Về kỳ tính giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa (Trang 80 - 81)

XI NGHIỆP CƠ ĐIỆN TỬ

3.1.1.3Về kỳ tính giá thành

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1.1.3Về kỳ tính giá thành

Với quy trình công nghệ khá phức tạp, mỗi bước, mỗi giai đoạn sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật đề ra thì việc Công ty tính kỳ giá thành theo quý là phù hợp. Quãng thời gian là một quý sẽ đảm bảo cho việc đánh giá một cách đầy đủ thông tin về giá thành sản phẩm, đảm bảo có thời gian thông tin nội bộ giữa Xí nghiệp và Công ty. Mặt khác, kỳ lập báo cáo kết quả kinh doanh cũng được tiến hành theo quý, điều này càng thể hiện rõ nét tiêu chí phù hợp giữa doanh thu và chi phí của Công ty.

3.1.1.4 Về đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm

Để tương ứng với đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng của quy trình công nghệ đó. Giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành có mối liên hệ hết sức logic. Nhờ đó, người lãnh đạo có thể kiểm soát được tình hình thực hiện chi phí, đối chiếu với định mức chi phí đặt ra để từ đó có kế hoạch tiết kiệm chi phí cũng như điều chỉnh giá bán cho phù hợp. Ngoài ra, còn có thể so sánh chi phí sản xuất giữa các sản phẩm với nhau để có phương hướng, kế hoạch sản xuất phù hợp cho kỳ

tiếp theo. Bên cạnh đó, đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty là sản xuất theo kế hoạch đề ra. Vì vậy, để quản lý tốt chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Công ty lập ra định mức vật tư và chi phí tiền lương cho từng sản phẩm. Bởi rằng vật tư và tiền lương là hai khoản mục chi phí tương đối ổn định và có thể xác định cho từng sản phẩm sản xuất. Công ty cũng đã lựa chọn tiền lương làm tiêu thức phân bổ để tính CF SXC, BHYT, BHXH và KPCĐ cho từng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa (Trang 80 - 81)