I E= T*R
7. String concatenation (&) 8 Like, Is
Thí dụ về qui trình tính biểu thức
Thí dụ sau là biểu thức tính giá trị mới của phần tử Display trong chương trình MiniCalculator trong trường hợp người dùng mới nhập thêm 1 ký số ở phần lẻ, trong đó :
§ dblDispValue là biến chứa trị của Display.
§ intNegative là biến miêu tả dấu của trị Display (1 : dương, -1 : âm). § d là biến chứa ký số mới nhập.
§ bytPosDigit là biến miêu tả vị trí ký số vừa nhập ở bên phải dấu '.'.
dblDispValue = dblDispValue + intNegative * d * (10 ^ -bytPosDigit)
Ghi chú : theo thứ tự, toán tử lũy thừa được tính trước toán tử -, nhưng ở đây để tính được luỹ thừa, ta buộc phải xác định được toán hạng đi sau nó và như vậy toán tử - phải được tính trước trong trường hợp này.
7.5 Kiểu của kết quả của biểu thức
Sau khi biểu thức được tính toán, nó sẽ tạo ra 1 kết quả, kết quả này phải thuộc 1 kiểu dữ liệu nào đó, ta nói đây là kiểu dữ liệu của kết quả của biểu thức. Một số ghi chú tổng quát sau đây về kiểu của biểu thức :
§ biểu thức dùng toán tử so sánh luôn có kết quả kiểu Boolean. § biểu thức dùng toán tử luận lý luôn có kết quả kiểu Boolean.
§ biểu thức dùng toán tử một ngôi như toán tử số học, toán tử bitwise luôn có kết quả kiểu tương ứng với toán hạng bị tác động (thí dụ not m sẽ có kết quả kiểu Byte nếu m thuộc kiểu Byte).
§ biểu thức dùng toán tử hai ngôi như toán tử số học, toán tử bitwise luôn có kết quả kiểu tương ứng với 2 toán hạng bị tác động, nếu 2 toán hạng có cùng kiểu (thí dụ i + j sẽ có kết quả kiểu Byte nếu i, j đều thuộc kiểu Byte).
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
http://www.foxitsoftware.com For evaluation only.
Chương 8