Kết quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch công vụ trong nước tại Nhà khách dân tộc (Trang 41 - 45)

- Phụ trách công việc dọn vệ sinh phòng của khách lưu trú Ngoài ra bộ phận buồng cũng chịu trách nhiệm vệ sinh khu vực cầu thang.

2.1.5Kết quả hoạt động kinh doanh.

Năm 2007 Nhà khách đã đón tiếp và phục vụ 27.297 lượt người, trong đó khách chính trị là 9.650 lượt người, chiếm 35.3% bao gồm các đoàn của Uỷ ban dân tộc Gia Lai, Ban dân tộc Tôn giáo Hà Giang, Ban tôn giáo Thanh Hoá, Ban dân tộc các tỉnh về dự Hội nghị và cán bộ các tỉnh thuộc vùng dân tộc và miền núi về Hà nội công tác, các đoàn học sinh giỏi, học sinh tiêu biểu các tỉnh thuộc các huyện vùng cao như: Đoàn dân tộc nội trú Con Cuông - Nghệ An, đoàn trường Dân tộc nội trú Lộc Bình, Lạng Sơn… về thủ đô tham

quan học tập. Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh về dự Liên hoan nửa thế kỷ sân khấu Vịêt Nam tổ chức tại Hà nội tháng 8/2007.

Nhà khách cũng đã phục vụ chu đáo các hội nghị của các đơn vị trong Uỷ ban tổ chức tại Nhà khách như: Hội nghị của Vụ chính sách dân tộc, Báo dân tộc và phát triển, tạp chí dân tộc, lớp học ngoại ngữ của Uỷ ban dân tộc; phục vụ tốt các tiệc của Bộ trưởng chiêu đãi khách quốc tế: Tiếp Đại sứ Trung Quốc, tiếp Đoàn Mặt trận Lào xây dựng đất nước Cộng Hoà dân chủ Nhân dân Lào đến thăm và làm việc với Uỷ ban về công tác dân tộc.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà khách giai đoạn 2001- 2007

Đv: (Tỷ đồng)

Nguồn: Nhà khách dân tộc”

Nhìn chung sau 8 năm đi vào hoạt động, Nhà khách dân tộc đã từng bước khẳng định mình. Tuy rằng với quy mô nhỏ, không thể thu hút được những đối tượng khách VIP, khách có khả năng thanh toán cao nhưng Nhà khách luôn đảm bảo được mục tiêu doanh thu và công suất phòng đặt ra. Công suất trung bình luôn đạt trên 70% kể từ 5 năm trở lại đây. Doanh thu

Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu 1.600 3.800 4.400 6.500 7.000 8.300 8.330 TL (%) DT năm sau so năm trước 35.76 17.49 45.92 8.29 18.48 12.24

Lãi sau thuế 145 636 530 564 648 867 1.380

CSSD/năm

năm sau luôn cao hơn năm trước. Hiện nay Nhà khách đang đi vào sửa chữa, chắc chắn rằng trong vài năm tới đây, số lượng khách đến lưu trú sẽ ngày càng tăng cao.

Đạt được kết quả đáng khích lệ như vậy, Nhà khách đã vận dụng phương pháp quản lý thích hợp, quản lý hiệu quả.

