Xem xét yếu tố nghề nghiệp ảnh hưởng như thế nào đến mục đích, sự thỏa mãn cũng như phản ứng của họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của người nước ngoài du lịch ở Việt Nam và các giải pháp Marketing để nâng cao mức độ thỏa mãn (Trang 27 - 33)

đích, sự thỏa mãn cũng như phản ứng của họ.

Nghề nghiệp của khách du lịch

Frequenc

y Percent Valid Percent Cumulative Percent Vali

d giam doc dieu hanh 10 6.7 6.7 6.7 chuyen vien

thong ke 5 3.3 3.3 10.0

giao vien 25 16.7 16.7 26.7

sinh vien 20 13.3 13.3 40.0

nghi huu 20 13.3 13.3 53.3

nguoi giup viec 5 3.3 3.3 56.7

nhan vien ky

thuat 10 6.7 6.7 63.3

hoa sy 10 6.7 6.7 70.0

quan ly 5 3.3 3.3 73.3

cac nghe khac 40 26.7 26.7 100.0

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, chiếm phần trăm lớn nhất lại là các nghề khác với 26,7%

Đây là một sự hạn chế trong quá trình mã hóa số liệu do không thể liệt kê được hết những nghề mà họ làm. Tuy nhiên, trong số những nghề nghiệp được liệt kê ra thì chiếm nhiều nhất trong số họ vẫn là giáo viên với 16,7%, tiếp theo là sinh viên và những người đã nghỉ hưu với 13,3% những người làm kinh doanh cũng khá nhiều với tổng số là 10%, còn lại là họ làm những nghề khác.

Với nghề nghiệp là giáo viên, họ có nhiều điều kiện để tiếp xúc và tìm hiểu về văn hóa của các nước khác nhau trên thế giới. Việt Nam với bề dày lịch sử và nền văn hóa phương đông nhiều bí ẩn, nền văn hóa đó là những phong tục tập quán, là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,gần đây, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Sau Nhã nhạc Cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa phi vật thể thứ hai của Việt Nam được tôn vinh là di sản của thế giới. Âm nhạc của cồng chiêng Tây Nguyên thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng và kỹ năng chế tác. Từ việc chỉnh chiêng đến biên chế thành dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn, những người dân dẫu không qua trường lớp đào tạo vẫn thể hiện được những cách chơi điêu luyện tuyệt vời. Với người Tây Nguyên, cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng là tài sản vô giá. Âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên không những là một giá trị nghệ thuật đã từ lâu được khẳng định trong đời sống xã hội mà còn là kết tinh của hồn thiêng sông núi qua bao thế hệ. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là "tiếng nói" của con người và của thần linh theo quan niệm "vạn vật hữu linh". Trong lễ công bố Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại, ông Koichiro Matsuura - Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu: “Tôi đã được thưởng thức loại hình âm nhạc cồng chiêng rất riêng của Việt Nam và cũng được thấy những nhạc cụ rất độc đáo trong dàn nhạc cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam, rất tuyệt vời và đặc sắc. Việc công nhân Danh hiệu Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đối với Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là rất xứng đáng”. Điều đó khẳng định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền

thống văn hóa, có nhiều nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Với sinh viên, những người có nhiều thời gian hơn cả, cộng với việc chi phí đến Việt Nam cũng không lớn và nói chung với mức sống bình quân của người nước ngoài thì việc đi du lịch ở Việt Nam thực sự không phải là một chuyện khó. Hơn nữa, sinh viên là những người ở độ tuổi rất thích tìm tòi, khám phá, họ luôn muốn được đi vòng quanh thế giới, đến những địa điểm kì quan và chinh phục những điều khó khăn nhất, do vậy chúng ta có thể dễ dàng thấy họ đi du lịch một mình, cũng có khi đi theo 1 nhóm. Đây thực sự là những khách hang rất tiềm năng để các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nhắm vào, bởi lẽ không phải họ chỉ đi bây giờ, sau này khi họ đã có gia đình, nghề nghiệp ổn định, họ muốn đi du lịch lần nữa với tính chất khác đi thì lúc đó Việt Nam sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng cho họ.

