Phân tích biến động số lượt khách

Một phần của tài liệu Phân tích thống kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 27)

2.2.1 Biến động số khách trong nước

2.2.1.1 Các chỉ tiêu biểu hiện biến động số lượng khách trong nước giai đoạn 2000-2009 2000-2009 Số lượng khách nội địa Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Tốc độ phát triển % Tốc độ tăng (hoặc giảm) Giá trị tuyệt đối của 1% Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 11200 - - - - - - - 2001 11700 500 500 104.46 104.46 4.46 4.46 112 2002 12600 900 1400 107.69 112.5 7.69 12.5 117 2003 13000 400 1800 103.17 116.07 3.17 16.07 126 2004 14500 1500 3300 111.54 129.46 11.54 29.46 130 2005 15000 500 3800 103.45 133.93 3.45 33.93 145 2006 17500 2500 6300 116.67 156.25 16.67 56.25 150 2007 20000 2500 8800 114.29 178.57 14.29 78.57 175 2008 20800 800 9600 104 185.71 4 85.71 200 2009 25000 4200 13800 120.19 223.21 20.19 123.21 208 Tổng lượng khách bình quân = 16130 (nghìn lượt người)

Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân = 1533.33 (nghìn lượt người) Tốc độ phát triển bình quân = 1.0933(lần) hay 109.33%

Biểu đồ biểu hiện biến động lượng khách nội địa giai đoạn 2000 - 2009

Nhận xét:

Theo kết quả trên, lượng khách nội địa bình quân giai đoạn 2000 – 2009 là 16130(nghìn lượt người), lượng tăng bình quân của các năm là 1533.33 (nghìn lượt người), tốc độ bình quân của các năm là 9.33%. Năm 2009 có lượng tăng tuyệt đối so với năm 2008 là 4200(nghìn lượt người) là cao nhất tương ứng với tốc độ tăng 20.19%. Năm 2003 có lượng tăng tuyệt đối so với năm 2002 là thấp nhất trong giai đoạn này, đạt 400(nghìn lượt người) tương ứng với tốc độ tăng 3.17%.

Năm 2009, trong khi lượng khách quốc tế giảm so với 2008 thì lượng khách nội địa lại tăng cao. Có được kết quả khả quan này là nhờ những nỗ lực của ngành du lịch trong việc triển khai chương trình khuyến mãi “Ấn tượng Việt Nam” (giảm giá từ 30 – 50% áp dụng từ tháng 1- 12/2009 cho các tour trọn gói). Chương trình đã thu hút sự tham gia của 120 khách sạn từ 1-5 sao, 101 doanh nghiệp lữ hành, hơn 300 tour đã được khuyến mại từ 30-50%, hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng đã giảm giá vé cho một số đường bay nội địa…Nhờ đó đã thu hút đông đảo lượng khách nội địa. Thị trường du lịch nội địa luôn sôi động, đặc biệt là từ tháng 3 – 10/2009.

Trong năm 2003, do dịch viêm đường hô hấp hoành hành, người dân hạn chế đi du lịch để tránh dịch khiến lượng khách nội địa năm đó giảm cùng với lượng khách quốc tế. Ngày nay cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống của người dân ngày càng cải thiện và năng cao, dẫn đến nhu cầu đi du lịch của người dân nước ta

càng tăng, góp phần nâng cao lượng khách du lịch nội địa và tăng doanh thu cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung.Trong bối cảnh đó, ngành Du lịch Việt Nam thực sự đã có rất nhiều cố gắng để đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Các sự kiện du lịch nằm trong Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2003 đã được tổ chức đều khắp trong năm như lễ hội Yên Tử, năm Du lịch Hạ Long, kỷ niệm 350 năm Khánh Hòa, lễ hội Quảng Nam - Hành trình di sản, kỷ niệm 100 năm Sapa, liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội, liên hoan du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, kỷ niệm 110 năm Đà Lạt, SEA Games 22… Đặc biệt việc Việt nam đã nhanh chóng đấy lùi được dịch bệnh SARS và sự thành công rực rỡ của Seagames 22 đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ cho khách quốc tế về một Việt Nam xinh đẹp - an toàn và thân thiện. Đây sẽ là bước đệm rất lớn cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2004 – năm với những sự kiện như Du lịch Điện Biên Phủ 2004, Con đường Di sản miền Trung, Festival Huế 2004.

