Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty hoá chất mỏ - TKV (Trang 64 - 69)

TẠI CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV.

- Công ty có thể đặt riêng một chương trình kế toán sử dụng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình hoặc chuyển đổi hình thức sổ theo hình thức nhật kí chung hoặc chứng tư ghi sổ. Vì 2 hình thức sổ trên khi áp dụng kế toán máy có thể phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp.

- Kế toán phải thống nhất trong việc phân loại TSCĐ, quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính phải được xếp vào TSCĐ vô hình. TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi nên được ghi rõ ràng trong các sổ sách để thuận lợi cho việc theo dõi quản lí.

- Để phản ánh đúng chi phí khấu hao trong quá trình sử dụng có nghĩa phản ánh tỉ lệ giữa chi phí khấu hao bỏ ra với lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ kế toán nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với từng loại TSCĐ.

- Kế toán cần tuân thủ nguyên tắc tròn tháng khi tính khấu hao và nên trích khấu hao cho từng tháng. Nếu có mở sổ chi tiết liên quan đến khấu hao theo quý thì số liệu sẽ được tổng hợp từ các sổ chi tiết tháng.

- Các TK 211, 212, 213 có thể được phản ánh riêng trên từng trang sổ nhật kí chứng từ số 9 như tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV nhưng phải mở đúng theo mẫu quy định chung của Bộ tài chính và chỉ dùng để theo dõi phát sinh có của từng tài khoản trong tháng.

- Để phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng hay phản ánh đúng mối quan hệ giữa chi phí khấu hao với lợi ích thu được từ sử dụng TSCĐ, kế toán nên chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với từng TSCĐ.

- Vì số lượng TSCĐ tại Công ty là khá lớn do vậy kế toán nên mở sổ chi tiết TSCĐ cho từng loại TSCĐ đồng thời những TSCĐ phụcvụ hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi nên được ghi rõ trên các sổ sách kế toán.

- Với những TSCĐ khi mua về không phải qua thời gian lắp đặt chạy thử thì kế toán nê hạch toán thẳng vào TK 211 khi có đủ chứng từ cần thiết, điều này sẽ giúp công việc hạch toán đơn giản hơn, nhanh hơn do không phải qua TK 2411 làm TK trung gian.

3.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÍ TSCĐ TẠI CÔNG TY HÓA CHẤT MỎ - TKV.

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trước hết Công ty cần tổ chức thực hiện việc quản lí, sử dụng và tổ chức hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ quy định của Nhà nước, sửa đổi những điểm còn hạn chế trong công tác tổ chức hạch toán nói chung và công tác hạch toán TSCĐ nói riêng.

* Lựa chọn đúng đắn các phương án đầu tư và mua sắm TSCĐ: đây là công việc rất quan trọng do hiệu quả sử dụng TSCĐ chỉ cao khi Công ty mua sắm, đầu tư TSCĐ đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đầu tư mới TSCĐ đúng hướng, đúng mục đích có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ vì nó góp phần làm giảm hao mòn vô hình, giảm hao phí lao động sống, tiết kiệm vật tư, nâng cao hiệu quả và năng suất chất lượng công trình. Hiện nay có nhiều phương án đầu tư hiệu quả, một trong những phương án đầu tư đó là hình thức đi thuê tài sản. Có 2 loại thuê tài sản:

- Thuê hoạt động: hình thức này có ưu điểm là bên thuê không phải chịu trách nhiệm về bảo trì, bảo dưỡng tài sản thuê cũng như không phải gánh chịu các rủi ro liên quan đến tài sản thuê nếu như không phải do lỗi của mình. Đồng thời khi không có nhu cầu sử dụng hoặc khi TSCĐ này trở nên lạc hậu về kĩ thuật hoặc có các rủi ro khác bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn quy định.

- Thuê tài chính: đây là hình thức đầu tư TSCĐ còn rất mới ở nước ta và có ít các doanh nghiệp áp dụng. Đây là hình thức thuê vốn trung và dài hạn, có ưu điểm là bên thuê không cần phải có tài sản thế chấp như trong trường hợp vay vốn bằng tiền của các cơ sở tín dụng. Thêm vào đó bên thuê không phải không phải huy động tập trung tức thời một lượng vốn lớn để được thanh toán trong nhiều kì. Ưu điểm này càng tỏ ra hữu hiệu với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính hạn hẹp.

Nếu Công ty quyết định mua mới thì thì cần tiến hành điều tra, tham khảo thị trường để xem xét cả hai mặt giá cả và chất lượng TSCĐ để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trước khi thực hiện đầu tư mua mới TSCĐ Công ty phải căn cứ vào hiện trạng TSCĐ tại Công ty để lên kế hoạch đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó việc đầu tư TSCĐ phải được tiến hành theo xu hướng TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính phải luôn giữ vai trò chủ đạo, TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh càng giảm càng tốt. Liên doanh, liên kết với các đơn vị khác dưới hình thức nhận vốn góp kinh doanh

bằng TSCĐ của đơn vị khác Công ty đã huy động thêm được vốn, tăng TSCĐ nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư TSCĐ vừa giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí vừa tận dụng được các nguồn lực của mình phục vụ cho nhu cầu khác nhau trong doanh nghiệp và kết quả cuối cùng là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

* Đầu tư TSCĐ hợp lí về cơ cấu: đây là một biện pháp đi đôi với việc lựa chọn phương án đầu tư TSCĐ. Doanh nghiệp phải biết đầu tư những TSCĐ đúng nhu cầu thực tế của mình và được phân bổ hợp lí cho các đối tượng sử dụng nhằm tránh tình trạng có nhiều TSCĐ thừa không cần sử dụng nhưng lại thiếu những TSCĐ mà doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng hay tránh tình trạng ở nhiều bộ phận tài sản bị bỏ không trong khi ở các bộ phận khác lại thiếu phương tiện sản xuất kinh doanh.

