Giai đoạn giải ngân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thanh Trì (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO & PTNT THANH TRÌ

2.4.4Giai đoạn giải ngân.

Tại NHNo & PTNT Thanh trì, trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vốn vay của khách hàng và khả năng kiểm tra giám sát của khách hàng sử dụng vốn vay mà chi nhánh thoả thuận với khách hàng vay để lựa chọn phương thức vay phù hợp. Nhưng chủ yếu là phương thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng.

a) Phương thức cho vay từng lần.

- Nhận được hồ sơ vay vốn do cán bộ tín dụng chuyển đến, kế toán cho vay kiểm nhận hồ sơ cho vay, đối chiếu đúng đủ các danh mục hồ sơ cho vay mà kế toán có trách nhiệm quản lý theo quy định hiện hành. Kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của toàn bộ hồ sơ cho vay như chữ ký, tên của người vay, số tiền bằng số và số tiền bằng chữ, thời hạn cho vay, lãi suất, định kỳ trả nợ….dấu và chữ ký của những người có liên quan.

- Sau khi kiểm nhận thấy đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp kế toán cho vay tiến hành đăng ký hồ sơ khách hàng, hồ sơ khế ước vào máy. Đối với những khoản vay có thể chấp hoặc cầm cố thì kế toán phải lập phiếu nhập ngoại bảng.

- Căn cứ vào số tiền vay trên hợp đồng tín dụng đã được ký kết kế toán cho vay tiến hành giải ngân.

Hạch toán chi tiết: Căn cứ vào số tiền trên chứng từ kế toán hạch toán: Nợ: TK cho vay thích hợp

Có: TK thích hợp ( tài khoản tiền mặt, chuyển khoản)

Đồng thời nhập phiếu tài khoản ngoại bảng. Nhập tài khoản cầm cố, thế chấp của khách hàng.

- Căn cứ vào giá trị tài sản dùng để đảm bảo tiền vay trên hợp đồng, kế toán cho vay lập phiếu nhập kho tài khoản ngoại bảng:

Nhập: TK tài sản thế chấp cầm cố (SH 994)

TK các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố (SH 996001) TK cam kết bảo lãnh nhận được (SH 93 )

- Theo dõi, ghi chép trên hợp đồng tín dụng khi phát tiền vay và ký tên vào nơi quy định trong hợp đồng tín dụng, lấy chữ ký nhận tiền của khách hàng trên hợp đồng tín dụng.

+ Giao một hợp đồng tín dụng cho khách hàng.

+ Một hợp đồng tín dụng lưu cùng bộ hồ sơ vay vốn tại bộ phận kế toán cho vay là căn cứ để theo dõi cho vay thu nợ.

- Trường hợp khách hàng nhận tiền vay nhiều lần trên một hợp đồng tín dụng, kể từ lần giải ngân thứ 2 trở đi, trước khi lập chứng từ giải ngân kế toán cho vay phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền giải ngân các đợt không vượt qua số tiền vay đã ghi trên hợp đồng tín dụng.

- Đối với khách hàng vay vốn là hộ gia đình, cá nhân nếu người nhận tiền không phải là người đứng tên trên hợp đồng, thì phải có giấy uỷ quyền hợp pháp người đứng tên trên hợp đồng tín dụng.

Sau khi đã hạch toán giải ngân xong cho khách hàng, công việc tiếp theo của kế toán cho vay kiêm cán bộ tín dụng là phải lưu giữ và quản lý hồ sơ cho vay để theo dõi đôn đốc thu nợ, lãi của khách hàng.

b) Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng.

- NHNo & PTNT Thanh trì áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng đối với khách hàng vay vốn ngắn hạn, có nhu cầu vay vốn thường xuyên, thu nhập ổn định được xếp vào loại khách hàng có tín nhiệm đối với Ngân hàng.

- Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký kết. Người vay chỉ phải làm thủ tục vay một lần đầu. Còn lần giải ngân thứ 2 trở đi, khách hàng không phải làm đơn mà chỉ nộp chứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp, nhiệm vụ của kế toán cho vay là phải kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ kế toán cho vay, đối chiếu với hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng và khách hàng thoả thuận dựa trên hợp đồng tín dụng. Khi đã đủ điều kiện thì căn cứ vào chứng từ để phát tiền vay, kế toán sẽ hạch toán:

Nợ: TK cho vay khách hàng theo hạn mức tín dụng. Có: TK thích hợp

- Mỗi lần ghi nợ tài khoản cho vay, cán bộ tín dụng kiêm kế toán cho vay phải đối chiếu với hạn mức tín dụng còn lại để tránh vượt quá hạn mức tín dụng và kiểm tra thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Thanh Trì (Trang 58 - 60)