Thực trạng về nguồn khách và doanh thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy (Trang 52 - 55)

2.4.4.1. Khách du lịch

Khách du lịch tới Chùa Thầy có hai loại: khách quốc tế và khách nội địa, với mục đích chung là lễ hội hành hương, tham quan khu du lịch Chùa

Thầy chiếm 90% so với tổng lượng khách (trong đó 60% lượng khách đến với mục đích tín ngưỡng hoàn toàn), còn lại là các hoạt động khác.

Theo thống kê lượng khách du lịch đến Chùa Thầy chiếm 18,23% tổng lượng khách đến Hà Tây. Khách du lịch trong nước đến khu du lịch Chùa Thầy chủ yếu là học sinh, sinh viên, khách hành hương từ thị trường Hà Nội, nội tỉnh Hà Tây và một số địa phương lân cận. Khách quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách du lịch. Hầu hết khách du lịch đến Chùa Thầy trong những năm qua là đi du lịch trong ngày, khách lưu trú hầu như không đáng kể.

Đặc biệt do tính chất của du lịch lễ hội nên lượng khách đến Chùa Thầy chủ yếu tập trung đến vào các ngày lễ hội (năm 2008 chỉ trong 3 ngày lễ hội đã thu hút khoảng 2 vạn lượt khách) điều này đã gây ra sự quá tải cho khu danh thắng Sài Sơn với những hiện tượng như tắc đường, ô nhiễm môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa- xã hội…

Bảng 2.5: Hiện trạng khách du lịch Chùa Thầy

ĐVT: Lượt khách Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số khách 224.700 275.000 285.000 150.000 165.000 182.000 200.750 221.430 Khách quốc tê 4.700 12.500 15.000 1.138 1.250 1.500 1.800 2.160 Khách nội địa 220.000 262.500 270.000 148.862 163.750 180.500 198.950 219.270 “Nguồn: Sở du lịch Hà Tây” Qua bảng số liệu trên, ta thấy lượng khách đến đây hàng năm gia tăng chậm (xấp xỉ 1,1 lần). Trong 3 năm, từ 2000 - 2002, số lượng khách đến Chùa Thầy tăng 22,7%. Nhưng từ 2003 - 2005, số lượng khách du lịch có sự suy giảm nghiêm trọng, tốc độ suy giảm cao hơn 7%/năm. Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này là do hiện nay, trình độ của các hoạt động du lịch ở khu

vực này vẫn dừng lại ở việc khai thác các giá trị tiềm năng sẵn có về cảnh quan, di tích và lễ hội Chùa Thầy chưa có sự đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ bổ trợ để thu hút khách du lịch. Thêm vào đó là do cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và văn minh trong du lịch còn kém, môi trường bị ô nhiễm, ắc tắc giao thông vẫn còn xảy ra. Tất cả những điều đó đã chưa tạo ra được sức hấp dẫn đặc biệt cho Chùa Thầy để có sự thu hút ngày càng tăng đối với du khách.

Với đặc thù của khu Chùa Thầy là tính mùa vụ, hoạt động du lịch thường diễn ra vào 3 tháng lễ hội nên dẫn đến tình trạng phân bố lượng khách không đồng đều trong năm, ngoài lễ hội khách nội địa rất ít chỉ có khách quốc tế. Do đó để khắc phục tình trạng trên, đồng thời kéo dài thời gian lưu trú của khách đòi hỏi phải có sự đầu tư, phát triển thêm các loại hình dịch vụ bổ sung cũng như có sự tổ chức quản lý hợp lý cho khu vực.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn những năm trở lại đây, khách du lịch bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại sau một giai đoạn liên tục suy giảm (2003-2005) thể hiện ở việc khách du lịch năm 2007 đã có sự gia tăng khách quốc tế và khách nội địa so với năm 2005, 2006.

2.4.4.2. Doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch Chùa Thầy chiếm tỷ nhỏ so với doanh thu du lịch Hà Tây. Tính bình quân doanh thu từ khách du lịch tại Chùa Thầy trong những năm gần đây chiếm 4,8% so với doanh thu du lịch Hà Tây.

Bảng 2.6: Hiện trạng doanh thu du lịch Chùa Thầy

ĐVT: Tỷ đồng

Hà Tây 138.020 162.820 180.280 206.542 251.642 286.59 320.01 495 Du lịch

Chùa Thầy 2.27 2.52 2.5 2.8 3.0 5.46 11.5 24

Tỷ lệ 1.64% 1.55% 1.39% 1.36% 1.19% 1.82% 3.6% 4.85%

“ Nguồn : Sở du lịch Hà Tây” Vì do mức chi tiêu bình quân của một du khách đến Chùa Thầy còn thấp, ước tính khoảng 6 USD với khách quốc tế và 2,7 USD đối với khách nội địa. Nguyên nhân của hiện trạng này là do khách đến tham quan Chùa Thầy chủ yếu là khách đi trong ngày, khách du lịch lưu trú hầu như không có và thường có thói quen mang theo đò ăn uống trong chuyến đi, ít sử dụng các dịch vụ tại điểm du lịch. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi giá cả đồ ăn uống và các dịch vụ ở Chùa Thầy còn ở mức cao vượt quá khả năng thanh toán của nhiều khách và điều kiện phục vụ ăn uống còn chưa đảm bảo, không hợp khẩu vị của khách du lịch. Điều này vừa làm cho các doanh nghiệp du lịch mất đi nguồn thu nhập đáng kể từ dịch vụ cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác, vừa gây nên ô nhiễm môi trường sinh thái, cảnh quan tại khu du lịch do rác thải của du khách để lại sau khi ăn uống. Và hệ thống các dịch vụ chưa phong phú chủ yếu là dịch vụ chụp ảnh, giữ xe, bán giải khát, hàng hóa lưu niệm đơn điệu, chất lượng thấp do đó mức chi tiêu của khách thấp, doanh thu du lịch thấp. Trong thời gian tới, để thu hút khách du lịch và hấp dẫn khách chi tiêu cần phải đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các món ăn độc đáo, đặc trưng, hợp khẩu vị với du khách và có giá cả hợp lý.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch của Sở du lịch Hà Tây đối với khu du lịch Chùa Thầy (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w