vấn Việt Nam thực hiện
Kiểm toán BCTC là một trong những hoạt động chính của các Công ty Kiểm toán độc lập nhằm đánh giá tính trung thực và hợp lý trong việc trình bày khoản mục trên BCTC. Thực hiện kiểm toán dựa trên cơ sở là các Chuẩn mực Kế toán, Kiểm toán Quốc tế và Việt Nam. Ngoài ra, được sự trợ giúp của Công ty Kiểm toán Việt Nam, AACC cũng đã áp dụng một phần của Hệ thống kiểm toán AS/2. Kết hợp với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của AACC việc thực hiện kiểm toán được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả cao.
Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC do AACC thực hiện được thiết kế phù hợp với đặc điểm của hạch toán kế toán doanh thu. Thông qua việc phân tích hoạt động kiểm toán doanh thu trong kiểm toán BCTC do AACC thực hiện, em xin đưa ra một số nhận xét sau:
Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, Trong giai đoạn này, AACC đã thực hiện
kiểm tra tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và đưa ra định hướng kiểm toán chung. Kết hợp với việc kiểm tra hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm đã giúp ích nhiều cho việc nắm bắt tình hình hoạt động của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng của AACC chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ nên kiểm toán doanh thu cần được thực hiện chi tiết. Thiếu nhân lực kiểm toán là một trong những thách thức mà hiện nay AACC đang phải đối mặt. Mặc dù, trình độ nhân viên của AACC là khá cao nhưng thiếu nhân lực là một nhân tố hạn chế công việc kiểm toán được thực hiện chi tiết.
Khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng về công tác hạch toán kế toán doanh thu, KTV nhận thấy rằng việc áp dụng theo đúng nội dung của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ. Có rất nhiều doanh nghiệp không tổ chức quản lý chặt chẽ việc phát hành hoá đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ nên việc mất, thiếu hoá đơn thường xuyên xảy ra. KTV đã
lưu ý đến vấn đề này và có nhiều cách thức kiểm tra kế toán thực hiện lưu giữ và quản lý hoá đơn theo quy định. Nên ngoài việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV của AACC còn phỏng vấn trực tiếp những cá nhân có liên quan đến các nghiệp vụ doanh thu hoặc xem xét trực tiếp việc lưu chứng từ kế toán.
Sau khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV tiến hành đánh giá rủi ro trong khi thực hiện kiểm toán. Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà KTV có thể kiểm soát được nên việc giảm rủi ro là mục tiêu hàng đầu của KTV. Việc đánh giá rủi ro luôn được thực hiện theo đúng Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ. Với tính thận trọng nghề nghiệp cao trong công việc nên nhân viên của AACC có được sự tín nhiệm của khách hàng. Ví dụ: Công ty A là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất thép đã chọn AACC kiểm toán cho mình. Công ty đã là khách hàng của AACC được 3 năm nay và trong tương lai sẽ là khách hàng thường xuyên. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ KTV có vai trò quan trọng bởi sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán AACC phải lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán có trình độ và năng lực nhằm đưa chất lượng cuộc kiểm toán đạt cao nhất.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán, Là quy trình sử dụng các thử nghiệm nhằm
đánh giá được việc trình bày khoản mục cụ thể. Khi tiến hành kiểm toán doanh thu, KTV đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết để đánh giá chất lượng của công tác kế toán.
Một là, Khi tiến hành thủ tục kiểm soát: KTV đã tập trung sâu vào hoạt động
của hệ thống kiểm soát nội bộ. Lưu ý đến mục tiêu có thể bị vi phạm trong hạch toán doanh thu trong đó việc ghi nhận tính đúng kỳ thường là sai sót dễ xảy ra nhất vào cuối niên độ kế toán. Khi tiến hành kiểm toán tại Công ty B, KTV đã thực hiện kiểm tra các dịch vụ Công ty cung cấp vào tháng 12 năm trước và tháng 1 năm nay. Nên việc kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu luôn được thực hiện và đạt kết quả chính xác.
Hai là, Đối với thủ tục phân tích: KTV đánh giá các thông tin tài chính có
được để xác định khả năng hoạt động của doanh nghiệp. KTV đã lưu ý đối với khách hàng mới, ngoài việc phân tích tỷ suất tài chính của doanh nghiệp còn cần thêm việc so sánh với các doanh nghiệp trong cùng ngành. KTV đã thực hiện thủ tục này đối với Công ty B là khách hàng năm đầu tiên nên đánh giá về Công ty B sẽ có tính khách quan cao hơn.
Ba là, Đối với thủ tục kiểm tra chi tiết: thủ tục kiểm tra chi tiết thường mất
khá nhiều thời gian nhưng KTV không bỏ qua thủ tục này. Thủ tục có thể được giảm bớt nếu như hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá là hoạt động có hiệu quả. Ví dụ: Trong trường hợp của Công ty A, việc áp dụng thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích không thể phát hiện ra được doanh nghiệp đã bỏ qua mất một nghiệp vụ doanh thu bán hàng nội bộ. Nên việc kết hợp ba loại thủ tục trên là hết sức cần thiết nhưng cần xác định tập trung vào thủ tục nào để có thể mang lại kết quả cao nhất cho công việc kiểm toán.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán, Khi hoàn thành các thủ tục áp dụng, KTV cần
đánh giá lại kết quả đã hoàn tất và đưa ra ý kiến về việc hạch toán khoản mục doanh thu của khách hàng. Kết quả này sẽ được thể hiện trên báo cáo kiểm toán. Hiện nay, đối với nhiều Công ty kiểm toán việc đưa ra ý kiến về BCTC là hoàn tất nhiệm vụ nhưng các khách hàng kiểm toán luôn muốn thông qua kiểm toán có thể biết được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này thường không thể hiện trên báo cáo kiểm toán mà được đề cập trong thư quản lý. Tại AACC việc đưa ra ý kiến đóng góp cho khách hàng luôn được thực hiện sau mỗi cuộc kiểm toán nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao hơn. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm của Công ty trong vai trò là người định hướng cho hoạt động tài chính của khách hàng. Sau khi hoàn thành kiểm toán, AACC luôn tìm hiểu ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp thông qua hệ thống bảng câu hỏi đánh giá sự hài lòng. Việc đánh giá này nhằm giúp cho AACC tự hoàn thiện mình để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.
Thông qua việc tìm hiểu quy trình thực hiện kiểm toán doanh thu tại Công ty AACC cho thấy việc thực hiện kiểm toán là một công việc tương đối phức tạp và phải có kế hoạch chi tiết cụ thể thì mới đạt được chất lượng kiểm toán tối ưu. Quy trình kiểm toán doanh thu có thể được thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ số 7: Quy trình thực hiện kiểm toán doanh thu
Chuẩn bị kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Thủ tục phân
tích Thủ tục kiểm tra chi tiết Đánh giá hiệu quả của hệ
thống kiểm soát nội bộ dựa trên hệ thống mục tiêu kiểm
soát nội bộ Kiểm tra nghiệp vụ có gốc ngoại tệ Kiểm tra việc trình bày doanh thu Kiểm tra hàng bán bị trả lại Kiểm tra số dư tài khoản doanh thu Tìm và phân tích nguyên nhân chênh lệch Xây dựng và đánh giá mô hình Kết thúc kiểm toán
PHẦN III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN DOANH