Thủ Tướng Tái Cử Hứa “Làm Công Bộc của Dân”

Một phần của tài liệu 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf (Trang 76 - 79)

của Dân”

Gia Minh

*

(RFA) Truyền thông trong nước hôm nay đồng loạt đăng bài phát biểu nhậm chức nhiệm kỳ hai của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau khi Quốc Hội thông qua nghị quyết phê chuẩn 4 Phó Thủ Tướng, 18 Bộ Trưởng và 4 thủ tưởng cơ quan ngang bộ.

(Hình AFP: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Sinh Hùng (phải) hôm 21/7/2011 tại Hà Nội.)

Một số nhận xét về bài phát biểu nhậm chức đó ra sao? Cũng như một số ý kiến liên quan ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thế nào?

Hứa Hẹn Cho Nhiệm Kỳ Mới

Hầu như các báo chính thống của chính quyền Hà Nội đều dành những từ ngữ thật tốt đẹp cho bài phát biểu nhậm chức của ông Nguyễn Tấn Dũng. Đó là những cụm từ như „tâm huyết „ của mạng Bee.net; „cam kết xây dựng chính phủ trong sạch, chống tham nhũng (Dân Trí), „nguyện làm công bộc của dân‟ (mạng VnExpress)… Nhiều mạng đăng lại nguyên văn bài phát biểu nhậm chức của ông Nguyễn Tấn Dũng.

Một người dân tại Cà Mau cho biết ý kiến về việc ông Nguyễn Tấn Dũng vừa đọc diễn văn nhậm chức Thủ Tướng nhiệm kỳ hai:

Từ hồi năm 2006 mọi việc tham nhũng vẫn còn nguyên, mặc dù ổng là trưởng ban chống tham nhũng nhưng thực sự „đỡ‟ chứ ông không có „chống‟. Vì bao nhiêu năm làm Thủ Tướng ông chưa „làm gì‟ với một đảng viên tham nhũng nào, chưa động tới một cán bộ nào hết.

Không biết ông có đổi mới gì hay không; nhưng những cử tri bị thiệt thòi, mất mát như thế này chưa thấy thực hiện thì chưa biết như thế nào trong thời gian sắp tới.

(Hình dantri.com: Bị Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gẫy 2 đốt sương cột sống vùng cổ, ông Trịnh Xuân Tùng đã chết sau gần 7 ngày cầm cự.)

Trên các trang blog được gọi là báo chí „lề trái‟ cũng xuất hiện ý kiến về bài phát biểu nhậm chức đó.

Các trang blog như Quê Choa, Phạm Viết Đào đăng lại bài viết của tác giả Huy Đức và có thể nói ý kiến của bài viết này khác hẳn nội dung những cụm từ hoa mỹ mà truyền thông Nhà Nước, hay được gọi là „lề phải‟ đưa ra.

Vào đầu bài tác giả Huy Đức nói về khả năng sắp đặt nhân sự để thâu tóm quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng là một điểm rõ ràng không thể nghi ngờ gì; thế nhưng khả năng chọn cho được một người viết diễn văn thì bị cho là không biết phân biệt được ngôn ngữ của một chuyên viên cấp vụ với ngôn ngữ của một chính trị gia ở hàng nguyên thủ như ông Nguyễn Tấn Dũng.

Tác giả Huy Đức nhận định trong nhiệm kỳ vừa qua, bản thân ông Nguyễn Tấn Dũng không để lại được một điều tích cực mang dấu ấn như những người tiền nhiệm như ông Võ Văn Kiệt, hay ông Phan Văn Khải. Mà trái lại thực tế chứng minh khác hẳn, đơn giản nhất lúc ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ Tướng hồi năm 2006, truớc đó thì giá một tô phở mới chỉ 15.000 đồng; nay tô phở tương tự thế đã là 50.000 đồng…

Chuyện giá cả vùn vụt gia tăng suốt nhiệm kỳ qua của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cho đến nay được một cán bộ hưu trí tại Hà Nội thừa nhận vào sáng ngày 3 tháng 8 như sau:

Giá cả ở Hà Nội này cứ lên „đùng đùng‟ mà không hiểu tại sao! Giá cả tăng như thế nên phải ăn tiêu dè chừng chứ không thì không đủ.

