Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Chiến lược định vị cơ bản (Trang 29)

 Ngành: Chữa trị và chăm sóc da.

 Đối tượng khách hàng: tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính có nhu cầu chữ trị và chăm sóc da (mặt).

 Đối tượng truyền thông:

 Nữ 25 tuổi trở lên, thu nhập trên 10 triệu/tháng, ý thức về làm đẹp, làm việc trong các tòa nhà, thường xuyên trau dồi kiến thức qua báo chí, tạp chí, internet…

 Phụ nữ có tiền chịu khó làm đẹp, thường đi café cao cấp…  Đối thủ cạnh tranh chính:

 Thẩm mỹ viện đã có tên tuổi: Bác sĩ Tú, Hường, Việt Mỹ…

 Dịch vụ chữa trị da: Pamas, Cosmo…

 Bệnh viện da liễu: vì tại đây cũng chữa trị các bệnh về da như mụn, lão hóa da… và Bệnh viện cũng có uy tín nhất định trong khách hàng. 2.2.2.1. Các thẩm mỹ viện

Mô tả:

 Đã hoạt động lâu năm, không có sự xuất hiện các thẩm mỹ viện mới trong thời gian gần đây.

 Do các bác sĩ có bằng cấp mở ra.

 Công nghệ ít được cập nhật mới do vốn đầu tư không lớn.

phẩm là chính. Giá dịch vụ thường dao động từ 200.000 đến 1.000.000 cho 1 lần chữa trị. Những dịch vụ này không phải đều hiệu quả đối với tất cả mọi người vì thường dùng cùng 1 loại công nghệ và mỹ phẩm cho mọi người.

Thông điệp:

 Hướng đến vẻ đẹp mong muốn.

 Công nghệ cao.

 Nhiều năm kinh nghiệm, bác sĩ bằng cấp chuyên môn cao đảm trách.  Truyền thông:

 Chi phí dịch vụ khá cao nhưng truyền thông lại nhắm đến đối tượng phụ nữ bình dân, không cao cấp.

 Truyền thông đa số trên báo, không sáng tạo, mẫu quảng cáo nhiều thông tin và không đáng tin cậy.

 Không tận dụng tốt công cụ website sẵn có.

 Không sáng tạo trong các phương pháp truyền thông.  Mức độ cạnh tranh:

 Khá gay gắt do mối quan hệ với khách hàng sẵn có và giá dễ chấp nhận (so với Orient).

 Chỉ một vài thẩm mỹ viện có tên tuổi lớn trong ngành. 2.2.2.2. Các dịch vụ chăm sóc da khác

Mô tả:

 Ra đời ngày càng nhiều, xuất phát từ những nhà phân phối mỹ phẩm nước ngoài lập nên để bán sản phẩm.

Thông điệp:

 Hướng đến vẻ đẹp mong muốn.

 Sử dụng công nghệ cao.

 Bảo đảm thành công.  Truyền thông:

phụ nữ bình dân, không cao cấp.

 Truyền thông đa số trên báo, không sáng tạo, mẫu quảng cáo nhiều thông tin và không đáng tin cậy.

 Không sáng tạo trong các phương pháp truyền thông.

 Sử dụng nhiều hình thức PR trên báo và truyền hình.  Mức độ cạnh tranh:

 Khá gay gắt do số lượng trung tâm mở ngày càng nhiều.

 Ảnh hưởng nhiều đến Orient. 2.2.2.3. Các bệnh viện về da

Mô tả:

 Dễ dàng tạo được niềm tin nơi khách hàng.

 Chỉ làm việc trong những giờ nhất định gây khó khăn trong khám và chữa bệnh cho nhóm khách hàng mục tiêu của Orient.

 Chất lượng dịch vụ kém.

 Không đầu tư công nghệ kịp thời.  Thông điệp:

 Là nơi khám bệnh khi cần thiết.  Truyền thông:

 Không truyền thông. Chỉ trừ 1 số rất ít bệnh viện nước ngoài như FV.  Mức độ cạnh tranh:

 Không cao.

 Không ảnh hưởng nhiều lắm đến Orient. 2.2.2.4. Kết luận:

Với thị trường ngày càng tăng trưởng, khách hàng ngày càng hiểu biết nhiều hơn về việc chăm sóc sắc đẹp. Trong khi các đối thủ cạnh tranh chưa thực sự tạo bước đột phá trong ngành, chưa có một ai thức sự là “chuyên gia” về chăm sóc da đó là một lợi thế với Orient. Orient là chuyên gia về chữa trị và chăm sóc da, có công nghệ điều trị hiện đại nhất thành phố, với quy trình dịch vụ và cách làm việc

2.2.3. Phân tích SWOT

Điểm mạnh:

 Dịch vụ kết hợp giữa dược và mỹ phẩm.

