh vùng bán hàng …gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội và cảnh quan du lịch. Bên cạnh đó cần tránh các

hiện tượng như: trộm cắp, cướp dật… đồ dùng của khách du lịch gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của khách du lịch.

Đối với người dân sinh sống ở các khu du lịch mang nặng nét văn hoá cần phải thể hiện được tính văn hóa trong cuộc sống hàng ngày như: trong công việc, trong lối sống làng xóm, kể cả trong cách nói chuyện…mục đích là tạo nên tính tò mò của khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn hóa của vùng du lịch. Bên cạnh đó người dân cũng chính những hướng dẫn viên du lịch khi khách du lịch muốn tìm hiểu về nền văn hóa của làng, xã và của vùng du lịch.

KẾT LUẬN

Hải Dương có trên 1000 di tích được xếp hạng, trong đó có 142 di tích được xếp hạng quốc gia, có di tích được xếp hạng đặc biệt của quốc gia như Côn Sơn – Kiếp Bạc; có những lễ hội truyền thống gắn với các phong tục cổ xưa của nền văn minh lúa nước và các truyền thuyết ly kỳ của các vị anh hùng dân tộc; Hải Dương có nhiều di tích gắn liền với tên tuổi của các vị anh hùng, danh nhân văn hóa như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi, Tuệ Tĩnh… Bên cạnh tài nguyên du lịch nhân văn, Hải Dương

cũng có thắng cảnh, rừng núi hang động, sông hồ kỳ thú được du khách yêu mến như: Côn Sơn – Phượng Hoàng, An Phụ - Kính Chủ, rừng hồ Bến Tắm, Đảo Cò Chi Lăng Nam… Cũng như nhiều vùng quê Bắc Bộ khác, Hải Dương có nhiều làng nghề truyền thống, nổi tiếng trong và ngoài nước.Bên cạnh đó lợi thế khá lớn của du lịch Hải Dương là có mối quan hệ về vị trí địa lý với các trung tâm du lịch lớn của vùng, của cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh…

Là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, Du lịch Hải Dương có bước chuyển biến mạnh về Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Hải Dương ngày càng được tăng cường với nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, chất lượng du lịch được nâng cao, số lượng khách du lịch tới Hải Dương ngày càng nhiều và thu được những kết quả nhất định về kinh tế, song còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chính vì vậy, để du lịch Hải Dương phát triển tường xứng với tiềm năng của nó, tạo được niềm tin và sự hài lòng trong du khách thì cần phải có sự quan tâm rất lớn của nhiều phía: các nhà quản lý du lịch, quản lý kinh tế xã hội, các nhà kinh doanh du lịch và khách du lịch.

Những định hướng, mục tiêu và giải pháp được trình bày trong chuyên đề thực tập này còn chưa thật đầy đủ và cần được sự giúp đỡ bổ sung trong tương lai. Song, những ý kiến đó đã thể hiện một mong muốn đưa Hải Dương từng bước trở thành một điểm đến thức sự hấp dẫn đối với những du khách ham mê du lịch trong và ngoài nước.

Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn các cán bộ trong ban Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ, Th.S. Trần Thu Thuỷ và đặc biệt em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Th.S. Phạm Xuân Hoà đã chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Pháp lệnh du lịch - Số 11/999/DL – UBTVQH 10. Ngày 8/2/99 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

2. Các nghị định 27, 39, 47, 50 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết pháp lệnh du lịch.

3. Các thông tư 01, 02, 03, 04, 05 của Tổng cục du lịch hướng dẫn chi tiết các Nghị định của Chính phủ.

5. Di tích danh thắng Hải Dương – NXB Văn hoá thông tin.

6. www.haiduong.gov.vn

7. Giáo trình kinh tế du lịch – NXB Lao động – Xã hội.

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Tên tôi là: THS.Trần Thu Thủy

Nghiên cứu viên tại Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ - Viện Chiến lược phát triển.

Là cán bộ hướng dẫn thực tập tại Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ cho đợt thực tập của sinh viên Nguyễn Văn Định - Lớp KTPT - K46.

Sau thời gian thực tập tại Ban nghiên cứu và phát triển các ngành dịch vụ của sinh viên Nguyễn Văn Định tôi có nhận xét về sinh viên như sau

 Có tinh thần học hỏi và chịu khó tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Viện Chiến lược phát triển và Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ.

 Chấp hành tốt nội quy do Viện và Ban đề ra. Tham gia nhiệt tình các công tác chung của Viện và Ban.

 Đã hoàn thành xuất sắc Chuyên đề thực tập theo yêu cầu của Viện cũng như của Ban. Trong quá trình thực hiện cũng đã thể hiện được sự sáng tạo.

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2008. Cán bộ hướng dẫn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương đến năm 2020 (Trang 74 - 79)