Bảng 2.5. Tổng hợp doanh thu từ năm 2004 đến năm 2007

Đv: 1000đ

STT T

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền (đồng) TT (%) Số tiền (đồng) TT (%) Số tiền (đồng) TT (%) Số tiền (đồng) TT (%) 1 Phòng nghỉ 2.065830680 31.93 2.470.394.057 35.26 2.913.421.950 35.10 2.756.145.263 35.20 2 Quầy bar 321.595.081 4.97 598.927.309 8.55 572.610.890 6.90 580.670.931 7.1 3 Bếp ăn 3.367.341.85 1 52.05 3.061.336.521 43.70 3.317.470.500 39.97 3.215.306.186 40.10 4 Giặt là .564.828 0.35 26.981.361 0.39 18.419.500 0.22 20.486.126 0.25 5 Trông xe 55.560.450 0.86 82.109.26 1.17 77.599.000 0.93 80.115.656 0.86 6 ĐT 43.879.447 0.68 32.770.417 0.47 22.758.479 0.27 29.356.156 0.31 7 Thuê nhà 346.298.300 5.35 412.500.000 5.89 707.667.500 8.53 932.256.389 8.59 8 Khác 246.274.241 3.81 320.382.851 4.57 670.202.816 8.07 758.123.258 8.12 9 Tổng 6.469.344.87 8 100.0 0 7.005.402.242 100.00 8.300.150.635 100.0 8.330.000.000 100.00 Chênh lệch DT 536.057.364 1.294.748.393 29849365 145.9 2 208.29 118.4 8 107.5 ( Nguồn: Nhà khách dân tộc)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tuy tốc độ tăng trưởng không đều nhưng doanh thu năm sau đều cao hơn năm trước, năm 2005 so với năm 2004 doanh thu vào đầu năm bị giảm xuống do bị ảnh hưởng của đại dịch SADR nên lượng khách đi du lịch cũng như đến nghỉ tại Nhà khách dân tộc bị giảm xuống.

Đến năm 2006 tổng doanh thu đã tăng vượt so với hai năm trước. Chứng tỏ sau 5 năm đi vào hoạt động thì Nhà khách đã dần ổn định và khẳng định vị trí của mình. Tuy nhiên sang năm 2007 thì nhịp độ lại chậm lại, doanh thu chỉ tăng có 29.849.365đ so với năm 2006 điều này là do thời kỳ này ở Việt Nam xuất hiện một số dịch bệnh như dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm,...những dịch này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi du lịch của khách, do đó việc tiêu dùng dịch vụ cũng bị thay đổi rõ rệt. Đây là điều kiện khách quan, tuy nhiên thì nó ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động kinh doanh du lịch và hoạt động kinh doanh khách sạn.

Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý bởi vì không chỉ Nhà khách dân tộc trên địa bàn Hà nội mà còn ảnh hưởng đến tất cả các cơ sở kinh doanh lớn nhỏ ở Việt Nam nói chung. Để tránh được tổn thất lớn nhất thì các cơ sở kinh doanh phải đặc biệt chú ý đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm cho khách. Đem đến cho khách hàng cảm giác an toàn, hài lòng.

Trong cơ cấu tổng doanh thu thì doanh thu từ dịch vụ ăn chiếm

40,29%, từ dịch vụ phòng nghỉ là 39,41%, còn 20,3% là doanh thu từ các dịch vụ khác như cho thuê nhà, quầy bar, giặt là, trông xe, điện thoại…do đó

chứng tỏ Nhà khách hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời qua bảng số liệu cũng cho thấy cơ hội để làm tăng doanh thu của Nhà khách dân tộc chủ yếu từ 2 loại hình dịch vụ ăn uống và

cho thuê phòng nghỉ. Đây là 2 dịch vụ chính của Nhà khách do đó trong chiến lược kinh doanh của mình Nhà khách dân tộc cần phải tiếp tục tập trung mở rộng hai loại hình dịch vụ này, phát huy tối ưu khả năng phục vụ và công suất phục vụ phòng. Đặc biệt lưu ý đến hoạt động kinh doanh ăn uống của Nhà khách, hoạt động này kèm theo là dịch vụ tổ chức đám cưới, tổ chức sinh nhật,...phát triển.

Ngoài ra Nhà khách dân tộc cũng hoạt động ở rất nhiều mảng dịch vụ khác: giặt là, cho thuê hội trường, cho thuê đất, kiot, trông xe…doanh thu từ các dịch vụ này được đưa vào doanh thu khác, tuy nhiên đó cũng là một phần không nhỏ làm tăng hiệu quả kinh doanh của Nhà khách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch công vụ trong nước tại Nhà khách dân tộc (Trang 41 - 45)