Biểu 18.Phiếu kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vận tải và Xây dựng (Trang 43 - 61)

thi công được chuyển về phòng tài chính- Kế toán Công ty để tổng hợp hạch toán.

Biểu 18. Phiếu kế toán

Đồng thời, kế toán cũng tính khấu hao cho các máy thi công giống như các TSCĐ khác của Công ty. Theo đó, mức khấu hao trung bình tháng của TSCĐ được tính như sau:

Để thực hiện tính khấu hao cho các máy móc thiết bị trong tháng, kế toán sử dụng phần mềm như sau:

Số khấu hao

trung bình tháng =

Nguyên giá tài sản cố định

Số năm sử dụng dự kiến x n x x x 12

• Chọn phân hệ Kế toán tài sản cố định, chọn Cập nhật số liệu, chọn Tính khấu hao tài sản cố định:

• Nhập kỳ tính khấu hao:

• Chọn tiếp Bút toán phân bổ khấu hao tài sản cố định để tiến hành phân bổ tự động:

• Nhập kỳ phân bổ và tiêu thức phân bổ, chọn phân bổ theo vụ việc:

• Phần mềm sẽ tự động tính và phân bổ khấu hao theo vụ việc sử dụng máy:

Bấm F4 để tạo bút toán phân bổ.

Trên phần mềm kế toán, số liệu được tự động chuyển sang các sổ chi tiết

Sổ chi tiết vụ việc được chi tiết đến các tài khoản cấp 3 như sau:

Số liệu được chuyển sang sổ tổng hợp TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công như sau:

Biểu 21. Sổ tổng hợp tài khoản 623

2.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung

Khoản mục chi phí này phản ánh các khoản chi không trực tiếp tạo ra sản phẩm xây lắp, song nó tạo điều kiện cho quá trình thi công diễn ra liên tục và thuận lợi.

Khoản mục chi phí này bao gồm các yếu tố sau:

•Chi phí nhân công: lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương theo quy định như BHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên quản lý, công nhân sản xuất trực tiếp và công nhân lái máy.

•Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho quản lý đội: là chi phí về vật liệu dùng chung cho đội thi công như vật liệu làm lán trại.., công cụ dụng cụ phục vụ cho công tác văn phòng như văn phòng phẩm, giấy in..

•Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung cho đội.

•Chi phí mua ngoài khác: chủ yếu là các chi phí điện, nước, điện thoại.. dùng cho hoạt động quản lý tại đội thi công.

Đầu tháng, trên cơ sở dự toán chi phí sản xuất được lập đội trưởng viết “Giấy đề nghị tạm ứng” kèm theo bản dự trù các chi phí sản xuất chung phát sinh như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại.. để xin tạm ứng. Sau khi đề nghị tạm ứng được duyệt, kế toán tại Công ty theo dõi các khoản tạm ứng này trên TK 141.

Cuối tháng, đội thi công tập hợp các chứng từ phát sinh về phòng Tài chính - Kế toán Công ty để tổng hợp hạch toán.

Từ các chứng từ gốc, kế toán tập hợp và lập các Phiếu kế toán để hạch toán như sau:

Thông qua phần mềm kế toán, số liệu được chuyển qua các sổ chi tiết như sau:

Trên sổ chi tiết vụ việc được chi tiết đến tài khoản cấp 3 thì số liệu được thể hiện như sau:

Số liệu được thể hiện trên sổ tổng hợp tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung như sau:

Biểu 25. Sổ tổng hợp TK 627

2.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

2.3.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm

Tính giá thành sản phẩm hoàn thành là công việc cuối cùng của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tính được giá thành sản phẩm đầy đủ, chính xác cần phải xác định được đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp. Tại Công ty Vận tải và Xây dựng, đối

tượng tính giá thành được xác định dựa trên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, do đó giá thành được tính cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp trực tiếp. Do đối tượng tính giá thành là các công trình hay từng hạng mục công trình xây lắp hoàn thành bàn giao nên phương pháp tính giá thành được Công ty áp dụng là phương pháp trực tiếp, phương pháp này có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện.

Theo phương pháp trực tiếp, giá thành sản phẩm được tính như sau:

Công thức:

Z = DĐK + CTK - DCK

Trong đó:

Z : Giá thành của công trình hay hạng mục công trình hoàn thành. DĐK : Trị giá dở dang đầu kỳ của công trình hay hạng mục công trình. CTK : Chi phí phát sinh trong kỳ của công trình hay hạng mục công trình.

DCK : Trị giá dở dang cuối kỳ của công trình hay hạng mục công trình Tuy nhiên, do Công ty thực hiện thi công các công trình giao thông và được nghiệm thu theo tiến độ thi công, khi kết thúc mỗi giai đoạn thi công và được chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thì kế toán mới kết chuyển toàn bộ chi phí phát sinh kể từ lần nghiệm thu trước đến lần nghiệm thu này từ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang TK 632: Giá vốn hàng bán để tính giá thành của sản phẩm, xác định kết quả. Như vậy, tại thời điểm xác định giá thành sẽ không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, DCK =0 và giá thành sản phẩm chỉ được tính như sau:

Z = DĐK + CTK

Trong đó:

Z : Giá thành của công trình hay hạng mục công trình hoàn thành. DĐK : Trị giá dở dang đầu kỳ của công trình hay hạng mục công trình. CTK : Chi phí phát sinh trong kỳ của công trình hay hạng mục công trình.

