Sổ 2.4: Sổ cái tài khoản 154

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng (Trang 51 - 60)

Cộng 5,871,262,079 7,036,751,306 6,590,087,288 6,590,087,288 6,317,926,097 Bán thành phẩm

1. Manh bao PP 300kg x 18.814 =5,644,200 1. Ghi nợ TK 155/Có TK 154 : 2. ống PVC 185.949 kg x 18.805 =3,496,770,945 2. Ghi nợ TK 911/Có TK 641 : 3. ốp tờng 14.282 kg x 18.805 =268,573,010 3. Ghi nợ TK 911/Có TK 642 : 4. ống HDPE, phụ tùng 109.392 kg x 23.191 =2,536,909,872 4. Ghi nợ TK 911/Có TK 635 : 5. Màng HIPS 948 kg x 9.745 =9,238,260 Cộng :

6. Keo dán 42 kg x 18.805 = 789,810 Ghi nợ TK 515 ghi có TK 911 :

Cộng 6,317,926,097

Phần III. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Nhựa

Bạch Đằng

3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng

Xuất phát từ một doanh nghiệp Nhà nớc, trải qua 17 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng đã đạt đợc nhiều thành tựu lớn trong cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Sản phẩm nhựa Bạch Đằng đã và đang chiếm lĩnh một thị trờng lớn cả trong và ngoài nớc bởi chất lợng cao, giá thành hợp lý cũng nh thái độ chăm sóc khách hàng tận tình.

Khi nền kinh tế đất nớc bớc vào thời kỳ hội nhập, nhiều sản phẩm cạnh tranh xuất hiện trên thị trờng, công ty vẫn khẳng định đợc chỗ đứng của mình là một trong hai nhà phân phối sản phẩm nhựa lớn nhất miền Bắc. Ưu điểm của công ty về tổ chức hoạt động kinh doanh có thể thấy rõ là:

- Bộ máy lãnh đạo làm việc hiệu quả, chỉ đạo tậo trung, thống nhất từ cấp trên xuống cấp dới.

- Các phòng ban làm việc theo đúng chức năng nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu chuyên môn hóa trong sản xuất.

- Biết khai thác thị trờng, nắm bắt nhanh nhạy xu thế phát triển của đất nớc từ đó có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

- Đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viêc, từ đó khuyến khích ngời lao động làm việc có hiệu quả hơn.

- Không ngừng đầu t trang thiết bị, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm chất lợng cao phục vụ khách hàng.

- Công tác đào tạo chuyên môn, tay nghề cho cán bộ công nhân viên đợc tổ chức một cách thờng xuyên đã góp phần đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hiện tại

Có thể nói công ty Cổ phẩn Nhựa Bạch Đằng đã phát triển không ngừng và để đạt đợc sự phát triển nh vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể công ty, của bộ phận lãnh đạo, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, tiêu thụ....và đóng góp không nhỏ trong sự thành công đó là vai trò của bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty đợc tổ chức, phân công lao động hợp lý đảm nhận tốt việc phản ánh và giám đốc khối lợng nghiệp vụ sản xuất kinh doanh quy mô tơng đối lớn, chu kỳ kinh doanh diễn ra liên tục.

Qua thời gian thực tập tổng hợp tại công ty Nhựa Bạch Đằng, em đã đợc học hỏi nhiều về công tác kế toán thực tiễn đợc thực hiện trong doanh nghiệp. Dựa vào những kiến thức đã học cùng với thời gian tìm hiểu thực tế vừa qua, em đã ghi nhận đợc một số u điểm và những một số vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành nh sau:

3.1.1. Ưu điểm

Công tác kế toán tài chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý quá trình khai thác, luân chuyển và sử dụng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Bộ máy kế toán của công ty đợc tổ chức theo mô hình tập trung nên việc cung cấp số liệu giữa các bộ phận đợc thực hiện một cách nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ. Các báo cáo hàng tháng, hàng quý, báo cáo quyết toán năm đợc lập đảm bảo thời gian và đúng theo chế độ, chuẩn mực. Việc ghi chép và phản ánh số liệu kế toán ở công ty đợc thực hiện một cách hợp lý, trung thực, đúng chế độ, chuẩn mực đã quy định.

Lao động trong bộ máy kế toán là đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình với công việc, chuyên môn vững chắc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao, giúp lãnh đạo công ty điều hành tốt công tác sản xuất kinh doanh của Công ty.

Những thông t, quy định mới của Bộ Tài Chính trong công tác kế toán toàn doanh nghiệp nói chung và kế toán chi phí, tính giá thành nói riêng luôn đợc cập nhật và thay đổi để phù hợp với quy định. Kế toán luôn cập nhật và phản ánh một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất hàng tháng, từ đó lên hệ thống sổ sách kế toán của công ty trong năm tài chính.