2.2.1.2 Nghiên cứu xu hướng biến động số khách trong nước qua thời gian

Dạng hàm Hàm xu thế SE Tỉ số tương quan (R) Tuyến tính yˆ = 8166.67 + 1447.88*t 1346.8425 0,9605 Parabol yˆ = 11508.33 – 222.95*t + 151.89*t2 576.9358 0,9938 Bậc 3 yˆ = 10713.33 + 4822.17*t – 0.99*t2 + 9.26*t3 586.6287 0,9945 Hypebol yˆ = 19319.03 - 10887t .90 3630.4412 0,8825 Hàm mũ yˆ = 9619.67*1.09t 925.1950 0,9830

So sánh các SE, SE hàm bậc 3 là nhỏ nhất và R lớn nhất. Tuy nhiên để quyết định chọn hàm xu thế, phải kiểm định các tham số của hàm đó. Trong các hàm trên, chỉ có hàm xu thế hàm mũ phù hợp ( có Sig T < 0,025 ), do vậy hàm mũ là hàm xu thế biểu diễn tốt nhất xu thế phát triển cơ bản của lượng khách nội địa ngành du lịch Việt Nam.

2.2.1.3 Dự đoán số lượt khách trong nước năm 2010

Dự đoán Lượng khách nội địa năm 2010

Đơn vị: triệu đồng

Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng

Giới hạn dưới Giới hạn trên

2.2.2 Biến động số khách quốc tế

2.2.2.1 Các chỉ tiêu biểu hiên biến động số lượng khách quốc tế giai đoạn 2000-2009 2009 Số lượt khách quốc tế (nghìn lượt người) Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối (nghìn lượt người) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (hoặc giảm) (%) Giá trị tuyệt đối của 1% tăng Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc 2000 2140.2 - - - - - - - 2001 2330.8 190.6 190.6 108.91 108.91 8.91 8.91 21.402 2002 2628.2 297.4 488 112.76 122.8 12.76 22.8 23.308 2003 2429.6 -198.6 289.4 92.44 113.52 -7.56 13.52 26.282 2004 2927.8 498.2 787.6 120.51 136.8 20.51 36.8 24.296 2005 3467.8 540 1327.6 118.44 162.03 18.44 62.03 29.278 2006 3583.7 115.9 1443.5 103.34 167.45 3.34 67.45 34.678 2007 4171.5 587.6 2031.3 116.4 194.91 16.4 94.91 35.837 2008 4253.7 82.2 2113.5 101.97 198.75 1.97 98.75 41.715 2009 3772.4 -481.3 1632.2 88.69 176.26 -11.31 76.26 42.537

Tổng lượng khách bình quân = 3170.57 (nghìn lượt người) Lượng tăng tuyệt đối bình quân = 181.36 (nghìn lượt người) Tốc độ phát triển bình quân = 1.065 (lần) hay 106.5%

Biểu đồ biểu hiện biến động lượng khách quốc tế giai đoạn 2000 - 2009

Nhận xét:

Qua kết quả tính toán trên cho thấy, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 tăng giảm không đồng đều. Tổng lượng khách quốc tế bình quân là 3170.57 (nghìn lượt người), lượng tăng tuyệt đối bình quân của các năm là 181.36 (nghìn lượt người), tốc độ tăng của các năm là 0.065%. Trong giai đoạn này, năm 2007 có lượng tăng tuyệt đối so với năm 2006 là cao nhất đạt 587.6 (nghìn lượt người) tương ứng với tốc độ tăng 16.4%. Năm 2009 có lượng giảm tuyệt đối so với năm 2008 là cao nhất trong giai đoạn này, đạt 481.3(nghìn lượt người) tương ứng với tốc độ giảm 11.31%.

Năm 2002, Nhà Nước ra quyết định bãi bỏ chênh lệch giá cả du lịch giữa du khách trong nước và du khách nước ngoài, do vậy số khách nước ngoài đã tăng lên.

Năm 2003 là năm tồi tệ nhất của ngành du lịch thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng với dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS). Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Châu Á trong đó có Việt Nam, do đó làm lượng khách quốc tế giảm. Tuy nhiên, cuối năm dịch bệnh được khống chế nên lượng khách quốc tế được cải thiện.