 Công nghệ hiện đại.

 Có bác sĩ chuyên khoa da liễu.  Điểm yếu:

 Vừa mới ra đời nên cũng chưa được nhiều người biết đến.

 Không có đội ngũ nhân viên sale  Đe dọa

 Công nghệ dễ bị bắt chước, dễ lạc hậu.

 Mọi người đang rất dè chừng với dịch vụ làm đẹp bởi hậu quả của 1 số trung tâm không đáng tin cậy.

Cơ hội

 Thị trường chăm sóc da đang phát triển, nhu cầu làm đẹp được mở rộng không chỉ ở nữ giới mà còn ở nam giới.

2.2.4. Cấu trúc nền móng thƣơng hiệu Orient

2.2.5. Định vị thƣơng hiệu Orient

 Định vị thương hiệu: Orient là nơi chữa trị da sử dụng công nghệ cao và đáng tin cậy duy nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nói đến chữa bệnh về da là nhớ đến Orient. Nói đến Orient là nhớ đến chuyên gia về da.

 Niềm tin thương hiệu:

 Công nghệ hiện đại đến từ Thái lan – đất nước nổi tiếng về các dịch vụ làm đẹp trọn gói.

 Khách hàng được khám và chữa các vấn đề về da bởi những bác sĩ chuyên khoa da với đội ngũ nhân viên được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƢỢC ĐỊNH VỊ THƢƠNG HIỆU VÀO TÂM TRÍ KHÁCH HÀNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC DA KHÁCH HÀNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC DA ORIENT TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1. Nghiên cứu 1:

2.3.1.1. Đề tài:

Nghiên cứu về tình hình lựa chọn Trung tâm điều trị & Chăm sóc da của khách hàng và mức độ nhận biết thương hiệu Orient để làm tiền đề cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu Orient.

2.3.1.2. Mục đích nghiên cứu:

Với phạm vi hoạt động của Trung tâm, thông qua nghiên cứu để hiểu rõ những nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong vấn đề chăm sóc da.

Nghiên cứu để thu thập thông tin về mức độ hài lòng của khách hàng đối với Trung tâm điều trị & Chăm sóc da Orient. Loại phương tiện quảng bá nào có tác động đến khách hàng? Hiệu quả tác động của các chương trình quảng cáo có đạt được mục tiêu mong muốn hay không, nó ảnh hưởng đến nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, thái độ của khách hàng ra sao? Để từ đó có thể xây dựng các chiến dịch quảng bá thương hiệu Orient hiệu quả hơn.

100% 0%

Quan tâm

Không quan tâm

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện mức độ quan tâm đến các vấn đề về da

 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn Trung tâm chăm sóc và điều trị các bệnh về da.

 Nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn đó.

 Mức độ thỏa mãn của khách hàng khi điều trị tại Trung tâm Orient.  Mức độ nhận biết thương hiệu Orient.

2.3.1.4. Phương pháp nghiên cứu:

 Đối tượng: Đề tài lựa chọn đối tượng là khách hàng tiềm năng của Trung tâm Orient đã, đang và sắp có nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc da.

 Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên.  Kích thước mẫu: 134

 Lựa chọn mẫu đạt yêu cầu để phân tích: 100

 Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn các đối tượng gián tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến.

 Công cụ thực hiện khảo sát: Sử dụng phần mềm thiết lập bảng câu hỏi tại trang web: www.docs.google.com, bảng câu hỏi được gửi đến các diễn đàn dành cho doanh nhân, diễn đàn chuyên làm đẹp, diễn đàn dành cho các bà mẹ và diễn đàn dành cho học sinh – sinh viên.

