Những mặt còn tồn tại của Công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 45 - 48)

Thứ nhất: Những hạn chế trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Một: Khi sử dụng bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống KSNB, Công ty

chưa quy định rõ tiêu chí để đưa ra đánh giá hệ thống KSNB là tốt, khá, trung bình hay kém. Việc đánh giá hệ thống KSNB vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng xét đoán của kiểm toán viên. Vì vậy, có thể xảy ra trường hợp các kiểm toán viên khác nhau đưa ra quan điểm khác nhau về tính hiệu quả của hệ thống KSNB. Từ đó sẽ gây ra khó khăn cho kiểm toán viên trong việc đưa ra kết luận về hệ thống KSNB của khách hàng. Điều đó là do bảng câu hỏi được thiết kế sẵn, theo mẫu chung của AASC và được áp dụng chung cho tất cả các khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng của AASC rất đa dạng, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau và có đặc điểm khác nhau. Vì vậy, việc áp dụng một mẫu bảng câu hỏi cho tất cả các khách hàng có thể sẽ làm cho quá trình tìm hiểu không đạt được mục tiêu hoặc bỏ sót các thông tin quan trọng phục vụ cho quá trình kiểm toán. Cũng có thể thấy bảng câu hỏi chỉ bao gồm các câu hỏi đóng, không mô tả được một cách có hệ thống các thủ tục kiểm soát nội bộ đang được áp dụng.

Hai: Lập kế hoạch là công việc đầu tiên mà các kiểm toán viên cần thực

hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu của chính cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán mà còn nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện kiểm toán, giúp cho công ty kiểm toán tiết kiệm chi phí kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả công tác kiểm toán. Tuy nhiên, hiện nay công tác lập kế hoạch kiểm toán cho các cuộc kiểm toán của AASC chưa thực sự được chú trọng. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán thì các bước quan trọng bao gồm: thu thập thông tin cơ sở về khách hàng, thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Phần lớn trong các cuộc kiểm toán tại AASC hiện nay, bước thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ và đánh giá hệ thống KSNB thường được dựa trên kinh nghiệm phán đoán của KTV chứ không được thể hiện cụ thể trên giấy tờ làm việc. Điều này khiến cho khâu lập kế hoạch còn nhiều hạn chế.

Ba: Việc soạn thảo chương trình kiểm toán riêng biệt cho từng cuộc kiểm

toán vẫn chưa thực hiện được. Công ty nên xây dựng chương trình cho mỗi cuộc kiểm toán, nếu có thủ tục bổ sung thì trình bày bằng văn bản để định hướng cho người thực hiện kiểm toán và thuận lợi cho việc soát xét. Tuy nhiên, với khung mẫu có sẵn, chương trình kiểm toán áp dụng với mọi loại hình khách hàng nên sẽ thiếu sự linh hoạt khi áp dụng. Kiểm toán viên cần bổ xung các thủ tục cần thiết cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp.

Thứ hai: Những hạn chế trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Một: Về việc thực hiện thủ tục phân tích: Tại AASC, thông thường kiểm toán viên chỉ tiến hành phân tích xu hướng biến động của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán, không thực hiện thủ tục phân tích các tỷ suất tài chính. Điều này sẽ gây ra những hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu nói trên. Phân tích xu hướng biến động chỉ cho thấy những biến động bất thường, nguyên

nhân của biến động của từng khoản mục, chỉ tiêu mà chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các khoản mục đó.

Hai: Về phương pháp chọn mẫu: Ở AASC, các kiểm toán viên thường

chọn mẫu theo kinh nghiệm. Đó là phương pháp mà mẫu chọn bao gồm các nghiệp vụ có nội dung kinh tế bất thường và các nghiệp vụ có số tiền lớn. Phương pháp chọn mẫu này tuy chi phí thấp nhưng lại chứa đựng rủi ro vì chưa hẳn gian lận và sai sót đã xảy ra ở các nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn. Kiểm toán viên thường ít lựa chọn các khoản mục có sai số nhỏ, tuy khó phát hiện nhưng sai sót này lại mang tính hệ thống.

Ba: Về trình bày giấy tờ làm việc: Tại AASC, giấy tờ làm việc được thiết

kế theo một mẫu có sẵn. Trên giấy làm việc thường in sẵn các thông tin bắt buộc kiểm toán viên phải điền vào: tên khách hàng, niên độ kế toán, khoản mục, bước công việc, tham chiếu, người thực hiện, ngày thực hiện. Đây là những thông tin quan trọng xác định công việc mà kiểm toán viên đã thực hiện và là cơ sở cho việc kiểm tra, soát xét, xác định trách nhiệm của người thực hiện. Tuy nhiên, các kiểm toán viên thường không điền ngay các thông tin này khi thực hiện mà khi chuẩn bị hồ sơ mới hoàn tất thông tin nên nhiều thông tin trên giấy tờ bị bỏ sót. Kiểm toán viên nên điền đầy đủ thông tin ngay tại mỗi bước công việc để thuận lợi cho quá trình tổng hợp và xác định trách nhiệm.

Khi kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên thường chỉ ghi lại những sai sót phát hiện được mà không ghi lại công việc đã thực hiện, cách thức thực hiện… Điều này có thể chấp nhận được nếu những sai sót là nhỏ, không nghiêm trọng. Còn trong trường hợp sai sót là nghiêm trọng thì cần phải ghi lại đầy đủ các bước công việc đã thực hiện, cách thức thực hiện cùng kết quả thu được từ bước công việc đó.

Thứ ba: Những hạn chế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Một: Về tổng hợp bút toán điều chỉnh của kiểm toán viên: Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV đã xác định được mức trọng yếu và thực

hiện phân bổ mức trọng yếu cho các bộ phận, khoản mục, từ đó tính ra sai sót có thể chấp nhận được đối với từng khoản mục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV thấy có sai sót là điều chỉnh và không quan tâm đến mức trọng yếu có thể bỏ qua. Từ đó, dẫn đến việc đưa ra kết luận kiểm toán có quá nhiều bút toán điều chỉnh sai sót mà các sai sót đó không được coi là trọng yếu. Điều đó sẽ làm lãng phí thời gian làm việc của KTV đồng thời ảnh hưởng đến việc theo dõi sổ sách của đơn vị sau điều chỉnh.

Hai: Về việc so sánh ước tính sai số kết hợp víi ước tính ban ®Çu vÒ møc

träng yÕu: AASC đã xây dựng quy trình đánh giá trọng yếu gồm năm bước, và

trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã thực hiện ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho các bộ phận. Tuy nhiên, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán thì các KTV không thực hiện ước lượng sai số cho các bộ phận và ước tính sai số kết hợp để so sánh ước tính sai số kết hợp với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Kiểm toán viên đã tin tưởng rằng sai số kết hợp nhỏ hơn ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. Vì thế, rất dễ bỏ sót bút toán điều chỉnh sai sót nếu sai số kết hợp lớn hơn ước lượng ban đầu về tính trọng yếu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w