V. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH MẠNH ĐỨC
1. Nhận xét chung về tình hình kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Mạnh Đức
QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH MẠNH ĐỨC
1. Nhận xét chung về tình hình kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty TNHH Mạnh Đức thụ tại Công ty TNHH Mạnh Đức
Công ty TNHH Mạnh Đức là đơn vị hạch toán độc lập. Sau hơn 9 năm hoạt động, với sự nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể nhân viên, Công ty đã xây dựng được quy trình làm việc hiệu quả, mang tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng và thời gian. Do vậy, công ty đã tạo dựng được vị thế trên thị trường và là bạn hàng quen thuộc của nhiều công ty, trường học, dạy nghề trên khắp cả nước.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại như Công ty TNHH Mạnh Đức, hoạt động bán hàng là hoạt động chủ yếu và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Chính bởi thế, kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ là một phần hành kế toán trọng yếu đã được Ban Giám đốc quan tâm và chú ý hoàn thiện. Sau một thời gian thực tập tại Công ty, tôi có một số đánh giá về kế toán tại Công ty nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ như sau:
1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán
Với quy mô doanh nghiệp nhỏ, quy mô phòng kế toán gồm 5 người và mỗi người kiêm nhiệm nhiều phần hành bao gồm cả kế toán và tài chính là tương đối hợp lý. Việc thường xuyên đối chiếu và báo cáo giữa các nhân viên kế toán, kế toán trưởng và Ban Giám đốc đã giúp cho Kế toán trưởng và Ban Giám đốc thường xuyên nắm được tình hình tài chính của công ty để có những quyết định đúng đắn. Kế toán nội bộ là người hạch toán chủ yếu phần
phản ánh kịp thời và thực hiện hợp đồng nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên, mặc dù đã cố gắng sắp xếp nhưng nguyên tắc bất kiêm nhiệm vẫn chưa được đảm bảo: kế toán thuế đồng thời cũng là thủ quỹ. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho công ty.
1.2. Về hình thức kế toán:
Công ty lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung phù hợp với quy mô doanh nghiệp và trình độ của nhân viên kế toán. Mọi nghiệp vụ được hạch toán thông qua phần mềm Fast Accounting 2006 giúp cho công việc kế toán được thực hiện thuận lợi, dễ dàng.
1.3. Về tài khoản sử dụng:
Công ty sử dụng hệ thống TK kế toán ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. Do nhu cầu thực tế hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã chi tiết các TK thành các TK cấp 2, 3 để theo dõi các nghiệp vụ phát sinh một cách khoa học, cụ thể, chính xác. Tuy nhiên, việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như:
- TK 131, 141, 421, 511, 531, 632, 641, 642, 911 có 3 TK cấp 2 phân theo VP Hà Nội, VP TP.HCM và Phòng mỏ. Điều này được giải thích là khi mới thành lập, công ty có thành lập riêng Phòng mỏ để kinh doanh máy móc khai thác mỏ là hàng hoá chủ yếu. Sau nhiều năm hoạt động, công ty mở rộng ngành nghề kinh doanh sang các lĩnh vực khác nên sáp nhập Phòng mỏ vào Phòng kinh doanh nhưng hệ thống tài khoản thì không thay đổi.
- TK 11214: Tiền gửi điều chuyển vốn vào TP.HCM và TK 136: Phải thu nội bộ HCM có sự trùng lặp.
- Một số TK 532, 641, 642 việc đánh số chưa thống nhất với Hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC mà doanh nghiệp sử dụng.
- Các TK theo dõi bán hàng và xác định kết quả được chi tiết thành các TK cấp 2 để theo dõi cho từng bộ phận kinh doanh là Hà Nội, TP.HCM và Phòng mỏ. Tuy nhiên, TK 642 lại chi tiết theo các đơn vị trong bộ máy quản lý mà lại chưa có bút toán phân bổ chi phí quản lý cho từng đơn vị kinh doanh. Điều này làm cho việc theo dõi kết quả kinh doanh của từng đơn vị chưa được triệt để và chính xác.
1.4. Về chứng từ, sổ sách
Hệ thống chứng từ, sổ sách của công ty được tổ chức đúng theo quy định của Pháp luật và được vận dụng theo yêu cầu thực tế.
- Hệ thống chứng từ đầy đủ, thiết kế khoa học và tổ chức luân chuyển hợp lí, đúng nguyên tắc.
- Hệ thống sổ sách được in từ phần mềm kế toán vì thế có thể theo dõi cập nhật bất cứ thời gian nào.
- Tổ chức in và lưu trữ chứng từ, sổ sách khá cẩn thận. Tuy vậy, vẫn cón một số điểm chưa hợp lí như sau:
- Hoạt động bán hàng theo hợp đồng là chủ yếu nhưng kết quả bán hàng theo từng hợp đồng mới chỉ phản ánh qua Phương án kinh doanh từ ban đầu mang tính chất dự tính chứ chưa được phản ánh đầy đủ trên bất cứ sổ kế toán nào khi thương vụ kết thúc. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh có nhiều khó khăn.
1.5. Về báo cáo kế toán
Cuối kỳ kế toán, công ty lập đầy đủ các báo cáo kế toán theo quy định và nộp cho cơ quan thuế chủ quản đúng thời hạn.
Ngoài các báo cáo tài chính, công ty tổ chức hệ thống báo cáo sử dụng nội bộ giúp Ban Giám đốc có thể theo dõi, đánh giá công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng và có hướng chỉ đạo cụ thể, kịp thời.
1.6. Về kế toán bán hàng và xác định kết quả tiêu thụ
Công ty sử dụng phương pháp Giá thực tế đích danh để xác định giá vốn hàng xuất bán là phù hợp với đặc điểm hàng hóa kinh doanh của công ty.
Hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp thẻ song song là phù hợp. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ dang ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất, tồn của hàng hóa.
Do hàng hóa nhập về chủ yếu xuất phát từ đơn đặt hàng của khách hàng nên chủng loại hết sức đa dạng. Vi thế, Thẻ kho và Sổ chi tiết hàng hóa được chi tiết theo hãng nhập hàng là hợp lí, giúp số lượng Thẻ, sổ không quá nhiều và dễ dàng trong việc cập nhật, theo dõi.
Việc theo dõi các khoản phải thu khách hàng được chuyên môn bởi nhân viên tài chính. Việc đối chiếu và đôn đốc khách hàng trả nợ trong thời gian qua được thực hiện tương đối tốt. Nhưng nhìn trên Bảng cân đối kế toán của công ty có thể thấy, số dư công nợ phải thu của công ty luôn rất lớn là do trị giá các hợp đồng công ty ký kết thường từ vài trăm triệu đồng cho đến vài tỷ đồng. Thêm vào đó, nguồn vốn thực hiện hợp đồng của công ty phần nhiều là vốn đi vay của các tổ chức tín dụng. Do vậy, trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán thì công ty sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc thanh toán các khoản tín dụng.