phần cao su Sao Vàng
Theo hình thức kế toán khấu hao tài sản cố định theo hình thức nhật ký chứng từ, phần phát sinh Nợ TK 214 được ghi vào nhật ký chứng từ số 9, ( đã được thể hiện trong mẫu nhật ký chứng từ số 9 ở phần kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình). Đồng thời, kế toán tiến hành ghi vào bảng kê số 4, số 5. Chi tiết cho từng khoản mục. Bảng kê số 4 chi tiết cho phân xưởng. Bảng kê số 5 chi tiết cho các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Minh họa bảng kê số 5 ở phần phụ lục.
Còn lại, phần phát sinh Có Tk 214 được ghi vào nhật ký chứng từ số 7, trích cột 214. Nhật ký chứng từ số 7 được dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, do đó, phần hạch toán tăng chi phí khấu hao tài sản cố định được hạch toán trên sổ này. Căn cứ vào sổ này là các số liệu tại dòng tổng cộng trên bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định đã nêu ở trên.
Ở đây, em xin minh họa, bảng kê số 4, bảng kê số 5 và nhật ký chứng từ số 7 trích cột 2141 ( hao mòn tài sản cố định hữu hình), ở phần phụ lục .
Sau khi đã hoàn tất các bước công việc kể trên, kế toán tài sản cố định tiến hành ghi sổ cái tài khoản 2141 ( Tài sản cố định hữu hình). Sổ này được mở theo tháng, phần ghi Nợ Tài khoản 2141 được lấy trên các bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan. Ví dụ nếu liên quan tới tài sản cố định hữu hình, được lấy trên nhật ký chứng từ số 9. Bên Có tài khoản này được lấy trên dòng tổng cộng hàng tháng của bảng kê số 4, số 5 hoặc tại dòng tổng cộng của bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình. Trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ minh họa số liệu tổng cộng của quí 4. Sau đây là minh họa sổ cái tài khoản 2141.
Đơn vị: Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng
Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. SỔ CÁI Tài khoản 2141 Số dư đầu kỳ : Có : 277.949.915.372 Ghi Có các TK đối ứng Nợ TK này Tháng 1 … Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 211 … … 537.000.000 Cộng phát sinh Nợ 537.000.000 Có 4.454.189.363 4.290.951.371 4.413.201.238 Số dư cuối tháng Nợ . Có 282.404.104.735 286.158.056.106 290.571.257.344 Ngày ,tháng ,năm Kế toán ghi sổ 2.3. Kế toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình.
Hiện nay, áp dụng theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC, công ty đang áp dụng 3 hình thức sửa chữa tài sản cố định hữu hình, bao gồm : sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình, sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình và sữa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình.
2.3.1. Trường hợp sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình
Số lượng tài sản cố định hữu hình là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn trong công ty là rất lớn. Do đó, định kỳ hàng tuần, các phân xưởng, các bộ phận sử dụng phải tiến hành lau dọn, bôi trơn, cho các máy móc thiết bị này. Tất cả các chi phí này đều phát sinh nhỏ, và thường xuyên, nên được công ty xếp vào loại hình sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình.
Các chứng từ sử dụng trong trường hợp sửa chữa này chính là các hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu chi, ngoài ra, để chứng thực cho công việc đã thực hiện, công ty có tiến hành lập biên bản xác minh quá trình sửa chữa đã được tiến hành. Mẫu biên bản này cũng tương tự như mẫu biên bản bàn giao thiết bị đã được trình bày ở trên.
2.3.1.1. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán các chi phí sửa chữa này, kế toán sử dụng các tài khoản chi phí : tài khoản 627( chi phí sản xuất chung), tài khoản 641( chi phí bán hàng), tài khoản 642( chi phí quản lý doanh nghiệp).
Nội dung và kết cấu các tài khoản này như sau
Nội dung: dùng để phản ánh các chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh tại bộ phận sử dụng
Bên Nợ: phản ánh các trường hợp phát sinh chi phí sửa chữa Bên Có : kết chuyển các chi phí sang tài khoản xác định kết quả. Các tài khoản này không có số dư.