 Công cụ xử lý và phân tích thông tin: SPSS

 Thời gian tiến hành thực hiện nghiên cứu: từ ngày 04/04 – 20/04 2.3.1.5. Kết quả nghiên cứu:

Phần I: Thông tin chung về thị trƣờng Chăm sóc da

Với lượng mẫu tham gia được chọn lọc khá kỹ càng. Với 100% đối tượng tham gia khảo sát đều trả lời rất quan tâm đến các vấn đề về da cho thấy vấn đề chăm sóc da đã rất phổ biến và cũng như là điều tất yếu trong cuộc sống. Nếu như ngày

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện các bệnh về da thƣờng gặp

36%

64%

Nam giới Nữ giới

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ về giới tính của đối tƣợng tham gia phỏng vấn

84% 12% 8% 42% 52% 0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Mụn Nám Lão Lỗ Sẹo và vết từng bịChưa xưa thường chỉ có phụ nữ mới hay

chú trọng về chăm sóc da, về việc săn sóc sắc đẹp, thì ngày nay ngay cả nam giới cũng rất quan tâm đến điều này. (Nam giới chiếm 36% lượng người tham gia khảo sát cũng thừa nhận điều này).

Trong các bệnh về da thường mắc phải, 84% đối tượng

tham gia khảo sát thừa nhận rằng mình bị mụn, 52% cho rằng mình bị sẹo và vết thâm, 42% bị lỗ chân lông to, 12% bị nám và 8% bị lão hóa da. Dễ nhận thấy rằng mụn chiếm đa số các bệnh về da vì hầu như ai bước vào thời kì dậy thì cũng phải trải qua một giai đoạn bị mụn. Vì thế trong chu kì sống của mỗi người thường là ai cũng đã từng bị mụn. Sẹo và vết thâm cũng chiếm tỉ lệ cao vì nó giống như là dấu vết mà mụn đã để lại. Nếu người bị mụn không biết cách chăm sóc da của mình thì rất dễ dẫn đến việc để lại sẹo và vết thâm trên da. Lỗ chân lông to cũng là một bệnh do mụn hoặc là do bẩm sinh. Do mụn là vì không biết cách chăm sóc da mặt thường hay nặn nên dễ làm nở lỗ chân lông, dần dần lỗ chân lông bị to ra. Bị nám và bị lão hóa da chỉ chiếm số phần trăm khá thấp (12% và 8%) vì đa phần bệnh này chỉ xuất hiện ở những người đứng tuổi (khoảng trung niên). Nhưng nói vậy không có nghĩa

là bệnh này ít gặp. Mà vì lượng mẫu đối tượng tham gia khảo sát trung niên (tầm từ 35 tuổi trở lên) chỉ chiếm 10% mà đã có 12% lượng người bị nám và 8% lượng

15% 40% 32% 13% <18t 18t-25t 26t-35t >35t

cho chúng ta thấy được rằng đa phần người ở tuổi trung niên đều gặp phải căn bệnh này. Không có đối tượng tham gia khảo sát nào thừa nhận mình chưa từng bị các bệnh về da.

Ta sẽ thực hiện so sánh tương quan giữa độ tuổi và các bệnh về da thường gặp phải để xem có sự tương quan mật thiết với nhau hay không, hay nói cách khác là độ tuổi của đáp viên có phải là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến các bệnh về da hay không. Ta dùng kiểm định Chi-Square để dò tìm sự tương quan.

Bảng 2.9. Kiểm định Chi-Square Value df Asymp. Sig. (2- sided) Pearson Chi-Square 33.793a 9 .000 Likelihood Ratio 37.278 9 .000 Linear-by-Linear Association 12.117 1 .000 N of Valid Cases 100

Ta thấy Pearson Chi-Square với Sig. = .000 (<0.01). Ta có thể hiểu là có sự tương quan mật thiết giữa độ tuổi của đáp viên và các bệnh về da thường gặp với độ tin cậy là 99%.

Tuy rằng hầu hết mọi người đều gặp phải các bệnh về da nhưng chỉ có 30% lượng người đến các Trung tâm để điều trị các bệnh về da, còn 70% là tự chữa trị ở nhà. Có nhiều lý do giải thích vấn đề này. Thứ nhất, do mỗi người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chữa trị các bệnh về da đó. Thường cho rằng nó nhẹ, nó đơn giản, sẽ không gây khó khăn gì nên tự chữa trị ở nhà không đến các Trung tâm nên thường dẫn đến các hệ lụy sau này. Ví dụ như khi chúng ta bị mụn nếu

70%

30% Tự chữa

trị ở nhà Đến các Trung tâm

Biểu đồ 2.10. Biểu đồ thể hiện thói quen chữa trị các bệnh về da 60% 36% 4% Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên chúng ta tự chữa trị ở nhà thường bị kéo

theo các bệnh khác như bị sẹo và vết thâm, bị lỗ chân lông to. Nguyên nhân thứ hai là do các Trung tâm tạo được lòng tin vào trong tâm trí người dân. Vì cũng có rất nhiều Trung tâm chạy theo lợi ích riêng của mình mà để khách hàng tiền mất... tật mang. Nguyên nhân thứ ba là vì chi phí chữa trị khá cao.

