Các chính sách nhằm thu hút khách công vụ tại Nhà khách áp dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch công vụ trong nước tại Nhà khách dân tộc (Trang 55 - 59)

- Phụ trách công việc dọn vệ sinh phòng của khách lưu trú Ngoài ra bộ phận buồng cũng chịu trách nhiệm vệ sinh khu vực cầu thang.

2.2.3.Các chính sách nhằm thu hút khách công vụ tại Nhà khách áp dụng.

Nhằm đạt được mục tiêu thu hút khách công vụ đến Nhà khách khách, trong thời gian vừa qua khách sạn đã thực hiện một số chính sách Marketing mix

liên quan đến việc xúc tiến quảng bá sản phẩm cho Nhà khách. Do Nhà khách có quy mô nhỏ nên việc thực hiện và áp dụng các chính sách này cũng đơn giản hơn những cơ sở có quy mô lớn.

2.2.3.1 Chính sách giá.

Giá cả là một thành phần quan trọng trong Marketing hỗn hợp. Nhiều chuyên gia cho rằng giá là một công cụ hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng. Xác định giá và vấn đề cạnh tranh về giá là một vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị kinh doanh cần phải đối mặt. Chính sách giá cả có thể đưa doanh nghiệp lên hàng đầu nhưng một khi áp dụng sai thì nó cũng có thể làm cho cơ sở kinh doanh bị phá sản.

Đầu năm 2008 vừa qua, Nhà khách đã thực hiện chính sách giá ( tăng giá ở một số dịch vụ: dịch vụ lưu trú, dịch vụ giặt là, dịch vụ ăn uống) việc điều chỉnh giá cả này phụ thuộc vào giá cả biến động trên thị trường, ngoài ra Nhà khách cũng có tham khảo qua giá của một số doanh nghiệp cạnh tranh như: Khách sạn Hoa phượng đỏ, Khách sạn La Thành.

Hiện nay số lượng các cơ sở kinh doanh cùng lĩnh vực mọc lên ngày càng nhiều. Đặc biệt hiện nay trên địa bàn Hà nội đã có 8 khách sạn 5 sao. Kể từ khi khách sạn Continential đi vào hoạt động thì số phòng đạt tiêu chuẩn 5 sao ở Hà nội lên tới 3000 phòng. Ngoài ra chưa kể các đối thủ kinh doanh lớn nhỏ trong lĩnh vực nhà hàng, nhà khách. Điều này dẫn đến một thử thách lớn đối với hàng loạt các cơ sở kinh ngành khách sạn, do đó Nhà khách cũng cần tìm mọi phương pháp và có chính sách giá cả đúng đắn, hợp lý phù hợp với khách hàng mục tiêu và phù hợp với mức chất lượng cung ứng.

Theo phân tích ở trên, thì “ sản phẩm du lịch nói chung, sản phẩm của khách sạn nói riêng có đặc điểm mang tính vô hình vì sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ - chiếm khoảng 90%” – TS. Nguyễn Văn Mạnh, Giáo trình Marketing du lịch 2007.

Nhà khách dân tộc vừa mới đưa Trung tâm du lịch dân tộc vào hoạt động, điều này tạo điều hiện thuận lợi cho khách lưu trú tại Nhà khách có nhu cầu đi du lịch. Trung tâm du lịch mới đi vào hoạt động đầu tháng 1 năm 2008, còn non trẻ song đã có một lợi thế là số khách tiềm năng lưu trú tại Nhà khách dân tộc, việc đưa ra loại hình dịch vụ này vừa thoả mãn được nhu cầu đi du lịch của khách hàng, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Nhà khách.

Trung tâm du lịch dân tộc tập trung vào thị trường chính là Trung Quốc, Sigapore, Thái lan...hoạt động ở cả hai lĩnh vực outbound và inbound. Đây là một lợi thế nhằm thu hút khách công vụ trong và ngoài nước đến Nhà khách. Ngoài ra thì các dịch vụ vẫn được giữ nguyên, đây có thể là một chiến lược của Nhà khách nhằm hoàn thiện hệ thống sản phẩm phục vụ khách công vụ.

