Một vài nhận định

Một phần của tài liệu PR - quan hệ công chúng - biện pháp hữu hiệu để phát triển thương hiệu (Trang 64 - 68)

II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PR VÀO XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM

1. Một vài nhận định

- Xã hội đang dần trở nên “thông tin hóa”, nhu cầu truyền tải thông tin của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức ngày càng phát triển. bởi vậy nhu cầu về sử dụng PR là vô cùng lớn và cấp thiết khi PR cũng chính là một nhân tố không thể thiếu của một xã hội thông tin.

- Đã qua thời các doanh nghiệp chỉ xây dựng và củng cố thương hiệu bằng quảng cáo và marketing. Công chúng luôn bắt gặp rất nhiều nguồn thông tin trái ngược nhau, bởi vậy chính PR là công cụ giúp họ có một nhận định chính xác và đúng đắn nhất về thương hiệu. Điểm mấu chốt của “thương hiệu” thực chất chính là lòng tin của người tiêu dùng. Marketing và quảng cáo không giải quyết được vấn đề “lòng tin” mà chỉ có PR mới thực sự mang lại niềm tin đối với doanh nghiệp và thương hiệu.

- Trong số những công cụ PR kể trên, quan hệ báo chí và tổ chức sự kiện được coi là 2 công cụ hữu hiệu và được áp dụng phổ biến nhất. Quản trị khủng hoảng là một dịch vụ rất quan trọng và cần thiết song hiện vẫn còn là một lĩnh vực đầy thách thức và chưa có nhiều công ty PR chuyên nghiệp có thể cung cấp được.

- Hiện nay chính là lúc các doanh nghiệp VN - những người còn thiếu nhận thức về vai trò của PR trong việc xây dựng thương hiệu cần phải nhanh chóng học hỏi và ứng dụng hiệu quả hơn nữa vai trò của PR trong các hoạt động kinh doanh, xây dựng bản sắc thương hiệu cho riêng mình nếu muốn tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh ngày một gay gắt, khốc liệt hơn.

2.1. Cách thức áp dụng PR

- Sử dụng những công ty PR chuyên nghiệp vào việc xây dựng thương hiệu: đây là một xu hướng tất yếu của ngành PR Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. PR cũng đồng nghĩa với sáng tạo, bởi vậy doanh nghiệp cần tận dụng tối đa sức sáng tạo của các công ty PR, qua đó mới tận dụng hiệu quả những dịch vụ mà họ đem lại.

- Xây dựng những bộ phận PR nội bộ công ty: mặt khác bộ phận PR này cũng đóng vai trò rất quan trọng, giống như một “Bộ Ngoại giao” nằm trong doanh nghiệp. Tùy vào quy mô doanh nghiệp, người phụ trách PR có thể là một người đứng đầu phòng PR đó hoặc chính là lãnh đạo của tổ chức, chẳng hạn tổng giám đốc hoặc chủ tịch hội đồng quản trị.

- Kết hợp sử dụng nhiều công cụ PR với nhau: việc sử dụng kết hợp các công cụ PR cũng tương tự như khi chúng ta sử dụng marketing hỗn hợp (4P). Ví dụ, khi tổ chức một sự kiện, thông thường doanh nghiệp cần có một kế hoạch truyền thông báo chí đi kèm nhằm gây tiếng vang cho sự kiện đó.

- Kết hợp PR và quảng cáo, marketing giúp việc xây dựng thương hiệu trở nên đặc biệt hiệu quả. Ví dụ: chương trình “Tôi yêu VN” do Honda tài trợ bao gồm các yếu tố: PR (đội ngũ nhân sự của Honda cùng tham gia tư vấn trong chương trình, giúp nâng cao nhận thức công chúng về thương hiệu Honda), Trách nhiệm xã hội (giúp công chúng nâng cao nhận thức về luật lệ giao thông, qua đó tạo hình ảnh tích cực về trách nhiệm xã hội của Honda tại VN), quảng cáo (với logo nhà tài trợ, các cảnh quảng cáo về Honda)…

Tại các trường đại học: các trường kinh tế cần có môn học về PR. Đây là những

bước đi cấp thiết và có tính chiến lược dài lâu giúp trang bị kiến thức cho thế hệ quản lý tương lai của các doanh nghiệp Việt Nam. Sinh viên các trường đại học kinh tế vốn có kiến thức rộng về thị trường cũng như có khả năng giao tiếp tốt, khả năng ứng xử khéo léo cũng như thông thạo ngoại ngữ. Đó là yêu cầu cơ bản để trở thành một nhân viên PR. Tuy nhiên, yếu điểm của sinh viên kinh tế lại ở điểm khả năng viết bài và đưa tin nói chung còn khá kém. Đó lại là mặt mạnh của sinh viên báo chí. thực tế đã chứng minh những chuyên viên PR có tiếng trên thế giới đều là những cựu nhà báo, hoặc đã từng tham gia hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Song như vậy không có nghĩa là hoàn toàn dễ dàng. Do đó một đòi hỏi cấp thiết hiện nay đó chính là đào tạo PR tại các trường đại học kinh tế cũng như các trường báo chí.

Trong phạm vi tổ chức, doanh nghiệp: vấn đề đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán

bộ, đặc biệt đội ngũ quản lý doanh nghiệp về PR cũng cần được chú trọng. Hiện đã có khá nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về kiến thức PR và đó chính là những sự lựa chọn rất phù hợp dành cho đối tượng này. Ngoài ra, việc kết hợp với các công ty PR chuyên nghiệp cũng là những cơ hội rất tốt để các tổ chức, doanh nghiệp có thể học hỏi tại thực địa khi triển khai các chiến dịch marketing truyền thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Philip Kotler. Marketing Management - 11th edition. Prentice Hall. 2003. 2. Al Ries, Laura Ries. Quảng cáo thoái vị & PR lên ngôi. Biên dịch: Vũ Tiến

Phúc, Trần Ngọc Châu, Lý Xuân Thu. Tp. Hồ Chí Minh - NXB Trẻ. 2005. 3. Frank Jefkins. Phá vỡ bí ẩn PR. Biên dịch: Nguyễn Thị Phương Anh, Ngô

Anh Thi. Tp. Hồ Chí Minh - NXB Trẻ. 2004.

4. Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thắng Vu, Phạm Quang Vinh. Nghề PR quan hệ công chúng. NXB Kim Đồng. 2005.

5. Trương Đình Chiến (Chủ biên), Phạm Thị Huyền, Nguyễn Trung Kiên. Quản trị thương hiệu hàng hoá: Lý thuyết và thực tiễn. NXB Thống kê. 2005. 6. Các website www.lantabrand.com www.tuoitre.com.vn www.vnexpress.net www.vneconomy.com.vn http://cpa.utk.edu/pdffiles/cpa111.pdf http://srdc.msstate.edu/e2/ppts/best_advpromo.ppt http://mgtclass.mgt.unm.edu/MIDS/Shul/Berman_ch_19.ppt http://www.swlearning.com/business/boone/cb11e/isc/powerpoint/ch14

http://www.cob.sjsu.edu/facstaff/giglie_j/Comm/Fall05/sdc.ppt http://www.southalabama.edu/mcob/ikhan/index_files/Class_Material/ MKT.380/Chapter%2017.ppt

Một phần của tài liệu PR - quan hệ công chúng - biện pháp hữu hiệu để phát triển thương hiệu (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w