Giải pháp đối với công ty

Một phần của tài liệu Các biện pháp tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH thương mại và du lịch Trung Dũng (Trang 53 - 56)

VI Lãi gộp (III+ IV-V) 9,540,686,

1. Giải pháp đối với công ty

Các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh cũng bao gồm một loạt các biện pháp để tăng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như tăng mức lưu chuyển hàng hoá, phân bổ tiêu thụ, tổ chức vận động hàng hoá hợp lý cũng là các biện pháp làm tiết kiệm chi phí kinh doanh.

Phấn đấu tiết kiệm chi phí bán hàng trong tất cả các khâu mua vào bán ra, dự trữ đồng thời tiết kiệm chi phí quản lý bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất các khoản chi lãng phí không cần thiết.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp thương mại là một yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện kinh tế đang cần có vốn. Việc sử dụng vốn có hiệu quả chính là việc tổ chức tốt quá trình vận động, lưu chuyển hàng hoá, vòng quay vốn càng nhanh càng tốt. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách : bố trí hợp lý cơ cấu tài sản, tăng năng suất lao động, đánh giá TSCĐ theo giá thị trường.

Hạ thấp chi phí quản lý và chi phí bán hàng là nhiệm vụ mà nhà máy phải luôn hết sức cố gắng thực hiện, chỉ nên chi cho những khoản thật cần thiết, tiết kiệm tối đa nhưng hợp lý những khoản chi phí văn phòng, tiếp khách, giao dịch…

Đối với chi phí bán hàng chẳng hạn như chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị… khi phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận nhưng xét về khía cạnh khác sẽ làm tăng doanh thu, tăng thị phần cho nhà máy. Những khoản chi này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Qua kế hoạch cụ thể, các nhà lãnh đạo có thể quản lý, đánh giá các khoản phát sinh này có đem lại được lợi nhuận nhiều hơn hay không?

Để đạt mức chi phí kế hoạch đề ra, cần có ý thức tự giác, không lãng phí tài sản chung, đòi hỏi sự phấn đấu hoàn thành kế hoạch với năng lực và quyết tâm của mỗi cá nhân đặc biệt là sự động viên, gương mẫu của cấp lãnh đạo.

Ngoài các biện pháp trên còn có một số biện pháp khác như : nắm chắc các nghiệp vụ thanh toán để tránh tình trạng trả lãi vay quá hạn, không vi phạm luật lệ, chế độ tài chính để không bị phạt bồi thường.

b) Giảm giá vốn hàng bán

Trong các năm qua do sự mất ổn định về tình hình thế giới và lũng đoạn thị trường trong nước đã làm cho giá cả không ổn định, giá một số sản phẩm tăng làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. Vì vậy để sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp có chổ đứng và chiếm ưu thế trên thị trường doanh nghiệp cần phải có chính sách giá hợp lý và linh hoạt để đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ hơn nữa. Đồng thời tìm kiếm nguồn cung ứng có uy tín để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

Qua phân tích nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi nhuận của doanh nghiệp là giá vốn hàng bán (giá thành tiêu thụ của thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất và giá vốn hàng hoá mua ngoài). Do đó để giảm giá vốn hàng bán, tăng lợi nhuận trong những năm tới, doanh nghiệp cần có các biện pháp như:

- Giảm các chi phí sản xuất chung như bố trí đúng người đúng việc, từ đó kích thích được khả năng sáng tạo và phát huy hết năng lực lao động của cán bộ công nhân viên.



- Ngoài nhân tố giá vốn hàng bán ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận thì yếu tố lãi vay cũng ảnh hưởng không nhỏ. Hàng năm doanh nghiệp phải chịu một khoản lãi vay rất lớn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lơi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy để hạn chế bớt chi phí lãi vay, doanh nghiệp cần phải tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động lên (tăng vòng vay

vốn) nhằm giảm mức vốn lưu động cần thiết, từ đó làm giảm khoản đi vay và chi phí lãi vay cũng được giảm xuống.

Một phần của tài liệu Các biện pháp tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH thương mại và du lịch Trung Dũng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w