Các phòng ban trong công ty có mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, góp phần xây dựng đợc một kế hoạch sử dụng nguyên, vật liệu hợp lý, giảm thiểu chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất mà chất lợng sản phẩm vẫn không đổi.

Bộ phận kế toán cùng các phòng ban đã kết hợp với nhau để xây dựng một hệ thống các định mức chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp), hệ thống giá thành đơn vị, kế hoạch tơng đối chính xác, giúp phân tích sự biến động của giá thành thực tế với giá thành kế hoạch, từ đó đa ra những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhất. Nó là cơ sở cho sản xuất phát triển và góp phần tạo những thuận lợi cho công tác kiểm tra giám sát.

Công ty đã áp dụng hình thức trả lơng theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xởng đã tạo động lực cho ngời lao động hăng say sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, các khoản trích bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đợc công ty trích theo đúng quy định, góp phần làm ngời lao động yên tâm hơn trong sản xuất, gắn bó với công ty hơn nữa.

Những u điểm đó luôn đợc phát huy khiến cho việc sản xuất sản phẩm cũng nh việc hạch toán kế toán trong doanh nghiệp đợc thực hiện một cách chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, bên cạnh những u điểm đó còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại nh sau:

3.1.2. Nhợc điểm

Bộ máy kế toán áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký chứng từ. Đây là một phơng pháp tổ chức sổ thuận tiện, vận dụng cho các doanh nghiệp lớn, áp dụng cho doanh nghiệp kế toán thủ công. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp cơ giới hóa tính toán thì hình thức mà công ty đang áp dụng là không phù hợp. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ sẽ làm cho khối lợng sổ sách, chứng từ sẽ nhiều hơn.

Khối lợng công tác kế toán nhiều khiến cho các nhân viên kế toán phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, điều này gây khó khăn cũng nh không tránh khỏi sai sót trong quá trình làm việc.

ảnh hởng đến công tác kết chuyển chi phí và tính giá thành tại công ty do mô hình sản xuất kinh doanh chỉ có một phân xởng, nhng về mặt kinh tế thì nó đã phản ánh không chính xác bản chất của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Với công tác trích Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì hàng tháng kế toán lập bảng phân bổ lơng và BHXH theo ớc tính. Đến thời điểm có quyết toán tiền lơng BHXH thì kế toán mới tiến hành trích lập theo đúng quy định hiện hành và thực hiện các bút toán điều chỉnh chi phí nhân công trực tiếp. Theo đó, việc điều chỉnh này sẽ làm thay đổi đến việc tập hợp chi phí vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm vào cuối kỳ.

Theo quy định tại điểm 3.2 – Mục III – Phần B – Thông t số 128/2003/TT- BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính thì chi phí tiền ăn giữa ca trả cho ngời lao động theo quy định của Bộ Luật lao động là khoản chi phí hợp lý đợc trừ để tính thu nhập chịu thuế và tiền ăn ca phát sinh tại bộ phận nào thì ghi vào chi phí của bộ phận đó. Tuy nhiên kế toán của công ty hạch toán tiền ăn ca của của tất cả lao động trong doanh nghiệp vào TK 627 hoặc TK 642.

Với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tỷ lệ công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 2/3 số lợng công nhân viên toàn doanh nghiệp nhng kế toán công ty không tiến hành trích trớc tiền lơng phép. Tuy số lợng công nhân viên trong công ty không nhiều nhng việc không trích trớc tiền lơng phép có thể ảnh hởng đến giá thành sản phẩm nếu trong tháng số lợng công nhân trực tiếp sản xuất đồng loạt nghỉ phép nh mùa du lịch hay lễ hội.

Với công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thì kế toán công ty đã lựa chọn phơng pháp đánh giá theo nguyên vật liệu chính trực tiếp. Theo phơng pháp này ta có công thức:

Tuy nhiên, trên Nhật ký giá thành của công ty, ta lại thấy giá trị sản phẩm dở dang đợc đánh giá theo công thức:

Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượngTP + Số lượng SPDD Giá trị vật liệu chính nằm trong SPDD = x Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng Số lượng SPDD cuối kỳ Giá trị vật liệu chính nằm trong SPDD

Nh vậy là trên thực tế doanh nghiệp không áp dụng phơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo nguyên vật liệu chính.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng

Trớc một số vấn đề còn tồn tại nh đã nêu trên, em xin đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng nh sau:

•Với công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán công ty cần phân định rõ chi phí nhân công trực tiếp chỉ bao gồm các khoản chi phí phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất, không bao gồm chi phí của nhân viên quản lý phân xởng. Bên cạnh đó, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp phải đa về TK 622 – Chi phí nhân viên trực tiếp sản xuất để theo đúng chế độ kế toán trong doanh nghiệp là chi phí phát sinh ở bộ phận nào thì đa về chi phí của bộ phận ấy.

