Dùng rất thành thạo 

Một phần của tài liệu Xây dựng E-learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng (Trang 100 - 134)

C. Ý kiến cá nhân

1. Theo bạn nếu thực hiện theo dạy học qua chương trình elearning thì bạn có những khó khăn

……… ……… ……… 2. Theo bạn nếu thực hiện theo dạy học qua chương trình elearning thì bạn có ý kiến đóng góp

……… ……… ………

Chân thành cảm ơn các bạn đã hợp tác!!! Nếu có ý kiến thêm xin đóng góp

Phụ lục 2 : Phiếu hướng dẫn hình thức học tập bằng chương trình E-learning HÌNH THC HC TP BNG CHƯƠNG TRÌNH

E-LEARNING

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING

“Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kỹ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất

được dạy bởi các giáo viên giỏi nhất.” (The Road Ahead, Bill Gates)

E-learning (viết tắt của Electronic Learning: Đào tạo điện tử, Giáo dục điện tử) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ

thông tin và truyền thông. Ngày nay công nghệ E-Learning đổi mới cả phương thức dạy và học:

Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Tính linh hoạt cao

Truy nhập ngẫu nhiên

* E-learning tạo ra cơ hội cho mọi người học tập mọi nơi, mọi lúc, học tập suốt đời.

Đối với sinh viên: E-learning hỗ trợ học tập một cách linh động và tích cực. E-learning cho phép làm việc và học tập trực tuyến, nghiên cứu và làm các bài tập, thi trắc nghiệm. E-learning là một môi trường mới, là cơ hội cho sinh viên, hỗ trợ các bạn học tập tại trường hoặc ở nhà, hay ở cơ quan. E-learning là cách dễ nhất giúp sinh viên tự chủ trong học tập và thực hiện những cam kết học tập của bản thân với thời gian và nỗ

lực của họ. Tìm kiếm thông tin trên hệ thống về môn học của mình, download các nguồn tài nguyên được cung cấp, sinh viên có thể chia sẻ

tài nguyên với nhau trên mạng, tham gia vào việc thảo luận của lớp, chia sẽ việc học của mình với bạn bè, trao đổi ý tưởng với bạn cùng lớp. Tạo môi trường học tập cộng tác giúp cải thiện các khuyết điểm mà các phương pháp truyền thống mang lại như: tạo cho người học khả năng tự

tin hơn khi phát biểu ý kiến của mình (khắc phục được nhược điểm của PPDH theo nhóm nhỏ), ….

Đối với giáo viên: E-learning tạo môi trường giảng dạy mới cho giáo viên, cung cấp công cụ cho giáo viên soạn giảng, tổ chức lớp học, quản lý sinh viên, hướng dẫn sinh viên tham gia thảo luận nhóm, cung cấp tài liệu giảng dạy, cung cấp khả năng cập nhật nhanh các kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy…Nhưng vấn đề kiểm soát lớp học sẽ đặt nặng trên vai giáo viên, nhiều kỹ năng E-learning cần tiếp tục được nghiên cứu đầy đủ hơn.

Vậy E-learning đã đáp ứng những tiêu chí giáo dục mới mà từ trước tới nay chưa từng có: Có thể học mọi nơi, học mọi lúc, học theo sở thích, và học suốt đời (lifelong learning).

II. KẾT HỢP E-LEARNING VÀ CÁCH DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG NHƯ THẾ NÀO?

1. Vai trò người giáo viên: Trong dạy học e-learning cũng như truyền thống, vai trò của người giáo viên là thiết yếu. Người giáo viên có thể xuất hiện dưới dạng ảo hay thực tùy nội dung cần giảng dạy…

2. Tổ chức những buổi hội thảo, thảo luận qua mạng hoặc trực tiếp tại lớp dưới sự chủ trì của giáo viên.

3. Tạo một Room trên mạng để giáo viên và tất cả các học viên có thể tương tác trực tiếp (chat, voice chat nhiều người).

4. Trong dạy học tại lớp truyền thống nên kết hợp chiếu các đoạn phim liên quan đến bài học cho học sinh làm quen dần với công nghệ hiện đại.

