Tình hình dự trữ vật tư

Một phần của tài liệu Công tác hậu cần vật tư ở Công ty cổ phần Xây dựng và du lịch Quang Minh (Trang 45 - 49)

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu đề tài

2.2.4Tình hình dự trữ vật tư

Bảng 6: Bảng tổng hợp một số loại vật tư chính

stt Tên vật tư đvt Đgiá TB

2007

Tồn đầu kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ SL T.tiền SL T.tiền SL T.tiền SL T.tiền 1 Bê tông thương

phẩm mác 250 m

3 576 13 7488 351 202176 358 206208 6 3456

2 Bê tông thương phẩm mác 350 m

3 590 1 590 26 15340 26 15340 1 590

3 Cát xây m3 54 7 378 197 10638 199 10746 5 270 4 Cốp pha m3 343 63 21609 1746 598870 1751 600593 58 19894 5 Thép các loại kg 9 1194

7 107523 127120 114408 0 127860 115074 0 11207 100863 6 Ván gỗ m3 107 154 16478 4215 451005 4263 456141 106 11342 7 Xi măng tấn 621 6 3726 172 106812 175 108675 3 1863 157792 2528921 254844 3 138270

( Nguồn: Phòng kế hoạch kỹ thuật ) Công tác bảo quản:

Vật tư sau khi tiếp nhận sẽ được chuyển vào kho để bảo quản trước khi sử dụng. Do hạn chế về điều kiện mặt bằng thi công, việc bố trí kho kín hay kho hở trên công trường đều dựa trên nguyên tắc các vật liệu thiết bị được tập kết đến chân công trình trước khi sử dụng tối đa là bảy ngày.

Do lượng vật tư phục vụ cho thi công công trình xây dựng có khối lượng lớn và chủng loại rất đa dạng, mặt khác các công trình được thi công ngoài trời, tại nhiều địa điểm khác nhau nên chịu ảnh hưởng rất nhiều của thời tiết cũng như các yếu tố tự nhiên khác. Do đó, công tác bảo quản vật tư tại công ty rất được chú trọng. Ở công ty sử dụng các loại kho sau:

- Kho động: là kho mà vật tư được di chuyển từ đầu này sang đầu khác của kho nhờ tác động của một lực để tới nơi cần cấp phát. Kho có hai lối đi cần thiết cho việc di chuyển vật tư.

- Kho kín, kho hở: Do các đặc tính khác nhau của các loại vật tư mà công ty sử dụng cả hai loại vật tư này.

Kho hở: Là loại kho mà kết cấu của chúng là bộ khung có mái lợp chống được mưa nắng, phần tường bao quanh chủ yếu là để bảo vệ. Với các loại vật tư cồng kềnh mà chất lượng không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết mà công ty đặt trong các kho hở.

Kho kín: Là loại kho có thể ngăn cách với mức độ nhất định ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài tới các hàng hóa dự trữ, bảo quản trong kho, vì thế loại kho này thường có phần mái, tường bao quanh phải kín chống được các tác động của tự nhiên như nắng mưa, mối mọt, ẩm ướt, với các kho này công ty để bảo quản các vật tư như xi măng, xăng dầu.

Bãi: Còn được gọi là các kho lộ thiên, các bãi không có mái và tường bao quanh mà chỉ có phần móng được gia cố để chịu được trọng lực, loại kho này dùng để dự trữ và bảo quản những loại hang hóa ít bị ảnh hưởng trực tiếp ở điều kiện ngoài trời. Ở công ty thường dùng các bãi để chứa các loại vật tư như cát, đá, sỏi…

- Do các công trình đều ở xa nhau và có nhu cầu sử dụng vật tư khác nhau nên công ty sử dụng kho phân tán đặt tại mỗi công trình. Điều này giúp công ty lập kế hoạch mua sắm vật tư chính xác hơn do các đội công trình sẽ căn cứ vào tiến độ thi công, tình hình dự trữ vật tư tại kho và nhu cầu sử dụng vật tư để đề xuất khối lượng mua sắm vật tư lên công ty. Hệ thống kho bãi của công ty được rải khắp các nơi, không tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát vật tư, và bảo quản vật tư, tuy nhiên bên cạnh đó cũng gây khó khăn trong việc quản lý vật tư do vật tư không tập trung ở một nơi mà rải rác ở nhiều nơi khác nhau.

Nhìn chung công ty luôn cố gắng bảo quản vật tư sao cho hao hụt là thấp nhất. Tuy nhiên trong quá trình thi công vẫn còn tồn tại những hao hụt mất mát nhiều loại vật tư là điều khó tránh khỏi, và những hao hụt mất mát đó là do các nguyên nhân sau:

Sắt thép: hao hụt sắt thép là do cắt và nối thép, sau khi cắt nối còn các mẩu sắt thép thừa không đủ độ dài nên không sử dụng được, công ty phải bỏ đi thành phế liệu.

Cát, sỏi: Trong quá trình bảo quản do tác động của điều kiện tự nhiên như mưa gió, làm cho lượng cát sỏi bị hao hụt một lượng không nhỏ. Ngoài ra các bãi chứa cát sỏi không cố định trong suốt quá trình thi công nên cát sỏi bị hao hụt do rơi vãi và dính sót trên nền bãi.

Xi măng: Trong quá trình bảo quản không thế tránh được tình trạng xi măng bị hút ẩm nên bị vón cục, không sử dụng được. Mặc dù công ty đã tìm cách bảo quản như để xi măng ở trong kho kín và để ở nưoi thoáng mát, và có giá kê ở dưới để tránh bị nước tràn vào sàn kho làm vón cục xi măng.

Bảng7: Bảng Tình hình sử dụng và bảo quản vật tư của công ty trong năm 2007

Stt Tên vật tư Đvt Xuất Hao hụt %

1 Bê tông thương phẩm mác 250

m3

358 4 1.05

2 Bê tông thương phẩm mác 350

m3

3 Cát xây m3 199 12 6.03 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Cốp pha m3 1751 90 5.14

5 Thép các loại Kg 127860 420 0.33

6 Ván gỗ m3

4263 70 1.64

7 Xi mămg tấn 175 3 1.72

( Nguồn: đội thi công trình ) Nhìn vào bảng trên ta thấy, sự hao hụt vật tư trong sản xuất của công ty năm 2007 là chấp nhận được, bởi như những nguyên nhân kể trên thì hao hụt là khó tránh. Theo bảng trên thì cát xây là vật tư bị hao hụt nhiều nhất ( phần trăm hao hụt là 6.03% ), nguyên nhân của sự hao hụt lớn này là do cát để ở bãi và bị dính sót lại ở bãi. Ngay sau cát xây là cốp pha, cốp pha hao hụt là 5.14%, nguyên nhân của sự hao hụt này cốp pha sau khi sử dụng một vài lần thì có những thanh bị hỏng hoặc gẫy không tiếp tục sử dụng được nữa. Cũng theo bảng trên thì ta thấy thép là loại có độ hao hụt ít nhất ( phần trăm hao hụt là 0.33% ), có được điều này là do công nhân đã biết tận dụng những mầu thép thừa do cắt nối thép sử dụng vào những việc khác. Còn những loại khác như bê tông, xi măng thì đều hao hụt ở mức bình thường( khoảng 1 – 2%).

Một phần của tài liệu Công tác hậu cần vật tư ở Công ty cổ phần Xây dựng và du lịch Quang Minh (Trang 45 - 49)