Với những người đã về hưu, họ có nhiều thời gian rảnh rỗi, không bị vướng bận bởi công việc, con cái, họ cũng không phải lo kiếm tiền nữa. Với số tiền mà họ đã tích góp được khi còn trẻ thì bây giờ nhu cầu thư giãn, nghỉ nghơi, đi du lịch của họ là rất lớn.

Đối với những người làm kinh doanh, mục đích cho chuyến đi của họ không hẳn là du lịch, nhưng họ có thể kết hợp nó với công việc, tranh thủ thời gian và cơ hội được đi nước ngoài. Nhưng nói chung điều này còn tùy thuộc nhiều vào tính chất công việc của họ cũng như khoảng thời gian họ có thể ở lại. tuy nhiên, các nhà làm du lịch cũng vẫn nên chú ý đến đối tượng khách hang này bởi lẽ trong tương lai họ có thể trở thành khách du lịch thường xuyên.

Xem xét mối quan hệ giữa nghề nghiệp với thời gian lưu lại Việt Nam.

Theo số liệu phân tích được ta thấy hầu hết những người được hỏi họ mới đến Việt Nam được từ 1-2 ngày( chiếm 33%), tiếp đến là từ 2-4 ngày chiếm 26.7%, kế đến trên 10 ngày chiếm 20%, còn lại là họ ở trong khoảng từ 4-10 ngày. Do vậy chưa thể đưa ra được kết luận về mối liên hệ giữa 2 yếu tố này.

Xem xét mối liên hệ giữa nghề nghiệp với lý do đi du lịch.

Theo như phân tích, hầu hết những người đi du lịch với lý do đưa gia đình đi nghỉ đều là những người đã về hưu chiếm đến 20% trong số những người trả lời có với lý do này, còn lại thì đều là những người đã đi làm, có công việc ổn định như giáo viên, nhân viên kỹ thuật, họa sỹ… khi kết hợp với sự phân tích chéo giữa nghề nghiệp với những người đi du lịch cùng ta có thể dễ dàng thấy được phần lớn những người đã về hưu họ đi theo cặp hoặc đi theo nhóm, những người làm nghề kia cũng hay đi theo cặp hoặc đi cùng với gia đình, với lý do này thì cũng chỉ có những người đã có gia đình hoặc nghỉ hưu thì họ mới thực hiện. Việc đi du lịch theo cặp cũng vậy, chủ yếu là rơi vào những đối tượng đã có việc làm ổn định, thu nhập khá.

Việc đi du lịch để thư giãn thì chủ yếu là rơi vào những đối tượng làm những công việc phải suy nghĩ đầu óc căng thẳng như nhân viên kỹ thuật, chuyên viên thống kê và những người làm kinh doanh, họ đi du lịch thư giãn kết hợp với đi công tác luôn. Những người này đến Việt Nam chủ yếu là để tìm một nơi yên

tĩnh, trong lành, gần gũi với thiên nhiên để giảm stress. Đối tượng này cũng khá phù hợp với điều kiện du lịch ở nước ta hiện nay, bởi vì hầu như các địa điểm tham quan nổi tiếng ở nước ta vẫn chưa được khai thác nhiều, nhiều nơi vẫn còn hoang sơ, nguyên bản, đây chắc chắn sẽ là một đặc điểm thu hút được nhóm khách hang này.

Trải nghiệm thiên nhiên cũng là lý do chủ yếu mà nhóm người đi du lịch này mong muốn. Ngoài ra sinh viên cũng là những người rất thích đi du lịch để trải nghiệm thiên nhiên, họ thường có xu hướng đi một mình, đôi khi đi theo nhóm để có thể dễ dàng đến những địa điểm mà họ thích với chi phí rẻ.

Như đã nói ở trên, văn hóa cùng với các di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể là một thế mạnh của du lịch Việt Nam, vì thế hầu như tất cả các đối tượng được liệt kê ở trên, cho dù mục đích chủ yếu của họ là gì thì họ cũng đều có them một điểm nữa đó là tìm hiểu văn hóa và các di sản.

