3.4.1 Chọn mẫu thực nghiệm.
Học sinh được khảo sát trong quá trình TN sư phạm gồm 181 em thuộc 4 lớp 11 của trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh. Các lớp được chọn:
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
11A1 (45 học sinh) 11A3 (45 học sinh) 11A2 (46 học sinh) 11A4 (45 học sinh)
91 học sinh 90 học sinh Bảng 3.1 Mẫu thực nghiệm sư phạm
Khả năng học tập của 4 lớp được chọn gồm 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng được đánh giá là tương đương nhau, dựa trên kết quả học tập ở học kỳ I.
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục khó có thể lựa chọn được các mẫu thực nghiệm hoàn toàn giống nhau, tuy nhiên với mức độ cho phép các mẫu được lựa chọn như trên là phù hợp, thoả mãn yêu cầu đặt ra của thực nghiệm sư phạm.
3.4.2 Phương pháp tiến hành và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
Lớp thực nghiệm được tổ chức học ở phòng chức năng với Website dạy học
đã xây dựng. Còn lớp đối chứng sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp thí nghiệm minh hoạ cùng các hình vẽ sơ đồ tạo ảnh qua các dụng cụ quang học.
Tất cả các giờ học thực nghiệm và đối chứng đều được quan sát, ghi chép các hoạt động của giáo viên và học sinh theo các nội dung:
Tiến trình lên lớp của giáo viên và hoạt động của học sinh trong giờ học. Tính cá nhân hoá hoạt động nhận thức (thông qua bài học CTH)
Tính tích cực tự lực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới cũng như vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập củng cố và nâng cao.
Mức độ tiếp nhận tri thức của học sinh (kết quảđược quan sát trên máy chủ Server).
Trao đổi rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để có những điều chỉnh kịp thời cho các tiết dạy sau.
Cuối đợt thực nghiệm sư phạm, học sinh ở cả hai nhóm thực nghiệm và
đối chứng làm bài trắc nghiệm tổng hợp để đánh giá kết quả của việc chiếm lĩnh tri thức.
Tiến hành thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh về tính khả thi của Website dạy học một số bài học của chương “Các dụng cụ quang học” lớp 11 – nâng cao trên cơ sở vận dụng phương pháp dạy học chương trình hoá để có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu.