Thực trạng kiểm toán chu trình hàng tồn kho của AASC

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 54 - 58)

Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong các cuộc kiểm toán từ năm 2001, AASC đã chính thức ban hành một chơng trình kiểm toán chung đợc áp dụng cho các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Sau đây là chơng trình kiểm toán dành cho khoản mục hàng tồn kho của công ty AASC:

Mục tiêu:

- Hàng tồn kho đợc hạch toán, tồn tại và thuộc sở hữu của doanh nghiệp (tính đầy đủ, tính hiện hữu, sở hữu)

- Giá trị của hàng tồn kho đợc tính chính xác, dựa theo phơng pháp đợc chấp nhận bởi các chuẩn mực kế toán áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (FIFO – nhập trớc xuất trớc, PUMP- giá bình quân gia quyền, LIFO – nhập sau xuất trớc) (tính chính xác)

- Chia cắt niên độ đợc thực hiện chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu)

- Giá trị của hàng tồn kho đợc xác minh, các khoản dự phòng giảm giá cần thiết đợc hạch toán (giá trị, cách trình bày)

Bảng số 3: Chơng trình kiểm toán hàng tồn kho của AASC

Thủ tục kiểm toán Tham

chiếu Ngời thực hiện Ngày thực hiện 1. Tổng quát

Thu thập thông tin về chính sách kế toán áp dụng: phơng pháp xác định số lợng hàng tồn kho cuối kỳ (nh kê khai thờng xuyên, kiểm kê định kỳ) và xác định giá hàng tồn kho (nh giá đích danh, LIFO, FIFO, PUMP) đợc áp dụng tại đơn vị để phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính.

2. Thủ tục phân tích

2.1. So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trớc và kế hoạch hoặc định mức dự trữ (nếu có).

2.2. So sánh tỷ lệ dự phòng giảm giá hàng tồn kho với niên độ kế toán trớc và kế hoạch (nếu có).

2.3. Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến

2.4. So sánh vòng quay hàng tồn kho các năm, tìm ra những biến động lớn, bất thờng và giải thích nguyên nhân.

3. Kiểm tra chi tiết

Nguyên vật liệu, công cụ lao động, thành phẩm và hàng hoá

3.1. Chứng kiến vào cuộc kiểm kê thực tế tại thời điểm khoá sổ kế toán (nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong BCTC và nếu thời điểm đợc chỉ định làm kiểm toán trớc thời điểm khoá sổ). 3.1.1. Kiểm tra xem khách hàng có tuân thủ các quy định về kiểm kê hàng tồn kho hay không.

3.1.2. Trong khi xem xét việc kiểm kê của khách hàng, chú ý tập trung vào những khoản mục có giá trị lớn.

3.1.3. Thông qua việc phỏng vấn và quan sát, ghi lại trên giấy làm việc các khoản mục hàng tồn kho đã quá hạn, h hỏng, chậm luân chuyển, lỗi thời hoặc thừa.

3.1.4. Đảm bảo rằng các khoản mục bị loại ra khỏi danh mục hàng tồn kho (hàng giữ hộ ngời khác) đã đợc loại ra trong quá trình kiểm kê, đợc cộng và ghi sổ một cách chính xác, mô tả đặc điểm và lý do

3.1.5. Thực hiện xác nhận đối với các mặt hàng do ngời khác hoặc khách hàng giữ, gửi th xác nhận bên gửi hàng hoặc giữ hàng về số lợng, chất lợng.

3.1.6. Kết luận về độ tin cậy của kết quả kiểm kê.

3.2. Trờng hợp không tham gia kiểm kê tại thời điểm kết thúc niên độ:

3.2.1. Thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê mà khách hàng đã thực hiện (báo cáo kiểm kê, cách thức kiểm kê, các chỉ dẫn đối với nhân viên thực hiện...).

3.2.2. Phỏng vấn khách hàng về các thủ tục kiểm kê mà họ đã thực hiện để đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu kiểm kê đã nhận đợc. 3.2.3. Thực hiện kiểm kê mẫu một số khoản mục quan trọng tại thời điểm kiểm toán (nếu có thể)

3..3. Thu thập danh mục hàng tồn kho tại thời điểm khoá sổ (sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, bảng kê nhập xuất tồn và biên bản kiểm kê) và thực hiện các công việc đối chiếu số d của từng loại mặt hàng trên sổ kế toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp, BCTC và số liệu kiểm kê.