Du lịch mạo hiểm, hình thức này ngày càng được các bạn trẻ ưa chuộng. Với nguồn lực là thiên nhiên đa dạng, phong phú, có nhiều núi cao, vực sâu và hang động, VN sẽ là điểm du lịch mạo hiểm hấp dẫn, thu hút một số lượng đông đảo khách du lịch quốc tế. Bắt đầu xuất hiện tại VN từ cuối những năm 90, nhưng phải đến tận bây giờ, du lịch mạo hiểm vẫn chưa tìm được chỗ đứng riêng cho mình, vẫn ở dạng các tour du lịch sinh thái, hoặc những chuyến du lịch "về nguồn" mang tính chất tự phát. Vài năm trở lại đây, du lịch mạo hiểm đã có những nét khởi sắc mới.

Những tour du lịch mạo hiểm mang tính chất khai sinh như ở Đà Lạt đã không thu hút được nhiều sự chú ý của du khách, cả trong nước và quốc tế. Trước đây, do chưa có tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, những tour du lịch như thế này thường chỉ được kéo dài trong một khoảng thời gian rất ngắn và các dịch vụ bổ trợ đi kèm là rất thiếu thốn. Các tour du lịch vẫn còn mang nặng tính chất "cưỡi ngựa xem hoa". Các du khách thường được các tourguide dẫn đi theo những lối mòn, nặng về nhìn ngắm mà thiếu đi tính mạo hiểm, vốn là đặc tính cơ bản của chuyến đi.

Nhưng nay, với sự đầu tư của các doanh nghiệp vào trang thiết bị để phục vụ du khách. Du khách sẽ được tự mình trải nghiệm những cảm giác mạo hiểm, đầy thử thách. Với những bộ đồ leo núi được trang bị hay những chiếc canyoing tự mình điều khiển... du khách sẽ không chỉ có cơ hội khám phá thiên nhiên hoang sơ mà còn có cơ hội khám phá ngay chính bản thân mình. Tuy nhiên, du lịch mạo hiểm cũng đòi hỏi du khách những tố chất nhất định: lòng dũng cảm và thể lực khỏe mạnh. Để tham gia một tour như vậy, các du khách phải đăng ký trước một thời gian. Trước chuyến đi, các du khách phải trải qua một kỳ huấn luyện nhỏ về thể lực. Đây không phải là một kỳ huấn luyện bắt buộc như một trại khổ luyện, mà du khách có thể tự rèn luyện ở nhà. Ngoài ra, vấn đề kinh phí cũng đáng để bạn quan tâm. Ngoài lựa chọn một tour du lịch tại các công ty lữ hành, du khách cũng có thể tự tổ chức cho mình những tour du lịch mạo hiểm nhỏ. Chỉ với một chiếc xe máy, bạn có thể cùng với gia đình hay bạn bè có được một chuyến du lịch sống động đầy vui vẻ. Những chiếc xe tay côn, như

Minsk, dễ dàng thuê được ngoài thị trường với giá từ 50 - 60 nghìn một chiếc cho một ngày, sẽ là một chú ngựa sắt rất tốt, cùng bạn rong ruổi trên suốt cuộc hành trình. Với cách này, bạn có thể đi qua nhiều danh lam thắng cảnh, cũng như có thể có một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống hiện thực của từng vùng miền khác nhau trên con đường bạn đi qua. Địa hình Việt Nam với các hoạt động thể thao mạo hiểm kết hợp với du lịch. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong phát triển lĩnh vực này chính là số lượng các hãng dịch vụ còn ít, các tour du lịch còn nhỏ, lẻ, phân tán và chưa thật sự chuyên nghiệp. Du lịch mạo hiểm là một hình thức đi du lịch kết hợp với các hoạt động vui chơi thể thao đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao trong việc tổ chức chương trình vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn cho du khách. Phải có các đoàn thám thính địa hình chuyên nghiệp, nhóm hậu cần chu đáo và quan trọng nhất là luôn giữ thông tin liên lạc thật tốt trong mọi địa hình. "Bên cạnh nguyên nhân thiếu đầu tư để nâng cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức, các công ty du lịch Việt Nam cũng không dám mở rộng các dự án khảo sát để xây dựng tuyến du lịch mạo hiểm mới vì chi phí cao, trong khi dễ bị đối thủ cạnh tranh ăn cắp bản quyền", ông David Trương, trưởng chi nhánh công ty du lịch Elderhostel (Mỹ) tại Việt Nam đã nhận xét về những mặt hạn chế trong việc tổ chức kinh doanh du lịch mạo hiểm ở nước ta. Khám phá thiên nhiên, khám phá sức mạnh của bản thân, vượt qua mọi thử thách. Hấp dẫn, độc đáo và đầy lôi cuốn, các tour du lịch mạo hiểm đang dần trở thành một loại hình du lịch được đa số các bạn trẻ yêu chuộng. Ðiểm khác biệt và là ưu thế so với các loại hình du lịch khác đó là tính độc lập cao trong khám phá, trải nghiệm và mạo hiểm. Vì vậy, các doanh nghiệp du lịch lữ hành cần phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và chính quyền địa phương để nhận được sự hỗ trợ cần thiết khi tổ chức tour nhằm biến hình thức du lịch non trẻ này thành một chương trình chất lượng cao, để lại trong lòng mọi du khách những ấn tượng tốt, những bài học khám phá lý thú về thiên nhiên và con người Việt Nam.