Trung bình một ca trị mụn thông thường tại các Trung tâm giá cũng tầm từ 3 triệu trở lên. Đó không phải là một số tiền nhỏ nên khách hàng rất cân nhắc trong việc chữa trị nên – hay là không nên.

Không hẳn là khi chúng ta đi đến các Trung tâm điều trị và chăm sóc da là để chăm sóc da. Vì đôi khi chúng ta không bị các bệnh về da chúng ta vẫn có thể đến để dưỡng da hoặc chỉ đơn giản là đến để massage, để thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi. Chỉ cần trong tâm hồn chúng ta được thư thái, nhẹ nhõm... đó cũng là một cách chăm sóc da. Tuy vậy nhưng chỉ có 40% đối tượng tham gia phỏng vấn thừa nhận là mình thỉnh thoảng hay đi đến các Trung tâm. Còn 60% bảo rằng rất hiếm khi đi đến các Trung tâm. Như vậy chúng ta cũng thấy rằng nhu cầu làm đẹp của mỗi người là 100%. Nhưng chỉ có 40% lượng người thực sự đi làm đẹp tại các Trung tâm chuyên nghiệp. Còn 60% là làm đẹp ở nhà.

71% 29%

Chữa trị các bệnh về da Thư giãn

Biểu đồ 2.12. Biểu đồ thể hiện mục đích khi đến các Trung tâm điều trị & Chăm sóc da

71% đối tượng tham gia phỏng vấn đến Trung tâm điều trị & Chăm sóc da là để điều trị các bệnh về da. 29% còn lại là để thư giãn. Hai con số này cũng nói lên một phần bản chất của con

người Việt Nam đó là khi chúng ta bị rồi thì mới đi chữa. Còn khi chưa bị thì không đi chăm sóc. Nhưng đó cũng chỉ là một giả thuyết vì số lượng người thực tế muốn đi chăm sóc có thể còn hơn con số đó nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà không thể đi được như giá cả, thời gian, thói quen...

Một khi quyết định ra các Trung tâm điều trị & Chăm sóc da thì lại có rất nhiều lý do để khách hàng phải phân vân. Lựa chọn vì thương hiệu, không gian, dịch vụ cung cấp, thái độ nhân viên, giá cả hay là trình độ chuyên nghiệp? Nhìn qua Hình 2.13 chúng ta cũng nhận thấy được rằng trình độ chuyên nghiệp là một trong những yếu tố hàng đầu để khách hàng chọn khi đến các Trung tâm (62% khách hàng rất quan tâm đến trình độ chuyên nghiệp). Điều này cũng lý giải cái tâm lý sợ chọn nhầm nơi dẫn đến tiền mất tật mang của khách hàng.

Lý do thứ 2 để khách hàng lựa chọn Trung tâm đó chính là giá cả3 (52% đáp viên rất quan tâm đến giá cả). Điều này cho thấy sự thay đổi về giá sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khách hàng. Việc cạnh tranh về giá cũng là một trong những vấn đề mà các Trung tâm cần quan tâm.

Lý do thứ 3 đó chính là thương hiệu (50% đáp viên rất quan tâm đến thương hiệu). Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay. Với hàng ngàn Trung tâm

Thương

hiệu Không gian

Dịch vụ cung cấp Thái độ nhân viên Giá cả Trình độ chuyên nghiệp Rất quan tâm 50% 18% 45% 42% 52% 62% Quan tâm 44% 66% 44% 48% 44% 34% Bình thường 6% 16% 11% 10% 4% 4%

Không quan tâm 0% 2% 0% 0% 0% 0%

Rất không quan tâm 0% 0% 0% 0% 0% 0%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

điều trị & Chăm sóc da mọc lên mỗi ngày. Nếu các Trung tâm không tạo được một thương hiệu vững chắc trong lòng khách hàng thì khó mà thành công được.

Các yếu tố còn lại đó chính là dịch vụ cung cấp, thái độ nhân viên và không gian. Dịch vụ cung cấp cũng là một trong những yếu tố khiến khách hàng phân vân.

Một phần của tài liệu Chiến lược định vị cơ bản (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)