- Nhân viên hành chính nhân sự
3.3.4 Thiết kế giao diện
Theo yêu cầu của công ty, chương trình quản lý hợp đồng sẽ được thiết kế sử dụng giao diện đồ họa, tương tác trực quan với người sử dụng thông qua các nút chức năng và các tổ hợp phím tắt.
Giao diện của chương trình sẽ được cài đặt theo mô hình MDI – Multiple Documents Interface.
Khi chạy chương trình đầu tiên chương trình yêu cầu đăng nhập, sau khi đăng nhập thành công thì chương trình hiện ra Form chính với các chức năng tương ứng với quyền hạn của người đăng nhập.
Các Form con của chương trình sẽ là các danh sách của danh mục tương ứng, các Form này cho phép thêm, sửa, xóa các danh mục bằng cách nhấn các nút chức năng tương ứng hoặc nhấn các phím nóng F3, F4, F8…
Các Form cập nhật sẽ có giao diện tương ứng với các thông tin liên quan tới danh mục.
MainForm
Chương trình quản lý hợp đồng -- X Hệ thống menu chức năng
Hệ thống toolbar chức năng
Các form danh mục
Tên form –F3-Thêm F4-Sửa F8-Xóa X Tên trường 1 Tên trường 2 …….
Các Form cập nhật số liệu
Tên form X
Các control nhập dữ liệu
3.3.5 Thiết kế chương trình
Chương trình Quản lý hợp đồng được xây dựng trên mô hình 3 tầng của Microsoft về phát triển phần mềm ứng dụng.
+ Tầng ứng dụng: Window User Interface (WinUI) Tầng giao diện tương tác với người sử dụng.
+ Tầng truy cập cơ sở dữ liệu: Data Access Layer (DAL) - Đây là tầng sẽ can thiệp vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lấy dữ liệu hoặc nhận dữ liệu từ tầng kinh doanh cơ sở dữ liệu để lưu vào cơ sở dữ liệu.
+ Tầng kinh doanh dữ liệu: Bussiness Rule – Đây là tầng trung gian giữa tầng ứng dụng và tầng truy cập cơ sở dữ liệu. Tầng này có nhiệm vụ
Thoát Lưu
nhận dữ liệu từ tầng ứng dụng, kiểm tra tính phù hợp của dữ liệu và truyền vào tầng truy cập dữ liệu nhằm lưu dữ liệu, ngoài ra nó còn nhận dữ liệu truyền lại từ tầng DAL và chuyển ra cho tầng ứng dụng nhằm hiển thị cho người sử dụng.
Theo mô hình này thì từ tầng WinUI sẽ không thể trực tiếp can thiệp vào cơ sở dữ liệu được mà phải thông qua tầng BussinessRules, Tầng BussinessRules sẽ thông qua tầng DAL để truy vấn vào cơ sở dữ liệu.
Trong tầng DAL sẽ định nghĩa các lớp tương ứng với các bảng trong cơ sở dữ liệu. các lớp này sẽ định nghĩa các phương thức insert, update, delete, select…. Các phương thức này sẽ tham chiếu tới các thủ tục lưu trữ (Store procedure) của cơ sở dữ liệu nhận kết quả từ các thủ tục lưu trữ. Các phương thức này sẽ trả về một tập dữ liệu tương ứng.
Trong tầng BussinessRule cũng xây dựng các lớp tương ứng với các lớp trong tầng DAL, mỗi lớp tương ứng cũng sẽ định nghĩa các phương thức tương ứng với nó, ngoài ra các lớp trong tầng BussinessRule còn định nghĩa các phương thức nhằm kiểm tra sự hợp lệ của yêu cầu được truyền từ tâng ứng dụng.
Khi thực hiện chương trình thì các yêu cầu của người sử dụng sẽ thông qua tầng ứng dụng và sẽ khởi tạo các dối tượng của tầng BussinessRule, các yêu cầu này sẽ thông qua các phương thức của các đối tượng này để tương tác với các tầng dưới nhằm truy vấn dữ liệu.
Trong ngành công nghiệp phần mềm thì đây là một mô hình quan trọng, nó cho phép chia các công đoạn của quy trình lập trình thành các quy trình nhỏ độc lập với nhau, rất thích hợp với các phần mềm lớn, nhiều chức năng, nhiều lập trình viên tham gia. Chương trình sẽ dễ dàng bảo trì và phát triển.
Mô hình hoạt động: Mô hình này được biểu diễn trong chương trình quản lý hợp đồng như sau:
Một số giao diện chính của chương trình Form Main
Form đăng nhập hệ thống
Form Đổi mật khẩu
Form cập nhật danh mục Khách hàng
Phòng ban
Form cập nhật triển khai hợp đồng
Form tìm kiếm hợp đồng
Các form danh sách có dạng (Danh sách hợp đồng)
Một số báo cáo đâu ra của chương trình Danh sách hợp đồng
Thống kê hợp đồng sắm đến hạn thanh toán, số ngày do người sử dụng tự nhập
Mục lục
Trang
Chương 1...3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BRAVO...3 1.1- Lịch sử hình thành và phát triển...3 1.1.1 Giới thiệu công ty...3 1.1.2 Lịch sử phát triển...3 1.2 Sản phẩm ...4 1.3 Khách hàng...5 1.4 Chính sách chất lượng...6 1.5- Bộ máy công ty...7 1.5.1 Hệ thống quản lý chất lượng...7 1.5.2 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý trong công ty...7 1.5.3 Các phòng ban và chức năng tương ứng...8 1.6 Quy trình sản xuất sản phẩm...25 1.6.1 Hoạch định quá trình tạo sản phẩm...25 1.6.2 Các vấn đề liên quan đến khách hàng...26 1.6.3 Thiết kế sản phẩm...27 1.7. Tình trạng tin học hóa công tác quản lý hợp đồng...30 1.7.1 Chương trình quản lý khách hàng của công ty...30 1.7.2 Yêu cầu của đề tài...30 Chương 2...31 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ...31 2.1 Thông tin quản lý và Hệ thống thông tin quản lý...31 2.1.1 Hệ thống trong phân tích thiết kế phần mềm...31 2.1.2 Thông tin trong quản lý...31 2.1.3 Khái quát về hệ thống thông tin ...32 2.2 Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức doanh nghiệp ...33 2.2.1 Phân loại...33 2.2.2 Tầm quan trọng của hệ thống thông tin hoạt động tốt...34 2.2.3 Các công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin ...34 2.3 Công cụ mô hình hoá cơ sở dữ liệu logic...38 2.4 Công nghệ phần mềm...39 2.5 Khái niệm phần mềm...41 2.5.1 Vòng đời phát triển của phần mềm...42 2.5.2 Mô hình thác nước...43 2.6 Cấp bậc kiến trúc phần mềm...47 2.7 Một số khái niệm về lập trình hướng đối tượng...49 2.8 Giới thiệu về cơ sở dữ liệu Microsoft SQL-Server 2005...52 2.9 Giới thiệu về Microsof Studio.Net và ngôn ngữ lập trình Visual C# 2005...54 2.9.1 Microsof Studio.Net...54 2.9.2 Ngôn ngữ C#...58 Chương 3...60 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BRAVO...60