5. Lên kế hoạch học tập cụ thể, giao bài tập cho học sinh, sinh viên để có thể

gặp nhau trao đổi trực tiếp hoặc qua diễn đàn học tập.

6. Kiểm tra, đánh giá học sinh có thể dùng hình thức trắc nghiệm tại lớp trên giấy hoặc làm ngay trên máy tính.

7. Tăng cường học nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm và thực hiện các dự án học tập theo nhóm

8. Kiểm tra, đánh giá học sinh theo nhóm học tập.

9. Trong lớp học truyền thống, cần tập cho học sinh, sinh viên dần quen với việc tìm tài liệu trên mạng, chia sẻ tài liệu bằng cách cho đề tài, giới thiệu

địa chỉ những trang web liên quan, những tài liệu tham khảo.

10. Trong các lớp học truyền thống, giáo viên cần đưa công nghệ thông tin vào trong giảng dạy qua các giáo án điện tử, các bản tin, bài viết trên mạng và cả trò chơi điện tử cho môn học (nếu có).

III. HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THAM GIA HỌC BẰNG CHƯƠNG TRÌNH E-LEARNING

1. Chuẩn bị

- Có 1 địa chỉ mail ( gmail hay yahoo).

- Vào internet đánh địa chỉhttp://hoclieumo.com .

- Vào khu đăng nhập, nhấp vô “Đăng kí tài khoản”, sẽ mở ra trang đăng kí, SV

điền đầy đủ thông tin như sau:

+ Tên đăng nhập là : mã số SV.

+ Mật khẩu là ngày tháng năm sinh (ví dụ : 15041990). + Sau khi nhập xong nhấp nút Tạo tài khoản.

+ Nhấp vô “ Các khóa học”

+ Bạn vào mục Hóa học\ Hóa học Đại cương

+ Máy hỏi bạn có muốn tham gia khóa học này không? Nhấp “Có”, Trang hóa học đại cương được mở ra, SV học bài 9.

*** Mọi khó khăn liên lạc với GV qua mail : phuchaucdct@gmail.com. Nick chat : victory1422002@yahoo.com (địa chỉ này chỉ có chát, không kiểm tra thư).

2. Quá trình học tập

2.1. Nhiệm vụ của SV (xem thêm phần II) - SV truy cập bất kì giờ nào khi có thời gian.

- SV đọc tài liệu, xem các bài giảng, làm bài tập trực tuyến, tham gia viết bài gửi bài lên. Các nhóm trưởng có nhiệm vụ tập hợp bài và gửi bài chính thức cho GV. - SV có thắc mắc thì vô diễn đàn hỏi. Khi tìm tài liệu có thể tìm trên mạng, có thể tham khảo sách trên thư viện, báo chí.

- Tham gia đầy đủ các công việc giáo viên giao.

- Sinh viên học bài 9 hoàn toàn thông qua chương trình elearning, không có buổi nào tại lớp. GV chỉ sắp xếp ra 1 buổi trao đổi với SV để tổng kết mọi hoạt động và làm bài kiểm tra. Còn giờ học bình thường các bạn sẽ online trao đổi học tập. 2.2. Nhiệm vụ của GV

- Chia nhóm, thông báo công việc của từng nhóm, giờ online của giáo viên đối với từng nhóm để giải đáp các thắc mắc của các bạn qua hộp chat trực tiếp.

- Giải đáp các thắc mắc trong diễn đàn (offline).

- Nhận bài tiểu luận từ nhóm trưởng của các nhóm, đánh giá thông báo điểm. - Chủ trì mọi hoạt động trêm website.