•Với các khoản trích theo lơng thì kế toán nên căn cứ vào danh sách của những công nhân viên chức đợc hởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để tiến hành trích lập, đa vào Bảng phân bổ lơng và Bảo hiểm xã hội. Tránh việc phân bổ theo giá tạm tính rồi điều chỉnh vào cuối kỳ có thể ảnh hởng đến việc tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm.

•Công ty nên lập kế hoạch trích trớc tiền lơng phép cho công nhân trực tiếp sản xuất để đảm bảo cho công tác tính giá thành sản phẩm sản xuất vào cuối kỳ không bị ảnh hởng. Cụ thể:

Bớc 1: Căn cứ vào kế hoạch dự báo nghỉ phép năm

Bớc 2: Tính tỷ lệ trích trớc tiền lơng nghỉ phép năm theo kế hoạch

Giá trị SPDD cuối kỳ = Số lượng SPDD cuối kỳ Đơn giá xuất NVLC

Tỷ lệ trích trước

Quỹ lương phép kế hoạch Tổng quỹ lương kế hoạch năm

= x 100 = A(%)

Bớc 3: Hàng tháng, xác định mức trích lơng ghi chi để lập quỹ lơng phép T = A (%) x Quỹ lơng tháng thực tế

Bớc 4: Căn cứ thực tế nghỉ phép, tính mức lơng phải trả thực tế để chi lơng phép từ quỹ đã lập

Bớc 5: Quyết toán chênh lệch quỹ lơng phép thực hiện vào cuối năm, trớc ngày Báo cáo tài chính đợc lập.

Nếu có chênh lệch thì điều chỉnh chi phí có liên quan trực tiếp trên Tài khoản 335 – Chi phí phải trả.

•Với công tác hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán nên tập hợp chi phí tiền l- ơng, tiền ăn ca của nhân viên quản lý phân xởng cùng các khoản trích theo lơng vào đúng tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung để phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

•Với công tác đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối kỳ, công ty nên áp dụng công thức theo đúng phơng pháp mà công ty đã lựa chọn. Công ty đã lựa chọn phơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là theo nguyên vật liệu chính, vì vậy để tính đúng giá trị theo quy định kế toán thì công thức công ty cần áp dụng là:

TK 334 TK 335 TK 622,… Trích lập quỹ Trả cho CNSX Thiếu quỹ Thừa quỹ Số lượng SPDD cuối kỳ Số lượngTP + Số lượng SPDD Giá trị vật liệu chính nằm trong SPDD = x Toàn bộ giá trị VLC xuất dùng

C/ Kết luận

Trong quá trình hội nhập kinh tế, cơ chế Nhà nớc đợc đổi mới với những chính sách mở cửa đã mang lại những cơ hội cũng nh những thách thức cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi sáng tạo, hoàn thiện phơng thức sản xuất kinh doanh nhằm đạt đợc mục tiêu của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi biết sử dụng kết hợp đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lợng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế, đem lại những cơ hội lớn để tham gia thị trờng và phát triển.

Theo đó, những yêu cầu về công tác hạch toán kế toán cũng cần phải đợc quan tâm, đáp ứng đợc yêu cầu phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của đất nớc nói chung. Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng em thấy công tác hạch toán kế toán tại công ty hầu hết đã đáp ứng tốt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên để hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán doanh nghiệp nói chung và kế toán chi phí, tính giá thàng nói riêng Công ty cần tiếp tục phát huy những mặt đạt đợc, cố gắng khắc phục những mặt còn tồn tại để ngày càng không ngừng nâng cao hiệu quả của công việc sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý, tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm, trong việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở phân xởng nói riêng.

Do kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những điểm thiếu xót. Vì vậy rất mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của thầy giáo và các cô chú tại Công ty mà em đang thực tập để giúp em có thêm những kiến thức và kinh nghiệm, phục vụ cho công tác sau này./.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – Chủ biên: PGS.TS. Đặng Thị Loan – Khoa Kế toán, trờng Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006.

2. Giáo trình Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính – PGS.TS. Nguyễn Văn Công – Khoa Kế toán, trờng Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2006. 3. Kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm – Vũ Huy Cẩm –

Nhà xuất bản Thống kê.

4. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/03/2006 về chế độ kế toán trong các doanh nghiêp.

5. Các tài liệu, mẫu bảng biểu cùng các Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Bạch Đằng. 6. Các Website: www.mof.gov.vn www.gdt.gov.vn www.kiemtoan.com.vn www.danketoan.com www.dantri.com.vn

MụC LụC Trang Quy cỏch...31 Tờn CN...31

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Nhựa Bạch Đằng (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w