2.3.1.2. Phương pháp hạch toán:
Ghi sổ bình thường như khi phát sinh các chi phí.
Ví dụ, vào ngày 15/12/2009, công ty tiến hành lau chùi, bảo dưỡng các máy móc thiết bị ở xí nghiệp cao su số 1, số chi phí phát sinh là 500.000 đồng. Khi phát sinh chi phí, kế toán tiến hành ghi các bút toán như sau
Nợ TK 627 : 500.000 Có TK 111: 500.000
2.3.2.2. Qui trình ghi sổ:
Khi phát sinh các trường hợp sửa chữa này, kế toán tiến hành ghi vào nhật ký chứng từ số 7, dòng ghi Nợ TK 627, ghi Có tại nhật ký chứng từ số 1. Minh họa chứng từ như sau tương tự như trong trường hợp kế toán khấu hao tài sản cố định( được minh họa trên nhật ký chứng từ số 7, ở phần phụ lục)
2.3.3. Sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình.
Trong quí 4 năm 2009, trong công ty chỉ phát sinh một trường hợp sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình. Do đó, em xin minh họa qui trình kế toán trường hợp này.
Vào ngày 1/12/2009, công ty tiến hành sửa chữa lớn tài sản cố định theo kế hoạch đã đề ra từ đầu quí. Tài sản được sửa chữa là máy nối đầu sảm xe máy, tại xí nghiệp cao su số 1. Tổng chi phí sửa chữa là 12.000.000 đồng( mười hai triệu đồng chẵn).
2.3.3.1. Các chứng từ sử dụng trong trường hợp này như sau:
Phương án sửa chữa thiết bị ( do bộ phận sửa chữa lập) Danh mục phụ tùng vật tư
Biên bản bàn giao thiết bị
Quyết toán chi phí sửa chữa thiết bị
Các chứng từ khác ( phiếu chi, hóa đơn giá trị gia tăng).
2.3.3.2. Qui trình luân chuyển chứng từ như sau:
Xuất phát từ kế hoạch sửa chữa được đề ra từ đầu quí, bộ phận sửa chữa tiến hành lập phương án sửa chữa thiết bị, có sự phê duyệt của giám đốc và các bên có thẩm quyền. Sau khi đã phương án sửa chữa đã được duyệt, bộ phận sửa chữa tiến hành sửa chữa, từ đây sẽ phát sinh các hóa đơn giá trị gia tăng, các phiếu chi, là cơ sở để ghi sổ. Sau khi sửa chữa xong, các bên tiến hành bàn giao thiết bị, và quyết toán chi phí sửa chữa.
Minh họa các chứng từ như sau:
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng Lập phương án: Đặng Thanh Phong Phòng kỹ thuật cơ năng Đơn vị sửa chữa: Xí nghiệp cao su Số 1 Số…./BB- KTCN Ngày sửa chữa: 12/2009
PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA THIẾT BỊ
Phần cơ khí Dạng sửa chữa : lắp đặt mới
Tên thiết bị: Máy nối đầu săm xe máy Xí nghiệp cao su số 1
Chú ý: Khi thực hiện phương án, Giám đốc đơn vị sửa chữa chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp thi công đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
TT Nội dung sửa chữa Công Yêu cầu kỹ thuật – Biện pháp ATLĐ
1 Chuẩn bị trang bị phòng hộ lao động. Chuẩn bị đầy đủ phương tiện , dụng cụ kê, kích nâng hạ vận chuyển để tháo lắp chi tiết có khối lượng lớn. Dọn dẹp mặt bằng thi công cơ giới, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy
1 Trang bị phòng hộ lao động đúng qui định, phù hợp với công nhân thi công. Các phương tiện,dụng cụ đúng chủng loại, đảm bảo độ bền cơ học. Mặt bằng nơi thi công an toàn, gọn gàng, không có vật cản khi thao tác. Khi sử dụng hàn điện, hàn hơi phải tuân thủ đúng qui phạm kỹ thuật an toàn. Chuẩn bị đầy đủ mới được thi công
phòng kỹ thuật cơ năng kiểm tra thiết bị. Di chuyển máy nối đầu săm vào khu vực lắp đặt mới, dùng các tấm căn mỏng căn chỉnh máy, cố định máy xuống nền bằng các bulong nở thép. Lắp đặt đường ống cấp khí nén và đường xả cho máy
và thiết bị khi làm việc. Vị trí lắp đặt theo yêu cầu công nghệ. Đảm bảo độ song song và vuông góc với mặt bàn máy so với phương ngang < 0,2. Các đường ống cấp khí nén không bị hở