3. Đánh giá:

- GV thống kê : điểm danh (chính xác ngày giờ online), công việc các SV làm (làm bài tập online, nộp bài tiểu luận, thảo luận…)  GV cho điểm.(1)

- Cuối bài 9, có 1 bài kiểm tra 20 phút ( trắc nghiệm giấy )  GV cho điểm.(2) - GV cộng hai cột điểm (1) và (2). SV sẽ có điểm TB học bằng e-learning. Điểm này là điểm KT lần II.

- Cuối khóa, SV làm bài thi cuối kì bình thường như các môn học khác.

IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC

* Thời gian tiến hành học bằng chương trình elearning dự định trong 2 tuần ( 12/01/2008 và 08/02/2009).

Trong thời gian nghi tết bạn có nhiều thời gian để nghiên cứu và học tập thêm chương trình này.

* Vấn đề chia nhóm

- Lớp có 110 SV, tôi chia ra 11 nhóm, mỗi nhóm 10 SV tính theo thứ tự

danh sách từ trên xuống.

- Các bạn thảo luận, phân công tìm kiếm tài liệu trên mạng, sách, tạp chí…để hoàn thành chủ đề thảo luận. Sau đó, nhóm trưởng sẽ tập hợp bài lại gửi bài thông qua mục “Nộp bài tiểu luận”.

- Mọi chỉ dẫn, phân công chủ đề cho từng nhóm tôi sẽ viết trong diễn

đàn tin tức của trang web.

V. LỜI KẾT

Đây là 1 chương trình học thông qua -learning thử nghiệm. Mong các bạn Sv hợp tác và có ý thức tự giác trong học tập đểđạt được kết quả cao nhất. Cũng như chúng ta hay thử một lần, như các bạn thấy, trang www.hoclieumo.com

cũng có rất nhiều tài liệu cho các bạn tham gia. Tôi luôn mong muốn các bạn sẽ

trở thành nguồn nhân lực có năng lực thật sự để xây dựng xã hột phát triển. Chính giờđây, khi các bạn đang là SV hãy nổ lực hết mình học tập nhé!!!

Phụ lục 3 : Phiếu hướng dẫn SV học bằng E-learning HĐC

HƯỚNG DN SINH VIÊN HC BNG ELEARNING HÓA HC ĐẠI CƯƠNG

I. QUYỀN LỢI

- Giúp SV tiếp cận công nghệ thông tin. - SV tiếp cận 1 phương pháp học tập mới.

- Với chương trình này SV dễ dàng nói lên ý kiến và thắc mắc của mình….

II. NHỮNG CÔNG VIỆC SV CẦN HOÀN THÀNH

- Đọc và nghiên cứu tài nguyên (file word, file powerpoint…).

- Làm bài tập trắc nghiệm trên mạng ( làm cho đến khi bạn vượt qua bài kiểm tra đó : gồm 3 bài).

- Tham gia diễn đàn trao đổi như : thắc mắc về bài học, trả lời các vấn đề mà GV đưa ra trong diễn đàn, gửi các tin tức mới mẻ mà liên quan đến bài học…( Chú ý là các bạn tham gia diễn đàn càng sớm thì càng có nhiều cơ hội gửi bài. Vì trước khi gửi bài SV phải đọc hết tất cả các ý kiến trong diễn đàn và trả lời ý kiến riêng của mình. Sẽ có rất nhiều vấn đề để SV tham gia, các bạn tham gia càng nhiều thì sốđiểm càng lớn)

- Tham gia buổi học trao đổi trực tuyến. III. HƯỚNG DẪN VỀ TRANG WEB 1. Đăng nhập

- Nhập tên đăng nhập và mật khẩu ở phần bên trên góc phải. Chú ý Password phân biệt chữ hoa và chữ thường.

- Sau khi đăng nhập, SV vô phần hóa học đại cương với password (mật khẩu là 888).

- Nhấp vô “Ghi danh tôi trong khóa học này”.