2..2.3.3. Chính sách phân phối của Nhà khách.

Cũng như các loại hàng hoá, dịch vụ khác, sản phẩm của khách sạn được bán ra cho những khách hàng có nhu cầu. Nhà khách đã sử dụng nhiều kênh phân phối khác nhau nhằm “kéo” khách đến với Nhà khách. Hiện nay Nhà khách có sử dụng ba kênh phân phối chính. Ba kênh phân phối này hoạt động khá hiệu quả.

 Bán hàng trực tiếp: Nhà khách đang tự áp dụng hình thức bán hàng trực tiếp thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tận tay tới khách hàng.

Thông qua môi giới trung gian

Hiện nay Nhà khách đã duy trì được mối quan hệ hợp tác với một số công ty du lịch, là bạn hàng thường xuyên của Nhà khách là: Công ty Du lịch Thanh niên Quảng Ninh, Công ty Du lịch Hòn Gai, Công ty Du lịch Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, Công ty Thương mại Thủ đô, Công ty Du lịch Lào Cao, Công ty Du lịch - Dịch vụ Vạn Hoa, Công ty Du lịch - Dịch vụ dầu khí Quảng Ninh, Công ty Du lich Đường sắt, Công ty Du lịch Phương Việt, Công ty Du lịch Công đoàn Đà Nẵng, Công ty Du lịch Dầu khí Hải Phòng, Công ty Du lịch quốc tế Mê Kông, Công ty Du lịch Hạ Long… Những bạn hàng và đối tác này đã góp phần mở rộng thành phần các đối tượng khách hàng của Nhà khách Dân tộc.

2.2.3.4. Chính sách xúc tiến quảng bá sản phẩm

Nhà khách dân tộc áp dụng chính sách Marketing trực tiếp và hoạt động quảng cáo.

 Hoạt động Marketing trực tiếp:

Nhà khách đã sử dụng những công cụ gián tiếp như dùng: điện thoại, fax, cataloge để thông tin về sản phẩm dịch vụ đang cung ứng cho những khách hàng hiện có và những đối tác của Nhà khách. Việc sử dụng những loại hình này tạo cho khách hàng có cảm giác họ được quan tâm, chú ý.

Thông thường vào các dịp lễ tết Nhà khách thường gọi điện, và gửi thư và lịch chúc Tết tới những khách hàng. Công việc này thường do Chị Bình – Phòng Kế hoạch kinh doanh đảm nhiệm.

Ngoài ra hoạt động Marketing trực tiếp còn được thể hiện ở những đồ dùng trong mà khách sử dụng trong Nhà khách như: đũa, khăn mặt, khăn tắm, xà phòng, dầu gội …đều có in biểu tượng của Nhà khách dân tộc.

Mới đây thì Nhà khách đã đưa ra biểu tượng Logo cho mình.

- Tạp chí Du lịch Việt Namđược Nhà khách lựa chọn để quảng bá sản phẩm. Tạp chí được phát hành theo mỗi kỳ hoặc mỗi quý. Với chi phí dành cho quảng cáo trên Tạp chí này là 500.000đ/ kỳ. Mỗi kỳ một tháng phát hành một cuốn. Như vậy một năm Nhà khách dành 6 triệu để quảng cáo trên Tạp chí Du lịch Việt Nam.

- Sử dụng Cataloge, card và tờ bướm ở các quầy lễ tân. Ngoài ra Nhà khách cũng quảng cáo thương hiệu mình qua việc liên kết với các khách sạn khác,như khách sạn Biển Đông, Khách sạn Hoa Phượng Đỏ. Thường xuyên trao đổi lượng khách với nhau khi Nhà khách có số lượng khách lớn, không đủ khả năng đáp ứng và ngược lại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch công vụ trong nước tại Nhà khách dân tộc (Trang 55 - 59)