Dịch bệnh tác động đến Du lịch

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Du lịch (Trang 27 - 34)

Dịch bệnh là mối đe doạ rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. Dịch bệnh mang đến chết chóc, gây chao đảo kinh tế, bất ổn chính trị, rối ren xã hội, huỷ hoại văn hoá… Xã hội ngày càng văn minh, kinh tế ngày càng phát triển, các ngành công nghiệp nặng đua nhau ra đời, việc chạy đua vũ trang, chiến tranh sinh học,... Tất cả những cái đó mang lại những dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử… Sự xuất hiện của những căn bệnh nan y như ung thư, HIV, SARS, virus H5N1, H1N1,… và những biến thể không kiểm soát được xuất hiện và lan rộng trên thế giới, reo rắc tang thưong và lo sợ lên toàn nhân loại…

Liệu trong một bối cảnh như vậy có một ai còn nghĩ đến việc đi chơi, nghỉ dưỡng, thưởng thức cuộc sống, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, … khi trước mắt là hàng loạt những nguy hiểm, những mầm bệnh chực chở ở những vùng đất mình sắp đặt chân đến… Chính vì thế Du lịch chịu tác động mạnh mẽ từ dịch bệnh…

Sau đây là một số tư liệu tiêu biểu vể sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến ngành Du lịch:

Dịch cúm gia cầm ảnh hưởng đến du lịch

Ngày 27-1-2004, Chi nhánh Công ty Liên doanh Du lịch Apex VN tại Hà Nội nhận được thông báo chính thức hủy tour leo đỉnh Phăngxipăng của một đoàn hơn 20 khách du lịch Nhật Bản vì cúm A. Theo phản ánh của các công ty du lịch, lượng khách giảm chủ yếu là từ các nước Âu – Mỹ nhưng khách du lịch Nhật Bản cũng giảm mạnh vì người Nhật thường rất thận trọng. Riêng Công ty Apex VN (chỉ đón khách Nhật) đã bị hủy một số đoàn với khoảng 200 khách Nhật Bản.

Ông Trương Nam Thắng, Giám đốc Chi nhánh Công ty Liên doanh Dịch vụ Du lịch OSC – SMI, cho biết lượng khách Âu - Mỹ - Nhật của công ty đã giảm 25% – 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Giám đốc Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội, ông Lưu Nhân Vinh, cho biết một số đoàn khách du lịch từ châu Âu dự định đến Việt Nam qua công ty đã hủy chuyến vô thời hạn.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Vũ Tuấn Cảnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết những biện pháp đầu tiên được đưa ra bước đầu có thể là sẽ yêu cầu các khách sạn, các cơ sở phục vụ du lịch theo tour, tuyến hạn chế việc giết mổ gia súc mà chủ yếu sử dụng các sản phẩm đã qua chế biến. Theo ông Cảnh, dịch cúm gà sẽ không có tác động nặng nề như dịch SARS trước đây nên: “việc xem xét đưa ra các giải pháp trước mắt phải có mức độ”.

Nhiều khách nước ngoài đã bắt đầu hủy các chuyến du lịch tới Việt Nam, nhiều công ty du lịch cũng đang trong tình trạng lo lắng dịch cúm gà sẽ có khả năng gây ảnh hưởng như dịch SARS.

Trao đổi với TS, một số công ty du lịch đều cho biết, nhiều khách nước ngoài vào Việt Nam đã bắt đầu hủy chuyến và họ e ngại tình hình này sẽ dẫn đến ảnh hưởng xấu như kiểu dịch SARS hồi năm ngoái. Ông Đào Ngọc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Du lịch của Công ty Du lịch Dịch vụ Hà Nội Torseco cho biết: ""30% lượng khách nước ngoài đầu năm nay của chúng tôi đã hủy chuyến vào Việt Nam. Chúng tôi đang e ngại con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới nếu những diễn biến của dịch cúm gà và virus H5N1 tiếp tục lan rộng. Mặt khác, khách

nhiên, chúng tôi hy vọng tình trạng này sẽ không tiếp tục diễn biến xấu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng như dịch SARS hồi năm ngoái, lúc đó lượng khách nước ngoài của chúng tôi giảm xuống gần bằng 0.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tập trung vào một số hoạt động hút khách du lịch trong nước, tăng cường chuẩn bị các đợt khuyến mãi, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, đây được xác định là nhóm khách hàng rất tiềm năng. Riêng đợt đầu năm nay, lượng khách đi chùa Hương của chúng tôi đã có những dấu hiệu tăng mạnh"".