2. Đọc và nghiên cứu tài liệu

- SV kéo xuống bài 9 thấy như hình bên

- Nhấp vô biểu tượng file word (W), flie powerpoint đểđọc hoặc tải về. ( Chú ý một số SV không có máy thì nên chọn máy ở trường, nếu bạn chọn quán net thì phải chọn những quán có môi trường học tập. Vì 1 số quán chỉ dành cho chơi game, không có cài chương trình Word và powerpoint nên SV không xem được.)

- Click (nhấp) vô open để xem trực tiếp hoặc click vô save để lưu.

- Đối với file powerpoint (là dạng file trình diễn)

+ Coi trực tiếp : click chuột sau mỗi trang, khi không coi nữa thì quay về trang đầu bằng cách nhấp vô nút “ back” bên trái.

+ Nếu save (lưu) về nhà xem thì khi mở ra, nhấn F5 để xem, không xem nữa thì nhấp phím “Esc”.

3. Làm bài trắc nghiệm

- SV click vô bài kiểm tra 1, hiện ra hình bên. - Click vô “Bắt đầu kiểm tra”.

- SV làm 1 bài kiểm tra, có thể nhiều lần. Sau mỗi lần,

đều có kết quả. - SV nên làm cho đến khi có kết quả tốt nhất.

- Khi coi đáp án, có ghi rõ : dấu X đỏ lớn là đúng, dấu X màu xanh là đáp án của SV

- Mọi thắc mắc về đáp án, SV lên diễn đàn hỏi.

- Nếu làm lại bài, click vô “Thực hiện lại bài làm”

- Nếu đã đạt, vào ô chuyển tới, cửa sổđổ xuống, chọn mục cần tìm.

4. Tham gia diễn dàn trao đổi

- SV click vô diễn đàn tin tức

- Ởđây có 2 phần:

+ Nếu bạn có bất cứ 1 đóng góp hay 1 tư liệu gì mới, SV có thể tự tạo diễn

đàn, bằng cách click vào “ Thêm 1 chủđề thảo luận mới”.

+ Nếu muốn trả lời chủ đề mà cô đã đưa ra thì nhấp vào tiêu đề “ Vỏ đồ hộp làm bằng gì?”, sau đó click vô phúc đáp. Và viết bài. Bạn có thể thu thập tài liệu

ở trên mạng hay bất cứ ở đâu, viết thành bài, ở dạng file word thì cuối bài phúc

đáp có

Browse, bạn dẫn đường link đến bài trả lời của bạn đã có sẵn trong máy. Sau

5. Tham gia buổi trao đổi trực tuyến: - SV click vào mục trao đổi trực tuyến

- SV click vào “ kích vào đây để vào phòng chat”

- Bạn thấy như hình bên. - Nếu bạn nào không đánh được Tiếng Việt thì không đánh dấu. Nhưng tốt

nhất là đánh dấu GV mới hiểu được.

- Để chuẩn bị, các bạn cần đọc trước tài liệu ở nhà, làm bài tập trắc nghiệm phần

Điện hóa.

- Các bạn ít nhất cũng phải lên trước 1 lần để xem trang web như thế nào. Làm bài tập trước, chuẩn bị các câu hỏi, thắc mắc, bạn cứ viết trên diễn đàn.

- Buổi đầu tiên là thứ 5 ngày 15/01/229 vào lúc 15h30 đến 17h: Gồm 34 SV có tên sau:

Nhóm 1 : 15h30 – 16h Nhóm 2 : 16h – 16h30 Nhóm 3 : 16h30 – 17h

Vòng Vĩnh An Nguyễn Duy Khương Đoàn Hồng Hạnh

Trần Hoàng Ân Huỳnh Tấn Kiệt Nguyễn Văn Tài (vắng) Lê Đình Chung Trần Ngọc Thanh Liêm Lê Văn Tâm