Năm 2004 đạt lượng tăng tuyệt đối là 498.2(nghìn lượt khách) so với năm 2003, tương ứng với tốc độ tăng 20.52%, tốc độ tăng cao nhất trong giai đoạn này. Mặc dù phải đương đầu với đại dịch cúm gia cầm hoành hành nhưng nạn dịch chết người đó không làm nhiều du khách quốc tế lo sợ. Thay vào đó nhờ sự mới mẻ, du lịch Việt Nam và các chương trình xúc tiến đã “lôi kéo” lượng lớn ngoài dự kiến khách nước ngoài trong năm 2004. Trong năm 2004, Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan trọng cũng như các chương trình lễ hội lớn quy mô quốc gia và địa phương nên đã thu hút một lượng khách lớn (như Năm du lịch Điện Biên, Festival Huế, Con đường di sản miền Trung…). Trong đó phải kể đến việc miễn visa cho thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc nên tạo cơ hội mới thu hút khách du lịch ở hai quốc gia này đến Việt Nam (lượng khách Nhật tăng lên 30% so với năm 2003, lượng khách Hàn Quốc tăng cao hơn 40%).

Trong khâu quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến so với các năm trước thì năm 2005 ngành du lịch Việt Nam đã làm có tính chuyên nghiệp hơn, quy mô hơn tuy vẫn còn thua kém so với các nước khác. Một trong những cái thiếu của ngành du lịch nước ta là đội ngũ hướng dẫn viên giỏi ngoại ngữ. Sản phẩm du lịch của nước ta vẫn còn ở tình trạng nguyên sơ, chưa được phát huy tốt nên cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ. Năm 2005 là năm có quy mô tăng trưởng lớn nhất, lần đầu tiên tăng được trên 500000 lượt khách quốc tế

Năm 2007 đạt lượng tăng tuyệt đối 587.6 (nghìn lượt người) so với năm 2006, tương ứng với tốc độ tăng 16.4%. Năm 2007 đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn này, lần đầu tiên lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt mốc trên 4 triệu lượt khách. Với tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn, hệ thống sản phẩm dịch vụ đang ngày càng hoàn thiện, vị thế quốc tế của đất nước được nâng cao cùng sự ổn định về chính trị - xã hội, Việt Nam đang là điểm đến thu hút đông khách quốc tế. Tạp chí du lịch Conde Nast Traveller cũng đã bình chọn Việt Nam là một trong 20 điểm đến được yêu thích nhất năm 2007. Trong năm này, ngoài các loại hình du lịch truyền thống, Việt Nam đang là một trong những “điểm nóng” của loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp tổ chức hội nghị, sự kiện). Lượng khách đến Việt Nam theo hình thức này tăng khoảng 33% so với cùng kì năm trước. Với những thuận lợi trên, năm 2007 là năm đầy vui mừng đối với ngành du lịch Việt Nam, hoàn thành kế hoạch đón từ 4,0 – 4,4 triệu lượt khách quốc tế.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2008 chỉ tăng nhẹ so với năm 2007. Cụ thể, lượng tăng tuyệt đối so với năm 2007 đạt 82.2 (nghìn lượt người), tương ứng với tốc độ tăng 1.97%. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu là nguyên nhân chính dẫn của việc không đạt được mục tiêu đón từ 4.8 – 5 triệu lượt khách quốc tế hồi đầu năm 2008 đặt ra. Giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí hàng không tăng, khiến nhu cầu du lịch giảm hoặc chọn những địa điểm gần, đi ngắn ngày, ưu tiên các dịch vụ giá rẻ. Bên cạnh đó, những biến động của tình hình kinh tế trong nước cùng hàng loạt những bất cập liên quan đến cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ và nguồn nhân lực chưa được khắc phục đã làm giảm sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với du khách quốc tế.

Suy thoái kinh tế và dịch bệnh khiến ngành du lịch năm 2009 chỉ đón được 3772.4 (nghìn lượt người) khách quốc tế, lượng giảm tuyệt đối so với năm 2008 là 481.3 (nghìn lượt người), tương ứng với tốc độ giảm 11.31%. Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm này là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến người dân phải thắt chặt hơn trong chi tiêu. Thêm nữa, dịch cúm A/H1N1 lại bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên suy thoái kinh tế toàn cầu là một trong những lý do nhưng không phải là lý do chính, bởi trong năm 2009, trong khi nước ta chỉ đón được khoảng 3772.4 (nghìn lượt khách) thì Thái Lan đón 15 triệu, Malaysia 22 triệu, Trung Quốc 126 triệu lượt khách. Điều này cho thấy, sự giảm sút số lượng khách nước ngoài còn nằm ở những khó khăn chủ quan như giao thông chưa thuận lợi, giá dịch vụ cao, ô nhiễm môi trường, thiên tai…Theo đánh giá thì hiện nay chất lượng du lịch dịch vụ ở nhiều nơi còn thấp, môi trường của các điểm đến nổi tiếng như Hạ Long, Sa Pa, Đà Lạt… đang bị xâm hại trầm trọng, không giữ được nét đẹp ban đầu.