* Tổ chức quản lí chặt chẽ TSCĐ nhằm tránh tình trạng mất mát, hư hỏng TSCĐ một cách không đáng có. Đồng thời nếu việc quản lí được tổ chức khoa học sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lí tốt được từng TSCĐ về hiện trạng kĩ thuật, thời gian sử dụng và công suất thực tế để từ đó có các biện pháp bảo dưỡng, nâng cấp một cách kịp thời.

* Có các biện pháp sử dụng hợp lí và triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị và các TSCĐ khác.

* Tiến hành phân cấp quản lí TSCĐ: Công ty giao quyền sử dụng và quản lí TSCĐ cho một xí nghiệp quản lí chính còn lại TSCĐ phục vụ cho xí nghiệp nào thì xí nghiệp đó tự quản lí. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao tinh thần trách nhiệm của từng người lao động. Đồng thời sẽ sớm tìm ra những hỏng hóc của TSCĐ để có biện pháp xử lí kịp thời.

* Bên cạnh yếu tố vật chất, trang thiết bị, yếu tố con người cũng đóng một vai trò quan trọng. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tăng năng suất của trang thiết bị thì Công ty cần đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, có kĩ năng để sử dụng, vận hành một số TSCĐ thông qua việc Công ty khuyến khích tổ chức đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ.

* Công ty cần nhượng bán, thanh lí những TSCĐ đã lạc hậu hoặc hiệu quả sử dụng kém vì cứ cố kéo dài những TSCĐ này sẽ tốn kém chi phí sửa chữa, có nguy cơ mất an toàn lao động, sản phẩm do chúng tạo ra không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và có thể doanh nghiệp bị tụt hậu, kém khả năng cạnh tranh do mất cơ hội để đầu tư trang bị những loại TSCĐ mới có công nghệ hiện đại, kĩ thuật tiên tiến.

* TSCĐ là một bộ phận của vốn cố định nên cuối năm ngoài việc kiểm kê TSCĐ Công ty nên tiến hành đánh giá lại TSCĐ kết hợp với việc bản toàn và phát triển vốn cố định. Bảo toàn vốn xuất phát từ điều kiện nền kinh tế có lạm phát nên việc đánh giá lại TSCĐ theo giá thị trường để thấy được tiềm lực

thực tế của Công ty cũng như đảm bảo tiêu chí tính đúng, tính đủ vào giá thành sản phẩm, dịch vụ của Công ty. Bảo toàn vốn giúp Công ty có khả năng tái tạo TSCĐ khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, phù hợp với biến động của thị trường, bảo toàn vốn nên được thực hiện cả về mặt giá trị và hiện vật.

* Ngoài việc tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ kế toán còn phải tổ chức tốt việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp cho Công ty có những quyết định chính xác, sáng suốt, kịp thời phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN

Với vai trò là một trong 3 yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ có ảnh hưởng to lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết đến cách sử dụng các nguồn lực tài chính một cách có hiệu quả nhất. Đó là yêu cầu lớn đặt ra không chỉ cho riêng Công ty Hóa chất mỏ - TKV mà còn là yêu cầu đối với mọi đơn vị tổ chức kinh doanh. Bí quyết dẫn tới thành công của Công ty Hóa chất mỏ - TKV hiện nay một phần chính nhờ việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình trong đó có việc sử dụng hiệu quả TSCĐ.

Thời gian thực tập tại Công ty Hóa chất mỏ - TKV đã giúp cho em vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đồng thời quá trình thực tập thực tế cũng giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích từ sự vận dụng linh hoạt chế độ kế toán cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng đơn vị. Tuy đã rất cố gắng nhưng với kiến thức còn nhiều hạn chế nên Báo cáo thực tập tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thày, cô giáo và các cán bộ kế toán để bài Báo cáo thực tập này thực sự được hoàn thiện.

Em xin cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Đông, các cán bộ phòng kế toán tài chính đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề thực tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quyết định số 1027/QĐ – KTTCTK ngày 06/02/2001 của Tổng Công ty Than Việt Nam.

2. “ Lý thuyết cơ bản và sản xuất thuốc nổ công nghiệp ” – Kĩ sư Ngô Văn Tùng năm 2001.

3. Quy chế tài chính Công ty Vật liệu nỏ Công nghiệp.

4. Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp – NXB ĐH Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định tại Công ty hoá chất mỏ - TKV (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w