xem xét mối liên hệ giữa nghề nghiệp với chi phí mà họ dự tính cho chuyến đi

Vì việc dự tính chi phí cho chuyến đi nghỉ ở một địa điểm cụ thể còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên việc xem xét mối liên hệ này chỉ là một phần nhỏ trong số đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xét xem nó có liên quan như thế nào để có thể tổng hợp ý kiến một cách đầy đủ nhất.

Nhìn vào bảng chéo phân tích ta có thể thấy, những người dự tính khoản tiền để chi cho 1 chuyến đi tới một địa điểm cụ thể ở nước ta phần lớn là trên 300$ chiếm khoảng 43,3%, họ chủ yếu là những người đã nghỉ hưu, giáo viên, nhân viên kỹ thuật. ở mức dưới 100$ thì phần lớn là sinh viên đi du lịch một mình, các nghề khác hầu như không có, có lẽ do những người này vẫn còn đi học, việc kiếm tiền của họ

cũng không quá quan trọng và cũng không chiếm quá nhiều thời gian, số tiền đi làm thêm này cũng không phải quá lớn để họ có thể chi tiêu nhiều cho một chuyến đi du lịch như những đối tượng khác, do vậy, việc chi tiêu của họ tại một địa điểm du lịch cũng có phần hạn chế hơn. Những người làm kinh doanh thì chi tiêu dự tính của họ dải đều từ 100$ đến hơn 300$, có sự chênh lệch lớn như vậy bởi vì những người làm kinh doanh có nhiều khi họ được trợ cấp từ công ty khi đi làm việc, họ có thể tranh thủ thời gian này để đi du lịch luôn nên chi phí dự tính của họ có thể thấp hơn một chút, nếu như trong trường hợp không nhận được sự đài thọ từ công ty thì số tiền dự tính của họ cũng không phải là ít.

I.3.Xem xét tỷ lệ việc khách du lịch họ thường đi du lịch một mình hay đi

du lịch với những đối tượng nào nữa. Những người đi cùng trong chuyến đi

di du lich voi ai

Frequenc

y Percent Valid Percent Cumulative Percent Vali

d

di mot minh 40 26.7 26.7 26.7

di theo mot cap doi 55 36.7 36.7 63.3

gia dinh 20 13.3 13.3 76.7

di theo nhom va co

tre em 10 6.7 6.7 83.3

di theo nhom va

khong co tre em 20 13.3 13.3 96.7

truong hop khac 5 3.3 3.3 100.0

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, phần lớn những người đi du lịch họ đi theo cặp, trường hợp này chiếm đến 36,7%, tiếp đến là trường hợp họ đi du lịch một mình chiếm 26,7%, đi cùng gia đình và đi theo nhóm mà không có trẻ em đi cùng thì ít hơn chiếm 13,3%, ít nhất là đi theo nhóm mà có trẻ em đi cùng chiếm 6,7% , còn lại 3,3% là trường hợp khác. Kết quả này cho thấy xu hướng đi du lịch hiện nay là họ tự đi du lịch đến Việt Nam, không thông qua các tổ chức du lịch. Sở dĩ như vậy là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mức độ thỏa mãn của người nước ngoài du lịch ở Việt Nam và các giải pháp Marketing để nâng cao mức độ thỏa mãn (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w