Phùng Phú Cường Bùi Quốc Thiện Bảo Long Phan Thị Tho (vắng) Nguyễn Khương Duy Hùynh Minh Luân Trần Nhật Thông Trần Thế Dương Phạm Hồng Phát Đỗ Quốc Thuần

Phạm Quốc Đức Nguyễn Hữu Phong Võ Hùynh Quốc Toàn Vũ Đại Đức Nguyễn Thị Mỹ Phụng Trần Tấn Trúc

Vũ Minh Đức Lương Đình Quang Lê Cảnh Tuấn

Nguyễn Thanh Hoài Bùi Thanh Quyền Trần Thị Mộng Tuyền Trần Thanh Tùng Phan Hoàng Đại Vệ Nguyễn Văn Cường Phạm Cao Thắng

* Chú ý :

- Các SV còn lại không có tên không nên vào trang web vào các giờ trên để

tốc độ truy cập nhanh.

- Trong khi cô trao đổi với nhóm thứ nhất thì nhóm thứ 2, 3 vẫn vào hộp chát

để xem cô đã trao đổi những gì, mình có thể học được nhiều thứ. - Các buổi tiếp theo cô sẽ thông báo với lớp vào thứ 6.

‘TÔI HỌC TÔI QUÊN, TÔI NHÌN TÔI NHỚ, TÔI LÀM TÔI HIỂU”

Phụ lục 4: Đề và đáp án bài kiểm tra chương Hóa học và dòng điện

Bộ công thương ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

Trường cao đẳng kĩ thuật Cao Thắng HỆ CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

MÔN HÓA ĐẠI CƯƠNG

(Lần II)

Thời gian : 30 phút Ngày : ………tháng 02 năm 2009

Họ và tên sinh viên : ………. Lớp :………...

ĐỀ SỐ II

C©u 1 : Muốn mạ bạc đồng hồđeo tay, người ta điện phân dung dịch AgNO3. Khi

đó đồng hồ đóng vai trò là

A. cực âm hoặc cực dương. B. không làm điện cực, chỉ bỏđồng hồ vào bình điện phân.

C. cực âm. D. cực dương.

C©u 2 : Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của sự điện phân ?

A. Tinh chế một số kim loại như

Cu, Pb, Zn, Fe, Ag, Au...

B. Thông qua các phản ứng để sản sinh ra dòng điện.

C. Mạ Zn, sn, Ni, Ag, Au... bảo vệ và trang trí kim loại

D. Điều chế một số kim loại, phi kim và hợp chất.

C©u 3 : Cho biết suất điện động tiêu chuẩn của pin điện sau:

25oC: Sn(r) │ Sn2+ (1M) ║Ag+ (1M) │Ag(r) Eo = 0,94V

Vậy với nguyên tố 25oC: Sn(r) │ Sn2+ (0,25M) ║Ag+ (0,05M) │Ag(r).

Giá trị sức điện động của nguyên tố trên là

A. 0,92V. B. 0,80V. C. 0,98V. D. 0,88V.

C©u 4 : Điện phân 300ml dung dịch CuSO4 với cường độ dòng điện là 3,86A. Khối lượng kim loại thu được ở catot sau khi điện phân 20 phút là

(Cu = 64; S = 32; O = 16)

A. 1,92 gam. B. 1,28 gam. C. 1,536 gam. D. 3,84 gam.

C©u 5 : Cho E0 (Zn2+/Zn) = −0,763 V và E0 (Cu2+/Cu) = 0,337 V. Vậy suất điện

động chuẩn của pin Zn−Cu : (−) Zn│Zn2+ ║Cu2+│Cu (+) là

A. +0,426 V. B. −0,426V. C. +1,100V. D. −1,100V.

C©u 6 : Khi điện phân dung dịch H2SO4 thì các quá trình nào sẽ xảy ra ở catod và anod? A. Ở catod: 2H+ + 2e → H2.

Một phần của tài liệu Xây dựng E-learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng (Trang 100 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)