2.2.2.2 Nghiên cứu xu hướng biến động số khách quốc tế qua thời gianDạng hàm Hàm xu thế SE Tỉ số tương Dạng hàm Hàm xu thế SE Tỉ số tương quan (R) Tuyến tính yˆ = 1841.60 + 241.63*t 284.7176 0,9388 Parabol yˆ = 1693.49 + 315.69*t – 6.73*t2 298.7067 0,9411 Bậc 3 yˆ = 10713.33 + 4822.17*t – 0.99*t2 + 9.26*t3 586.6287 0,9945 Hypebol yˆ = 3784.67 - 2096t .65 550.4297 0,7460 Hàm mũ yˆ = 2001.69 *1.08t 313.2146 0,9460

So sánh các SE, SE hàm bậc 3 là nhỏ nhất và R lớn nhất. Tuy nhiên để quyết định chọn hàm xu thế, phải kiểm định các tham số của hàm đó. Trong các hàm trên, chỉ có hàm xu thế hàm mũ phù hợp ( có Sig T < 0,025 ), do vậy hàm mũ là hàm xu thế biểu diễn tốt nhất xu thế phát triển cơ bản của lượng khách quốc tế ngành du lịch Việt Nam.

2.2.2.3 Dự đoán số lượt khách quốc tế năm 2010

Dự đoán Lượng khách quốc tế năm 2010

Đơn vị: triệu đồng

Năm Dự đoán điểm Dự đoán khoảng

Giới hạn dưới Giới hạn trên

2010 4748.48249 3729.91525 6045.20061

Các giải pháp cơ bản phát triển du lịch ở nước ta

a. Giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch du lịch là một hoạt động cơ bản đối với tất cả các khu vực nơi đến du lịch, đặc biệt trong môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi như hiện nay. Mặc dù, một số nơi đã thực sự phát triển mà không cần sự quy hoạch nào, nhưng những nơi này cuối cùng sẽ chịu phải hậu quả nghiêm trọng vì đã không cân nhắc thận trọng sự ảnh hưởng của các tình huống trong tương lai.

Trước đây, quy hoạch thường liên quan đến việc sắp xếp không gian lãnh thổ thông qua mô hình sử dụng đất đai, kiến trúc phong cảnh và kiến trúc xây dựng. Những năm gần đây, nó được bổ xung thêm các yếu tố kinh tế và xã hội. Vì vậy, quy hoạch là một thể đa chiều và hướng tới thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ. Đồng thời quy hoạch cũng đề cập tới một chương trình hành động trong nhiều khả năng đặt ra. Nó cũng

liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu và mục đích cơ bản cho khu vực nơi đến làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.

Việc quy hoạch là rất cần thiết đối với sự phát triển của các ngành nói chung và ngành du lịch nói riêng, nó giúp cho du lịch phát triển một cách bền vững, khai thác tốt các tiềm năng và giảm những tác động xấu do du lịch gây ra. Du lịch Việt Nam trong thời gian qua tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng nó mới chỉ dừng lại ở việc khai thác theo hướng “ăn xổi” mà chưa phát triển được theo chiều sâu và chưa khai thác hết được mọi tiềm lực. Mặt khác, do phát triển thiếu quy hoạch đồng bộ. thống nhất nên hoạt động du lịch ở nước ta còn rời rạc, lẻ tẻ. ta cần nghiên cứu, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đất nước, quy hoạch các vùng du lịch trọng điểm. Do quy hoạch du lịch rất quan trọng nên trong quá trình lập kế hoạch cần phải khảo sát, phân tích, cân nhắc cẩn thận các yếu tố môi trường để xác định loại hình phát triển và vị trí thích hợp nhất. Ở nước ta những năm qua, tình hình tổ chức du lịch tự phát ở các địa phương diễn ra ồ ạt đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường du lịch, khiến các di tích, dnah lam bị xuống cấp trầm trọng. Nhà nước cần đưa ra các quy hoạch về vùng du lịch, điểm du lịch để các địa phương định hướng khai thác và phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất.

b. Giải pháp về sắp xếp lại hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh du lịch

Để có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch giai đoạn 2001- 2010, cần kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý tương ứng chức năng, nhiệm vụ của một ngành kinh tế mũi nhọn và yêu cầu của sự phát triển trong xu thế hội

Một phần của tài liệu Phân tích thống kê biến động kết quả kinh doanh ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w