Những Dấu ấn Trong Nhiệm Kỳ Vừa Qua

Tác giả Nguyễn Bặc trên mạng Dân Làm Báo chỉ vài hôm trước có bài viết „Một thách thức mang tên Nguyễn Tấn Dũng‟, sau khi ông này được chính thức đưa vào nhiệm kỳ hai.

(Hình AFP: Tập đòan Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Vinashin, bị vỡ nợ.)

Trong bài viết tác giả nêu lại những sự việc được cho là „điểm nhấn‟ trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Nguyễn Tấn Dũng. Trước hết về mặt kinh tế đó là những vụ vỡ nợ của Tập đòan Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Vụ Công ty cho Thuê Tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; tình hình lạm phát trong tháng 7 vừa qua lên đến mức 23% so với cùng kỳ năm ngóai, rồi thâm thủng mậu dịch, nợ nước ngòai tăng cao.

Những điểm nhấn trong chính trị đối nội được nêu ra là tình trạng „hủ hóa‟ được nói là từ trên xuống dưới như con bạc triệu đô Bùi Tiến Dũng, giám đốc PMU18, Chủ Tịch Hà Giang Nguyễn Trường Tô mua dâm nữ sinh vị thành niên, Nguyễn Việt Tiến, Hùynh Ngọc Sỹ… Rồi tình trạng „côn đồ hóa‟ xảy ra khắp nơi trên cả nước qua việc các nhân viên thi hành công lực đánh chết dân ngay tại trụ sở công quyền…

Một điểm nhấn khác được tác giả Nguyễn Bặc nêu ra là chính trị đối ngoại trong nhiệm kỳ vừa qua của ông Nguyễn Tấn Dũng với những từ không mấy hay ho như „ngây thơ, ươn hèn và vô định hướng‟.

Hãng thông tấn Reuters ngày 3/8 trích dẫn phát biểu của Giáo sư Carlyle Thayer, thuộc trường Đại học New South Wales của Úc Ðại Lợi, cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng là nhà lãnh đạo đã thành công trong việc biến vai trò của Thủ Tướng trở thành một vị trí quyền lực tại Việt Nam.

Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng được chính thức đưa vào chức vụ Thủ Tướng nhiệm kỳ hai, một số nhà quan sát quốc tế cho rằng ông này sẽ mạnh tay hơn với những thành phần đối kháng, đòi hỏi cải cách chính trị và dân chủ tại Việt Nam.

Vào ngày 25/7, Linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý đã bị bắt đưa vào nhà tù sau hơn một năm được tam tha để chữa bệnh. Và vào ngày 2/8, một tiếng nói phản kháng mạnh mẽ khác từng kiện ông Nguyễn Tấn Dũng hai lần trong nhiệm kỳ vừa qua là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, đã bị tuyên y án 7 năm tù giam như mức Sơ Thẩm đưa ra hồi ngày 4/4 vừa qua.

(Hình AFP: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, đã bị tuyên y án 7 năm tù giam vì phát đơn kiện Thủ Tướng chính phủ...)

Trong những ngày qua một số chính phủ, cũng như tổ chức theo dõi nhân quyền đều có kêu gọi chính phủ Hà Nội phải trả tự do cho hai nhân vật bất đồng chính kiến vừa nêu; thế

nhưng mọi lời kêu gọi dường như không hề được đáp ứng.

Xin được trích lại nguyên văn bài viết của tác giả Huy Đức để kết thúc bài viết này:

“Đầu năm 1998, sau cuộc phỏng vấn một nhà lãnh đạo, biết ông đang vui, tôi hỏi: “Anh vừa đi Yên Tử về có thấy những cục đá xung quanh Chùa Đồng đầy những tên tuổi của Trần Văn Chắt, Nguyễn Thị Tèo…? Thấy ông chưa thật sự hiểu câu hỏi của mình, tôi tiếp: “Những trẻ cho dù thuộc hàng chăn trâu, cắt cỏ như Chắt, như Tèo, khi đã leo lên tới đỉnh thì cũng cố đánh dấu cái nơi mình đã đặt chân đến. Cái mà một bậc nguyên thủ quốc gia mưu cầu phải là lưu danh chứ không phải là tiền bạc‟.

Một phần của tài liệu 7Tin Quoc Te Augt 4 2011pdf (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)