Đối với địa phương

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá sơ bộ hệ thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên hang kia-pà cò, tỉnh hòa bình (Trang 30)

- Tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ thuộc khu vực quy hoạch rừng sản xuất ở phân khu phục hồi sinh thái để các hộ yên tâm đầu tư sản xuất. Phối hợp cùng Ban quản lý Khu BTTN vận động nhân dân tích cực tham gia chương trình trồng rừng thay thế nương rẫy.

- Hỗ trợ Ban quản lý Khu BTTN trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Chỉ xác nhận cho các hộ ở phân khu phục hồi sinh thái xin khai thác gỗ làm nhà khi có nhu cầu chính đáng. Không cho phép sử dụng gỗ thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP như Trai lý, Nghiến, Thông pà cò, Thông đỏ, Re hương. Phối hợp cùng Ban quản lý Khu BTTN vận động nhân dân thực hiện tốt Luật bảo vệ rừng và Luật đa dạng sinh học. Tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước của cộng đồng trong quản lý bảo vệ rừng.

- Chương trình du lịch sinh thái: Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò có địa hình và cảnh quan rất đẹp, đường giao thông rất tốt có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái. Hiện đang có một số tuyến du lịch sinh thái gắn với điểm du lịch Mai Châu. Tổ chức và quản lý tốt tuyến du lịch sinh thái này sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho địa phương. Đồng thời là cơ hội để quảng bá các giá trị đa dạng sinh học của Khu BTTN với bên ngoài.

- Ổn định dân cư: Xây dựng quy hoạch sử dụng đất cho địa phương, trong đó quy hoạch đất ở và đất sản xuất nông lâm nghiệp. Trước mắt ổn định số thôn bản hiện có trong khu bảo tồn, không thành lập thêm các điểm dân cư mới. Quản lý việc tách hộ và cấp đất ở, ngăn chặn việc tự do di chuyển chỗ ở ra ngoài khu quy hoạch. Khi các thành viên trong gia đình lập gia đình riêng, có nguyện vọng sẽ lập hộ mới ra ở riêng và xin sử dụng đất và gỗ để làm nhà. Quản lý tốt việc tách hộ sẽ giảm đáng kể áp lực lên tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Điều tra đánh giá sơ bộ hệ thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên hang kia-pà cò, tỉnh hòa bình (Trang 30)