Ông Nguyễn Văn Cường, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển của Vietravel đưa ra những nhận xét lạc quan hơn: ""Dịch cúm gà đã bắt đầu ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chúng tôi tuy chưa lớn. Khoảng 50 du khách nước ngoài đặt chuyến dịp đầu năm mới này đến Việt Nam đã hủy chuyến. Tuy nhiên, tin đáng mừng là lượng khách trong nước của chúng tôi từ mùng 1 Tết đến nay đều tăng rất khả quan. Riêng lượng khách nội địa là trên 1.000 người, khách Việt Nam ra nước ngoài là 2.900 người (năm ngoái là chỉ 1.100 khách) và khách nước ngoài vào Việt Nam cũng đạt trên 270 người, chủ yếu là từ Nhật Bản và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, để đề phòng dịch cúm A này lan rộng và có những ảnh hưởng xấu đến hoạt động du lịch như dịch SARS năm vừa qua (Vietravel giảm 30% lượng khách nước ngoài), chúng tôi sẽ tập trung hơn vào việc thu hút khách nội địa, khách nước ngoài đến Việt Nam vì mục đích công việc và mở rộng các tour cho người nước ngoài đang ở Việt Nam"".

Ngành du lịch Châu Á chuẩn bị đối phó tác động của cúm heo.

Ngành du lịch tại châu Á vốn đang phải khó khăn đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nay lại chịu thêm tác động của dịch bệnh cúm heo. Tuy nhiên, thông tín viên Ron Corben của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ từ Bangkok tường trình rằng các chuyên gia ngành du lịch phân tích rằng kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh SARS năm 2003 ở châu Á, tức Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng, có thể sẽ giúp ngành du lịch của khu vực này nhanh chóng khắc phục được tình trạng ế ẩm.

Người phát ngôn Hiệp hội Du h ành Châu Á- Thái bình dương John Koldowski Ngành hàng không và giới hữu trách cửa khẩu ở các nước châu Á đang theo dõi sát hành khách đến, với hy vọng có thể phát hiện và cách ly những người bị nhiễm virút cúm heo.

Người phát ngôn của Hiệp hội Du hành Châu Á-Thái bình dương, ông John Koldowski nói rằng trước đó đã có những hy vọng là ngành du hành của khu vực sẽ phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế vào khoảng cuối năm nay, nhưng giờ đây viễn cảnh này xem ra không chắc chắn.

Ông Koldowski nói: “Sự phục hồi sẽ phụ thuộc vào mức độ nhanh chóng của việc đối phó với dịch bệnh này, khi nào thì tình trạng an toàn mới được xác nhận, và mức độ nhanh chóng của ngành du hành của chúng tôi trong việc khôi phục lại niềm tin nơi khách hàng. Trong tình huống tốt nhất thì cũng phải mất 2 hay 3 tháng, còn trong tình huống xấu nhất thì phải mất đến 6 tháng hoặc hơn.”

Viên chức ở sân bay theo dõi máy đo thân nhiệt hành khách các chuyến bay quốc tế đến sân bay Incheon ở Nam Triều Tiên hôm 28 tháng 4 năm 2009.

Ông Brian Sinclair-Thompson là chủ tịch Hội đồng Đại diện Ngành Hàng không tại Thái Lan. Ông nói rằng giới hữu trách ngành vận tải đã ‘hành động đúng’ trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Ông Sinclair-Thompson nói rằng ngành du hành và chính phủ của các nước đã có được những kinh nghiệm trong quá trình đối phó với cuộc khủng hoảng về dịch bệnh vào năm 2003, khi Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng, gọi tắt là bệnh SARS, bột phát trong khu vực này.

Ông Thompson nói: “Tôi cho rằng chúng ta đã học được nhiều kinh nghiệm trong lần đối phó với dịch bệnh SARS và hiện nay chúng ta được trang bị tốt hơn để có thể phối hợp với nhau nhằm bảo đảm về an toàn y tế cho ngành vận tải công cộng, với các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn và theo dõi dịch bệnh được triển khai đầy đủ.”

Tuy nhiên ông Thompson nói rằng chưa rõ là ngành hàng không sẽ mất bao lâu mới hồi phục. Do tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay trên khắp thế giới, nhiều khách du hành trong năm nay chỉ đặt vé máy bay khi gần tới ngày khởi hành. Tình hình đó khiến cho việc dự đoán xu hướng khó chính xác hơn.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế hồi đầu tuần này nói rằng số lượt hành khách đi máy bay giảm 11% trong tháng 3, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế khó khăn. Khu vực châu Á-Thái bình dương dẫn đầu về mức giảm sút với hơn 14% suy giảm trong mức cầu. Số lượt hành khách ở khu vực Bắc Mỹ giảm hơn 13%.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế trước đó phỏng đoán là số lượt hành khách đi máy bay sẽ giảm đi 2% trong năm nay, và sẽ phục hồi trở lại

trong năm 2010. Tuy nhiên giờ đây, phỏng đoán đó có thể phải được sửa đổi lại.

