Đặc điểm tổ chức quản lý tại Xí nghiệp may Vạn Xuân

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân (Trang 30 - 33)

Để đảm bảo cho SX có hiệu quả và quản lý tốt công tác SX, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường. Do vậy, tổ chức quản lý của XN được tổ chức theo mô hình trực tiếp, đáp ứng yêu cầu bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý theo chế độ một thủ trưởng.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý tại Xí nghiệp

Các bộ phận có chức năng và nhiệm vụ như sau:

a, Ban giám đốc: Bao gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc.

Giám đốc:

Giám đốc là đại diện pháp nhân cao nhất của XN, là người có quyền điều hành cao nhất toàn diện mọi mặt hoạt động SXKD theo quy định của pháp

Giám đốc Phó giám đốc Phòng KH thị trường và Xuất nhập khẩu Phòng Kế toán tài chính Phòng Tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật và kiểm tra CLSP Phòng tuyển sinh, đào tạo, dạy nghề

luật, chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý các cán bộ do mình đề nghị bổ nhiệm. Giám đốc đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể công nhân viên về mọi mặt hoạt động và kết quả SXKD của XN. Giám đốc là người trực tiếp giao các nhiệm vụ cụ thể cho Phó giám đốc và trưởng các bộ phận, phòng ban, phân xưởng trong toàn XN. Là người ký kết các hợp đồng kinh tế với bạn hàng theo yêu cầu SXKD. Giám đốc có quyền tự chủ về tài chính của XN, chủ động sử dụng các loại vốn có hiệu quả nhất, tích cực cải tiến và tăng thêm TSCĐ cũng như TSLĐ, đầu tư công nghệ mới, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, bảo toàn và phát triển nguồn vốn đáp ứng yêu cầu SXKD của toàn XN. Giám đốc cũng được quyền chủ động sử dụng các quỹ của XN thep đúng quy định của Nhà nước để mở rộng SX, cải tiến kỹ thuật và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên chức.

Về phương diện pháp lý, Giám đốc đại diện cho XN, trong những trường hợp đặc biệt, Giám đốc có thể uỷ quyền cho Phó giám đốc điều hành công việc.

Phó giám đốc: Chức vụ này do Giám đốc XN đề nghị và được cấp trên ra

quyết định bổ nhiệm và có thể miễn nhiệm. Phó giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc về những lĩnh vực công tác cụ thể trong XN theo đúng quy chế nội bộ, công việc sẽ do Giám đốc phân công cụ thể. Trong trường hợp đặc biệt, Phó giám đốc sẽ thay mặt Giám đốc để điều hành và giải quyết công việc của XN.

b, Các bộ phận chức năng:

Phòng Kế hoạch thị trường và Xuất nhập khẩu: Phòng này có nhiệm vụ

giúp Giám đốc theo dõi công tác kế hoạch SXKD của XN quản lý kho tàng, phương tiện vận chuyển bốc xếp; nhận các đơn hàng, tham gia ký kết hợp đồng; lập kế hoạch sản xuất… Ngoài ra, bộ phận này còn chịu trách nhiệm làm mọi thủ tục liên quan đến vấn đề xuất nhập khẩu như: thủ tục Hải quan, xin cấp hạn ngạch, vận đơn, E/L, C/O…

Phòng Kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc và giúp Giám đốc

quản lý về mặt kế toán, thống kê tài chính trong toàn đơn vị. Nhiệm vụ của phòng này là:

+ Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch về kế toán thống kê tài chính. + Theo dõi kịp thời, liên tục các hệ thống, các số liệu về sản lượng, về tài sản, tiền vốn và các quỹ hiện có của XN.

+ Tính toán các CPSX để lập biểu giá thành thực hiện, tính toán lỗ lãi, các khoản phải thanh toán với ngân sách Nhà nước theo chế độ kế toán và thống kê kinh tế của Nhà nước.

+ Phân tích hoạt động kinh tế của từng thời kỳ.

+ Lập kế hoạch giao dịch với các Ngân hàng để cung ứng các khoản thanh toán kịp thời.

+ Thu chi tiền mặt, thu chi tài chính và hạch toán kinh tế.

+ Quyết toán tài chính và lập báo cáo hàng quý theo quy định của Nhà nước, thực hiện và kế hoạch vốn phục vụ cho SX, hạch toán kế toán thực hiện và hạch toán nghiệp vụ đầy đủ quá trình vận động về vật tư, tiền vốn, tài sản của XN, lập các báo cáo tài chính kịp thời nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho Ban giám đốc làm cơ sở để đưa ra các quyết định quản lý chính xác, đồng thời nộp các báo cáo tài chính cho Công ty.

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt tổ

chức nhân sự, công tác lao động tiền lương, tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ, tự vệ.

Phòng Kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Quản lý, theo

dõi các quy trình kỹ thuật trong quá trình SX đảm bảo chất lượng SP. Khi có kế hoạch thì triển khai giác mẫu, thử mẫu, thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem xuống SX hàng loạt, xác định mức hao phí NVL, hướng dẫn cách đóng gói SP theo yêu cầu của khách hàng cho các phân xưởng SX.

Phòng tuyển sinh, đào tạo, dạy nghề: Thực hiện tuyển sinh và xây

dựng quy trình đào tạo, day nghề may và thực hiện đào tạo dạy nghề cho các học sinh, quản lý học sinh học nghề tại XN.

Ngoài ra còn có các tổ phục vụ cho công tác quản lý như: Tổ bảo vệ, lái xe, cơ điện và Ban quản lý nhà tập thể công nhân.

Mỗi bộ phận của XN mặc dù có nhiệm vụ, chức năng khác nhau song đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng phục vụ cho công tác quản lý điều hành SXKD của XN.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí (chi phí sản xuất) và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp may Vạn Xuân - Công ty TNHH 1 thành viên Đầu tư và Phát triển Thương mại Vạn Xuân (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w