2.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp nào cũng vậy, đó là sự liên tục và xen kẽ nhau nên ở cuối kỳ (tháng, quý, năm) đều có khối lượng sản phẩm dở dang. Do đặc điểm của ngành, với chu kỳ tính giá thành tương đối dài và có giá trị dở dang tương đối lớn.

Việc đánh giá chính xác giá trị sản phẩm ở dang là rất phực tạp, khó khăn và tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: chu kỳ sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.. Vì vậy, nhiệm vụ của phòng kế toán là căn cứ vào hình thức cụ thể của công ty để lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp.

Sản phẩm dở dang được xác định tại Công ty Vận tải và Xây dựng là: - Các công trình hay hạng mục công trình đã thi công hoàn thành theo giai đoạn chưa đuợc chủ đầu tư nghiệm thu thanh toán.

- Các công trình hay hạng mục công trình đang thi công dở dang (chưa kết thúc giai đoạn thi công) chưa được nghiệm thu, thanh toán.

Do kỳ kế toán của Công ty tính theo quý nên cuối mỗi quý kế toán tiến hành tổng hợp tính giá sản phẩm dở dang. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cũng là phương pháp giản đơn, giá trị sản phẩm dở dang cuối quý bằng tổng chi phí thi công từ lần nghiệm thu trước đến thời điểm cuối quý chưa được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán.

Biểu 26. Sổ chi tiết TK 154

Cuối tháng, kế toán thực hiện bút toán kết chuyển tự động bằng phần mềm như sau:

• Chọn phân hệ Kế toán tổng hợp, chọn Cập nhật số liệu, chọn bút toán kết chuyển tự động:

• Nhập vào năm cần kết chuyển

• Đánh dấu vào các bút toán cần kết chuyển:

• Bấm F4 để tạo các bút toán, nhập vào kỳ kế toán cần kết chuyển:

Phần mềm sẽ tự động kết chuyển toàn bộ các chi phí phát sinh từ các tài khoản chi phí: TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 sang TK 154.

Giả sử đến hết tháng 10/ 2008 là kết thúc giai đoạn thi công gói thầu tại công trình QL32HT và chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu. Đến 04/11/2008 chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu toàn bộ giá trị công trình thực hiện giai đoạn từ 01/6/2008 đến 31/10/2008. Khi đó, căn cứ vào biên bản nghiệm thu, kế toán lập phiếu kế toán để kết chuyển toàn bộ chi phí thi công vào tài khoản 632 để xác định giá thành và xác định kết quả:

Sau khi được kết chuyển tự động và kết chuyển bằng phiếu kế toán, số liệu được chuyển vào sổ chi tiết tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau:

Đồng thời trên sổ chi tiết vụ việc, các chi phí được thể hiện như sau:

Biểu 27. Sổ chi tiết vụ việc Tk 154

Số liệu được thể hiện trên sổ tổng hợp TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau:

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY VẬN TẢI VÀ XÂY DỰNG

3.1. Đánh giá khái quát tình hình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TRANCO

Kế toán có chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin cho các nhà quản lý về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách đầy đủ, trung thực, chính xác và kịp thời. Qua những thông tin do kế toán cung cấp, các nhà quản lý biết được những ưu và nhược điểm để kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu khách quan và cần thiết cho các Doanh nghiệp, là căn cứ để nhà quản lý có thể ra quyết định tối ưu. Xác định được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường cần nâng cao và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý nội bộ trong doanh nghiệp và đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế. Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải được hoàn thiện từ hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo, đến bộ máy kế toán. Việc tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ phải được thực hiện có hệ thống, khoa học hợp lý. Hệ thống tài khoản phải hệ thống, đảm bảo phản ánh đầy đủ chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời đúng chế dộ kế toán Nhà nước ban hành. Việc lập các báo cáo phải chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng trong và ngoài doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại Công ty Vận tải và Xây dựng được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban chức năng

đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô chú, anh chị ở phòng Tài chính- Kế toán của Công ty đã giúp em có điều kiện tiếp xúc với thực tế để nghiên cứu và củng cố thêm kiến thức đã học.

Với thời gian thực tập không dài, đi sâu nghiên cứu vào lĩnh vực chuyên môn để năm bắt được sâu sắc mọi mặt của công tác kế toán là một khó khăn rất lớn. Với sự cố gắng của bản thân và mong muốn góp một phần kiến thức đã học ở trường vào công tác hạch toán kế toán ở Công ty. Từ tình hình thực thực tế công tác kế toán tại Công ty và yêu cầu thực tế của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hiện nay, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhận xét và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc tổ chức công tác kế toán ở Công ty nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng.

3.1.1. Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Vận tải và Xây dựng (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w