Bảng 2.6: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty XYZ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 54 - 59)

nhân với hệ số đi kèm

Từ đó, mức trọng yếu được phân bổ như sau:

Bảng 2.6: Phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục tại Công ty XYZ

Đơn vị: VND STT Khoản mục Số dư Hệ số phân bổ Sai số có thể chấp nhận được 1 Vốn bằng tiền 2.385.732.304 1 1.018.605 2 Khoản phải thu 59.488.706.734 3 76.197.319 3 Hàng tồn kho 7.043.244.244 2 6.014.322 4 TSNH khác 0 1 0 5 TSDH 2.109.470.450 1 900.653 6 Nợ ngắn hạn 70.103.529.615 3 89.793.530 7 Nợ dài hạn 0 1 0 8 Nguồn vốn, quỹ 923.624.117 1 394.348 Ước lượng mức trọng yếu 174.318.775

Dựa trên mức trọng yếu đã phân bổ cho khoản mục Nợ ngắn hạn, kiểm toán viên tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản phải trả nhà cung cấp theo tỉ trọng như sau:

Như vậy, tại Công ty XYZ, nếu sau khi kiểm toán phát hiện ra sai sót của khoản phải trả nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 7.068.412 VND thì kiểm toán viên sẽ đề nghị Ban Giám đốc điều chỉnh hoặc mở rộng quy mô kiểm toán.

Tại Nhà máy ABC, việc ước lượng và phân bổ trọng yếu cũng được thực hiện tương tự. Tuy nhiên, về phân bổ trọng yếu, ở Nhà máy ABC, hàng tồn kho có hệ số phân bổ là 3, công nợ phải thu, phải trả có hệ số phân bổ là 2, tài sản dài hạn cũng có hệ số phân bổ là 2, các khoản mục còn lại có hệ số phân bổ là 1. Kiểm toán viên ước lượng mức trọng yếu ban đầu là 45.049.520 VND, với Nợ ngắn hạn là 16.693.486 VND, với khoản phải trả nhà cung cấp là 4.532.168 VND. Như vậy, tại Nhà máy ABC nếu kiểm toán viên phát hiện sai sót của khoản phải trả nhà cung cấp lớn hơn hoặc bằng 4.532.168 VND thì được xem là trọng yếu và yêu cầu Nhà máy điều chỉnh.

2.2.1.6. Đánh giá rủi ro kiểm toán

Tại AASC kiểm toán viên đánh giá đồng thời rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được. Việc đánh giá rủi ro của AASC chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Trước khi tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên đưa ra nhận xét ban đầu về khoản mục dựa trên các mục tiêu kiểm toán (hiệu lực, trọn vẹn, phân loại và trình bày, tính giá, quyền và nghĩa vụ, chính xác số học). Mục đích của bước này là để dự đoán khả năng chứa đựng rủi ro của khoản mục.

Để đánh giá khả năng tồn tại sai sót trọng yếu trên số dư TK 331, kiểm toán viên xem xét các yếu tố:

- Bản chất, quy mô của khoản mục - Mức độ trọng yếu của số dư tài khoản

- Các yếu tố rủi ro được xác định trong quá trình kiểm toán viên tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Các rủi ro được kiểm toán viên phán đoán qua việc thực hiện các thủ tục phân tích cho bước lập kế hoạch

Đối với Nhà máy ABC, khoản phải trả nhà cung cấp chủ yếu là các khoản mua vật tư, thiết bị trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Đồng thời, số lượng nhà cung cấp của Nhà máy là nhỏ. Qua tìm hiểu, năm 2006 không có sự thay đổi lớn nào ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Nhà máy so với các năm trước.

Ngoài ra, qua tìm hiểu cũng như tham khảo hồ sơ kiểm toán các năm trước, kiểm toán viên biết được rằng Công ty cổ phần E có thị trường hoạt động ổn định, thị phần là đáng kể và có khả năng duy trì sản xuất và cung cấp sản phẩm cho thị trường ở mức độ cao. Khách hàng chính của Công ty E là các bưu điện và các đơn vị kinh doanh liên quan đến bưu chính viễn thông.