3.4. Kiểm tra các phát hiện trong kiểm kê đã đợc khách hàng xử lý hay cha và có hợp lý hay không? Trong trờng hợp cha đợc xử lý thì phải xử lý nh thế nào?

3.5. Kiểm tra chi tiết các đối ứng bất thờng của các tài khoản hàng tồn kho, giải thích đầy đủ các bút toán bất thờng này.

3.6. Kiểm tra chọn mẫu...nghiệp vụ nhập xuất kho để đảm bảo rằng quy định nội bộ của khách hàng về quản lý và mua sắm hàng tồn kho đợc thực hiện trên thực tế (đảm bảo nguyên tắc phê duyệt, nguyên tắc phân cấp quản lý, nguyên tắc bất kiêm nhiệm). Các phiếu nhập, phiếu xuất có đầy đủ nội dung quy định và chữ ký của những ngời có liên quan và phù hợp với chứng từ gốc đính kèm (hoá đơn mua hàng, lệnh xuất kho...).

3.7. Chọn...nghiệp vụ nhập, xuất kho trớc và sau ngày khoá sổ kế toán để kiểm tra việc chia cắt niên độ.

3.8. Kiểm tra phơng pháp tính giá.

tắc phân bổ các loại chi phí mua hàng).

3.8.2. Kiểm tra phơng pháp tính giá hàng tồn kho có đợc áp dụng đúng trên thực tế hay không, nhất quán trong năm và năm trớc hay không?

Trờng hợp áp dụng không nhất quán trong năm và năm trớc cần chỉ ra ảnh hởng của sự thay đổi này.

3.8.3. Đánh giá tính hợp lý của giá trị ghi sổ hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách so sánh đơn giá ghi sổ với đơn giá mua hàng tồn kho và giá bán hàng tồn kho tính đến thời điểm thực hiện kiểm toán. Trờng hợp có sự giảm giá hàng tồn kho thuộc loại hàng thực tế có những biến động đáng kể từ thời điểm khoá sổ kế toán cần thu thập thêm bằng chứng (hoá đơn mua hàng, thông tin về giá trên các phơng tiện thông tin đại chúng...) đồng thời đối chiếu với số dự phòng đã đợc trích lập.

3.8.4. Thu thập và kiểm tra chênh lệch giá trị hàng tồn kho với các phơng pháp tính giá trị hàng tồn kho khác nếu doanh nghiệp sử dụng phơng pháp nhập sau xuất trớc theo quy định của chuẩn mực kế toán.

3.9. Chọn mẫu các khoản mục hàng tồn kho quan trọng thực hiện đối chiếu giữa thẻ kho, sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập xuất tồn, biên bản kiểm kê và các tài liệu liên quan khác.

3.10. Kiểm tra phiếu nhập kho đầu năm sau đối với hàng mua đang đi đờng để đảm bảo rằng giá trị và số lợng ghi sổ cuối năm là hợp lý.

3.11. Thu thập phiếu xuất, biên bản giao nhận, thoả thuận hoặc hợp đồng đại lý có liên quan đến hàng gửi bán tại thời điểm cuối năm. Kiểm tra việc quyết toán các lô hàng này trong đầu năm tiếp theo để đảm bảo rằng giá trị và số lợng ghi sổ cuối năm là hợp lý.

3.12. Kiểm tra việc phân loại và trình bày hàng tồn kho trên BCTC

4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

4.1. Thu thập bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho 4.2. Kiểm tra mức độ hợp lý của việc lập dự phòng

- Kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, đơn giá lập dự phòng và giá trên thị trờng tại thời điểm cuối niên độ kế toán, có xem xét đến đơn giá sau ngày khoá sổ kế toán nếu cần thiết.

4.3. Xem xét việc hạch toán dự phòng và hoàn nhập dự phòng. 4.4. Tìm kiếm các hàng tồn kho đủ điều kiện lập dự phòng nhng cha ghi nhận. Trao đổi với khách hàng về biện pháp xử lý.

5. Thu thập và xem xét các tài liệu liên quan để có đợc bằng chứng hàng tồn kho đợc đem ra thế chấp hoặc hàng tồn kho không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

6. Kết luận

6.1. Đa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề đợc đề cập trong th quản lý.

6.2. Lập trang kết luận kiẻm toán cho khoản mục thực hiện

6.3. Lập lại thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Kiểm toán chu trình bán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w