3 Vệ sinh má, kết hợp cùng bên điện hiệu chỉnh toàn bộ máy : cơ cấu càng kẹp, gia nhiệt, dao cắt..
Chạy thử, trực máy bàn giao đưa vào sử dụng
4 Máy hoạt động tốt, các bước hoạt động theo yêu cầu
Máy nối đầu săm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật công nghệ.
Cộng 17
Dự toán chi phí sửa chữa 12.000.000 Mười hai triệu đồng chẵn.
Đơn vị thực hiện Đơn vị sửa chữa P.KTCN P.MTAT P.TCNS Tổng giám đốc
DANH MỤC PHỤ TÙNG VẬT TƯ
( dùng cho lắp đặt máy nối đầu sảm xe máy mới – XNCS Số 1)
TT Tên vật tư Số lượng Ghi chú
1 Ống mạ kẽm 1/2" 18 mét
2 VAN inox 1/2" 1 cái
3 T mạ kẽm 1/2" 1 cái
4 Rắc co 1/2" 1 cái
5 Cút mạ kẽm 1/2" 3 cái
6 Đầu nối nhanh SQH 1/2-Φ 12 2 cái
7 Bu long nở thép M12 x 80 4 bộ
8 Dây hơi nhựa Φ12 4 mét
Người lập P. KTCN P. TCKT Tổng Giám Đốc
Biên bản bàn giao thiết bị
Biểu số 2.13: Biên bản bàn giao thiết bị
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG PHÒNG KỸ THUẬT CƠ NĂNG
Số : /BB- KTCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---
Hà nội, ngày 23 tháng 12 năm 2009
BIÊN BẢN BÀN GIAO THIẾT BỊ
(Dùng cho việc sửa chữa lớn thiết bị trong công ty)
Tên thiết bị : Máy nối đầu săm xe máy. Nơi đặt máy : Xí nghiệp Cao Su Số 1 Những công việc đã sửa chữa :
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ để tháo dỡ di chuyển vào vị trí lắp đặt.
- Tháo thùng hàng kết hợp với phòng Kỹ thuật Cơ năng kiểm tra thiết bị sau đó dùng xe nâng di chuyển vào vị trí lắp đặt.
- Định vị máy vào vị trí, điều chỉnh cân bằng máy - Đấu nối nguồn điện khi nối cáp vào máy
- Thiết kế lắp đặt bộ sản phẩm và nhắc nhở kiểm tra mối nối theo chu kì - Hiệu chỉnh toàn bộ thiết bị để tiến hành chạy thử máy không tải và có tải. - Theo dõi phần hành để xử lý sự cố thiết bị
Tình trạng thiết bị sau khi sửa chữa : - Di chuyển lắp đặt đảm bảo an toàn
- Máy làm việc ổn định thoe các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Nhận xét bên nhận :
- Đảm bảo các yêu cầu KT và công nghệ
Đơn vị nhận Cán bộ KT Đơn vị giao Phòng KTCN
Quyết toán chi phí sửa chữa lớn
Biểu số 2.14: Quyết toán chi phí sửa chữa lớn
CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG PHÒNG KỸ THUẬT CƠ NĂNG
Số : /BB- KTCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà nội, ngày 23 tháng 12 năm 2009
QUYẾT TOÁN CHI PHÍ SỬA CHỮA
(Dùng cho việc sửa chữa lớn thiết bị trong công ty)
Tên thiết bị : Máy nối đầu săm xe máy.