Từ đó, kiểm toán viên kết luận rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải trả nhà cung cấp tại Nhà máy ABC ở mức thấp.

Đối với Công ty XYZ, là một công ty mới thành lập từ năm 2004, năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên không có báo cáo kiểm toán năm trước làm cơ sở để đối chiếu, so sánh và xác minh số liệu trên BCTC một cách đáng tin cậy. Bên cạnh đó, xét về bản chất của khoản mục, Công ty XYZ có số lượng các nghiệp vụ mua hàng lớn, bao gồm cả mua bán hàng hóa trong nước và hoạt động xuất nhập khẩu với quy mô

lớn. Kiểm toán viên đã kết luận rủi ro tiềm tàng đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở mức trung bình.

Đánh giá rủi ro kiểm soát:

Để có thể đưa ra một kết luận ban đầu về mức rủi ro kiểm soát đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải dựa vào những hiểu biết đã có được về hệ thống kiểm soát nội bộ và những thay đổi trong hệ thống này so với năm trước. Từ đó, tiến hành phân tích tính hiệu lực của hệ thống KSNB trên hai mặt là thiết kế và hoạt động.

Đối với Nhà máy ABC, việc mua sắm các yếu tố đầu vào là do Công ty E quyết định. Qua bước tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên đã đưa ra kết luận rằng hệ thống KSNB của Nhà máy đối với khoản phải trả nhà cung cấp ở mức trung bình. Do đó, rủi ro kiểm soát được đánh giá là ở mức trung bình. Rủi ro kiểm toán tập trung chủ yếu vào sai phạm về tính đầy đủ và tính đúng kỳ của các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán.

Đối với Công ty XYZ, rủi ro kiểm soát đối với khoản phải trả nhà cung cấp được đánh giá là ở mức cao do hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty hoạt động kém hiệu quả. Ở Công ty XYZ, với khoản mục phải trả nhà cung cấp, rủi ro kiểm toán cũng tập trung chủ yếu vào sai phạm về tính đầy đủ và tính đúng kỳ của các nghiệp vụ.

Kết luận về rủi ro kiểm toán:

Từ việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nói trên, kiểm toán viên xác định mức rủi ro phát hiện chấp nhận được.

Đối với Nhà máy ABC, do rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp được đánh giá ở mức thấp và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình nên rủi ro phát hiện chấp nhận được là ở mức cao.

Còn ở Công ty XYZ, do rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều ở mức cao nên rủi ro phát hiện chấp nhận được ở mức thấp. Do đó, kiểm toán viên phải tiến hành các thử nghiệm kiểm toán cơ bản đối với khoản mục này sao cho rủi ro phát hiện ở mức thấp.

2.2.1.7. Lập chương trình kiểm toán chi tiết

Sau khi đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của các khoản mục, trưởng nhóm kiểm toán sẽ thông báo chính thức kế hoạch kiểm toán và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm, cũng như đề xuất với khách hàng các tài liệu cần cung cấp.

Sau khi lập kế hoạch tổng thể, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết. Tại AASC, chương trình kiểm toán đã được xây dựng sẵn theo từng khoản mục. Dựa trên chương trình kiểm toán mẫu đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ điều chỉnh cho phù hợp với từng khách hàng cụ thể. Sau khi hoàn thành mỗi thủ tục trong chương trình kiểm toán, kiểm toán viên ghi tham chiếu, tên và ngày thực hiện lên chương trình kiểm toán tương ứng với thủ tục mà mình thực hiện.

Đối với khoản mục thanh toán với nhà cung cấp tại Nhà máy ABC, chương trình kiểm toán được triển khai cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và Kiểm toán (AASC) thực hiện (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w