Những tồn tại và nhợc điểm cần khắc phục

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 46 - 49)

Thứ nhất: Về việc sử dụng phần mềm kế toán

Hiện nay, Công ty TNHH nhà nớc một thành viên Cơ khí Hà Nội chỉ sử dụng phần mềm kế toán AC – Soft cho việc hạch toán chi tiết vật t, còn lại kế toán vẫn làm thủ công với sự trợ giúp của phần mềm Excel. Điều này tạo nên sự thiếu đồng bộ trong việc hạch toán và không khai thác hết các chức năng của phần mềm AC- Soft.

Thứ hai: Về việc hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng.

Trong quá trình sản xuất của công ty, thực tế có phát sinh các khoản thiệt hại bao gồm: Thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất.

Trong công tác kế toán, Công ty không mở tài khoản để theo dõi riêng các khoản thiệt hại này. Phần lớn khi thực tế có phát sinh thiệt hại sẽ đợc kế toán tập hợp trực tiếp vào chi phí từng thời kỳ coi nh sản phẩm chính phẩm. Cách hạch toán này tuy đơn giản, giảm khối lợng công việc ghi chép kế toán. Tuy nhiên, nó không phản ánh đợc thiệt hại trong sản xuất là khoản thiệt hại (chi phí) ngoài ý muốn của con ngời.Vì vậy, nó sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc xác định giai đoạn, bộ phận, địa điểm h… hỏng và việc khắc phục những thiệt hại không cần thiết cũng nh việc quy trách nhiệm bồi thờng khi cần thiết.

Thứ ba: Về việc hạch toán lơng nghỉ phép của công nhân SX

Tại Công ty TNHH nhà nớc một thành viên Cơ khí Hà Nội, thực chất kế toán tiền lơng không tiến hành trích trớc tiền lơng nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất do khoản này ít biến động giữa các kỳ. Tuy nhiên ta không thể đảm bảo chắc chắn rằng chi phí này là ổn định. Nếu trong tháng nào đó số công nhân nghỉ phép đột nhiên tăng lên mà Công ty lại không tiến hành trích trớc tiền lơng nghỉ phép thì hậu quả là sẽ gây ra sự biến động đến chi phí sản xuất trong kỳ đó.

Thứ t: Về việc hạch toán công cụ dụng cụ

Tại Công ty TNHH nhà nớc một thành viên Cơ khí Hà Nội tất cả các loại công cụ xuất dùng cho sản xuất không kể giá trị lớn hay bé, thời gian sử dụng dài hay ngắn đều đợc tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ mà không phân bổ cho các kỳ tiếp theo. Đây chính là khoản mục làm tăng chi phí trong kỳ, không phản ánh đúng bản chất hạch toán và làm sai lệch giá thành sản phẩm hoàn thành.

Thứ năm: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung:

Tại Công ty TNHH nhà nớc một thành viên Cơ khí Hà Nội ,chi phí sản xuất chung đợc phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp là khá hợp lý nhng nó cha gắn với mức công suất hoạt động thực tế của máy móc vì vậy khi mà máy móc hoạt động

không hết công suất thì những khoản chi phí sản xuất chung cố định vẫn đợc tính hết vào giá thành làm cho giá thành bị tằng cao hơn so với thực tế

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên cơ khí Hà Nội (Trang 46 - 49)