1.3.1 Sử dụng vốn nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao
Trong điều kiện chuyển sang có chế thị trường, việc mua bán với các nước đều tính theo thời giá quốc tế và thanh toán với nhau bằng ngoại tệ tự do, còn các khoản vay để nhập siêu, không còn ràng buộc nghị định thư như trước đây. Do vậy, tất cả các hợp đồng nhập khẩu đều phải dựa trên lợi ích và hiệu quả để quyết định. Đồng thời, nhu cầu nhập khẩu để công nghiệp hóa phát triển kinh tế rất lớn, vốn để nhập lại eo hẹp. Nhưng không phải vốn ngoại tệ dành cho nhập khẩu ít mới đặt ra vấn đề phải tiết kiệm. Tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề rất cơ bản của một quốc gia, cũng như của một doanh nghiệp. Thực hiện theo nguyên tắc này có nghĩa là đòi hỏi các cơ quan quản lý, cũng như các doanh nghiệp phải như sau đây:
- Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật của đất nước
- Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập vật tư cho sản xuất và đời sống, khuyến khích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu
- Nghiên cứu thị trường để nhập khẩu những hàng hóa thích hợp với giá cả có lợi, nhanh chóng phát huy tác dụng đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
1.32 Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại.
Việc nhập khẩu thiết bị máy móc và nhận chuyển giao công nghệ, kể cả thiết bị theo con đường đầu tư phải nắm vững phương châm đón đầu, đi thẳng vào tiếp thu công nghệ hiện đại. Nhập hết sức phải chọn lọc. Hết sức tránh nhập những loại công nghệ lạc hậu mà các nước phát triển đang tìm cách thải ra. Nhất thiết không để “mục tiêu rẻ” mà nhập các thiết bị cũ về, chưa dùng được bao lâu, chưa đủ sinh lợi nhuận phải thay thế