Thành phần của thương hiệu

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe ngắn máy và sự nhận biết thương hiệu Petrolimex (Trang 25 - 26)

Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Giới thiệu

3.3.2 Thành phần của thương hiệu

Như đã trình bày ở trên, khái niệm thương hiệu ngày nay được hiểu theo nghĩa rộng hơn chứ không đơn giản là cái tên, biểu tượng,..., để phân biệt sản phẩm của mình với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, mà nó là tập hợp các thành phần có mục đích cung cấp lợi ích chức năng và tâm lý cho khách hàng mục tiêu. Thương hiệu có thể bao gồm các thành phần sau:

• Thành phần chức năng: thành phần này có mục đích cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng mục tiêu và nó chính là sản phẩm. Nó bao gồm các thuộc tính mang tính chức năng (functional attributes) như công dụng sản phẩm, các đặc trưng bổ sung (features), chất lượng.

• Thành phần cảm xúc: thành phần này bao gồm các yếu tố giá trị mang tính biểu tượng (symbolic values) nhằm tạo cho khách hàng mục tiêu những lợi ích tâm lý. Các yếu tố này có thể là nhân cách thương hiệu (brand personality), biểu tượng (symbols), luận cứ giá trị hay còn gọi là luận cứ bán hàng độc đáo, gọi tắt là USP (unique selling proposition), vị trí thương hiệu, đồng hành với công ty (organisational associations) như quốc gia xuất xứ (country of origin), công ty nội địa hay quốc tế…

Trong đó, có lẻ yếu tố quan trọng nhất của thương hiệu tạo nên lợi ích cho khách hàng mục tiêu là nhân cách thương hiệu. Aaker định nghĩa, nhân cách thương hiệu “là một tập thuộc tính của con người gắn liền với một thương hiệu”. Như vậy, nhân cách thương hiệu sẽ có

Thươn

những đặc tính của con người như giới tính, tuổi tác, tầng lớp xã hội, cũng như những cảm xúc của họ như nhiệt tình, âu lo, đa cảm, v.v.

Hình 3.4: Các thành phần của nhân cách thương hiệu

(Nguồn: Aaker.1997)

Một phần của tài liệu Hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe ngắn máy và sự nhận biết thương hiệu Petrolimex (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)