TT Nội dung công việc đã thực
hiện
Tình trạng kỹ thuật sau sửa
Công thực tế Vật tư sửa dụng Quy cách Số lượng Thành tiền 1 - Chuẩn bị trang bị phòng hộ bảo hộ lao động - Chuẩn bị đầy đủ phương
tiện dụng cụ kê kích nâng hạ vận chuyển để tháo lắp chi tiết có khối lượng lớn, - Dọn dẹp mặt bằng nơi thi công - Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy. - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. - Máy lắp đặt căn chỉnh đạt yêu cầu kỹ thuật 1 2 - Tháo dỡ thùng, kết hợp với phòng KTCN kiểm tra thiết bị di chuyển máy nối đầu số 6 ra ngoài để trùng tu và lấy mặt bằng lắp đặt máy mới
- Di chuyển máy mới vào vị trí lắp đặt, căn chỉnh cân bằng máy và đấu nối nguồn điện khí nén cấp vào máy
- Lắp thêm bộ đếm và kiểm tra sản phẩm theo chu kỳ - Lắp đèn chiếu sáng
- Chạy thử máy không tải và có tải đạt ổn định phù hợp với yêu cầu công nghệ.
12
3 - Lắp ráp hoàn chỉnh, vệ sinh sạch sẽ toàn bộ máy - Kết hợp cùng bên cơ khí
mở nguồn khí nén chạy thử máy không tải và có tải
- Trực máy bàn giao sản xuất
4
Cộng 17
Chi phí nhân công : 17 công x 70.000 đ/c 1.190.000 Một triệu một trăm chín mươn nghìn đồng Chi phí nhân công : 17 công x 70.000 đồng / công = 1.190.000 đồng
Chi phí vật tư : Tổng chi phí : Bằng chữ :
Đơn vị nhận Cán bộ KT Đơn vị giao PhòngKTCN PhòngTCNS Tổng giám đốc
2.3.3.3. Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 2413: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Nộidung tài khoản : phán ánh chi phí sửa chữa lớn phát sinh
Kết cấu tài khoản:
Bên Nợ: phản ánh chi phí sửa chữa lớn phát sinh Bên Có: phản ánh quyết toán giá thành thực tế .
Số dư Nợ: phản ánh giá trị chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dở dang, chưa hoàn thành.
Phương pháp kế toán: Kế toán sữa chữa tài sản cố định được chia thành hai trường hợp. Một là sửa chữa lớn trong kế hoạch, và hai là sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. Hai phương pháp chỉ khác nhau ở vấn đề trích trước vào chi phí hay tiến hành phân bổ dần. Nếu công ty đã có kế hoạch sửa chữa thì định kỳ hàng tháng, kế toán sẽ tiến hành trích trước chi phí sửaa chữa vào chi phí trong kỳ. Ngược lại, nếu hỏng hóc bất thường, thì phải tiến hành sữa chữa trước và tiến hành phân bổ dần.
Trong trường hợp công ty tiến hành sửa chữa lớn thiết bị vào ngày 1/12/2009 và hoàn thành bàn giao vào ngày 23/12/2009.Giá trị quyết toán công trình là 12.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng 10%, được trích trước trong 3 tháng. Công ty sẽ tiến hành ghi sổ như sau:
Bút toán 1: Trích trước chi phí Nợ TK 6271 : 4.000.000 Có TK 335 : 4.000.000
Sang tháng 12, công ty tiến hành sửa chữa Nợ TK 2143: 12.000.000
Nợ TK 133: 1.200.000 Có TK 111 : 13.200.000
Qui trình ghi sổ trong trường hợp này được tiến hành như sau :
Khi đã có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ, kế toán tiến hành ghi vào bảng kê số 5, tập hợp chi phí xây dưng cơ bản, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. ( mẫu này sẽ được trình bày ở phụ lục, cùng với các chi phí 641,642).
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng. tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Công ty cổ phần cao su Sao Vàng, tiền thân là xưởng đắp vá săm lốp ô tô, sau đó, được đầu tư xây dựng thành nhà máy cao su Sao Vàng. Trải qua quá trình vận động của lịch sử, cộng thêm sự phấn đấu nỗ lực của các thế hệ cán bộ công nhân viên của nhà máy, hiện nay, công ty đang là một trong 3 doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su của nước ta. Sự lớn mạnh của công ty thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho yêu cầu ra quyết