Các hãng hàng không đã thua lỗ gần 8,5 tỉ đôla trong năm 2008. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế trước đó ước tính rằng mức lỗ của các hãng hàng không sẽ giảm xuống còn khoảng 5 tỉ đôla trong năm nay.

Vốn vẫn còn "ốm yếu" bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ tháng 9-2008 đến nay, các hãng hàng không và du lịch lại đối mặt với mối đe dọa của dịch cúm heo.

Những dấu hiệu đáng ngại đã xuất hiện khi chỉ số chứng khoán của các hãng hàng không như Air France-KLM, British Airways, Lufthansa, Japan Airlines, Cathay Pacific... và các công ty du lịch sụt giảm hàng loạt trên thị trường chứng khoán từ những ngày đầu tuần. Giới đầu tư lo ngại du khách và doanh nhân hủy bỏ các chuyến đi bằng đường hàng không.

Với giả thuyết cúm heo bùng phát ở Mexico, các hãng hàng không của Mỹ và khu vực Mỹ Latin sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất. Tiếp đến là các hãng hàng không của châu Âu. Các hãng hàng không châu Á ít bị tác động hơn do ít có đường bay gắn với khu vực Trung Mỹ. Một tháng trước, IATA dự đoán năm 2009 sẽ là một trong những năm tồi tệ nhất của ngành hàng không.

Trong lĩnh vực du lịch, các hãng du lịch tỏ ra thận trọng trong tình hình dịch bệnh. Phản ứng đầu tiên của hãng du lịch cỡ lớn TUI (Đức) là quyết định tránh toàn bộ các chuyến đi đến Mexico cho đến ngày 4-5, đồng thời cho toàn bộ các hành khách đăng ký hành trình du lịch đến Mexico được chuyển đổi điểm đến thay thế.

Hãng Thomas Cook của Anh thông báo hủy bỏ toàn bộ các chuyến du lịch đến Cancun, một khu du lịch biển nổi tiếng nhất Mexico. Thậm chí Thomson, một hãng du lịch khác ở châu Âu, còn dự kiến kế hoạch di dời các khách hàng của họ ra khỏi điểm đến này.

Trong khi đó tại Mexico, các khách sạn trở nên trống vắng hơn bao giờ hết! Tỉ lệ đặt phòng tại các khách sạn lớn ở trung tâm Mexico sụt giảm mạnh và chỉ dao động từ 11-15%, trong khi thông thường các khách sạn này ở mức trên 75%, thậm chí đạt 80%.

Theo Cơ quan du lịch Mexico, khách du lịch, trung bình hơn 20 triệu du khách/năm, đang cố gắng tìm cách rời khỏi Mexico càng sớm càng tốt. Và ngay cả sinh viên cũng cố tìm đường thoát khỏi Mexico do lo ngại dịch bệnh và các chuyến bay có thể bị hoãn trong những ngày tới.

Theo Phòng Thương mại - du lịch Mexico, kể từ khi cúm heo bùng phát, ít nhất 18 đoàn khách với khoảng 2.500 người thông báo hủy chuyến. Đây là số du khách đến từ các nước Mỹ, Canada, Nhật, Anh, Bỉ và một số nước khác. Juan de Dios Barba, một quan chức Mexico, khẳng định sẽ còn nhiều thông báo hủy chuyến, chiếm gần 60% trong bốn tuần tới...

Năm 2003, dịch bệnh hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) đã tác động nghiêm trọng đến ngành công nghiệp du lịch thế giới. Cùng năm này, giao thông hàng không của các hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tâm điểm của dịch bệnh SARS, sụt giảm gần 50%. Theo Hiệp hội Vận chuyển hàng không quốc tế (IATA) có khoảng 230 hãng hàng không thành viên và chiếm 93% giao thông hàng không quốc tế. IATA

khẳng định dịch bệnh đã gây thất thu 6 tỉ USD cho ngành hàng không trong năm 2003.

Dịch bệnh xuất hiện kéo theo tang thương, chết chóc; làm trì trệ sự phát triển của kinh tế - xã hội; ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khoẻ của con người; reo rắc kinh hoàng trên toàn thế giới… Du lịch là một ngành dịch vụ đem lại những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn, cơ hội tìm hiểu những nền văn hoá, những kiến thức, mở mang tầm hiểu biết cho mọi người… Vậy nên du lịch và dịch bệnh không bao giờ có thể đứng cạnh nhau, con người không thể tìm thấy niềm vui, sự nghỉ ngơi, sự ham muốn tìm tòi, khám phá khi bất cứ lúc nào sự ốm đau, bệnh tật cũng rình rập, chực chờ trước mắt… Dịch bệnh là một vấn nạn chung của thế giới, của con người; ảnh hưởng tới mọi ngành kinh tế nói chung và ngành Du lịch nói riêng.

***

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành Du lịch (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w