quy cách vật tư
ĐVT Số
lượng Số hiệu Ngày tháng
Biểu số 3-2: Bảng kê hóa đơn vật tư mua xuất dùng thẳng
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
BẢNG KÊ HÓA ĐƠN VẬT TƯ MUA XUẤT DÙNG THẲNG
Công trình: Tháng… năm… Ngày tháng Số HĐ Tên vật tư ĐVT Số lượng Tiền hàng Thuế GTGT Cộng … … … … Cộng x x … … …
Trên cơ sở các chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu và các bảng đã lập ở trên, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu (Biểu số 3-3) để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu phát sinh. Ngoài ra, kế toán có thể dựa vào bảng này để hạch toán vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp:
Biểu số 3-3: Bảng phân bổ nguyên vật liệu
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Số 42 Nguyễn Công Trứ, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội
PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU
Tháng… năm… Đvt: VNĐ STT Ghi Có TK Ghi Nợ TK TK 152 TK 331 TK1111 Tổng cộng 1 TK 1541 - Công trình … … … … … … … .. … 2 TK1543 … … … … 3 TK1544 … … … … Tổng cộng … … … … Ngày … tháng … năm … Bộ phận yêu cầu Người phụ trách bộ phận Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Dựa vào Bảng chấm công của từng công trình gửi về, kế toán nên theo dõi riêng chi phí nhân công trực tiếp của các công trình này. Dựa vào Bảng chấm công tại phân xưởng sản xuất, kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí này theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sau đó, tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, gồm: nhân công sản xuất sản phẩm tại phân xưởng và nhân công thi công công trình.
Phần chi phí cho các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo biên chế, Công ty phải hạch toán vào chi phí sản xuất chung theo đúng quy định của chế độ. Ngoài ra, Công ty cần phải tiến hành trích KPCĐ theo đúng quy định của Nhà nước (2% x Tổng lương) và trích các khoản theo lương khác (BHYT, BHXH, BHTN) theo đúng tỷ lệ phần trăm của Nhà nước đã quy định.
Về kế toán chi phí sản xuất chung:
Công ty nên tách khấu hao máy móc thi công ra khỏi khoản mục chi phí sản xuất chung, và chỉ hạch toán vào khoản mục này chi phí khấu hao máy móc phục vụ tại phân xưởng sản xuất.
Công ty nên trích trước chi phí bảo hành công trình, sử dụng TK352 để hạch toán. Sau khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư, Công ty phải tiến hành xác định mức trích lập dự phòng cho bảo hành công trình đó là bao nhiêu và thực hiện trích lập:
Nợ TK1544- Chi phí sản xuất chung Có TK352- Dự phòng phải trả
Nợ TK 352: Số đã sự phòng
Có TK1545: Số chi phí thực tế phát sinh
Có TK711: Số dự phòng lớn hơn thực tế phát sinh Về thẻ tính giá thành:
Công ty nên lập thẻ tính giá thành theo từng hạng mục công trình hoàn thành nhằm tính toán giá trị dở dang và điều chỉnh lại giá vốn của hạng mục, công trình hoàn thành. Ví dụ: Thẻ tính giá thành công trình thủy điện H’Mun- Hạng mục chế tạo, lắp đặt đường ống áp lực,…
Ngoài ra, Công ty cũng cần lập thẻ tính giá thành vào cuối mỗi quý nhằm cập nhật thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp cũng như theo dõi tiến độ thi công công trình.
Về công tác kế toán tại công ty:
Công ty nên thuê thêm một nhân viên chịu trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu hoặc làm thủ kho, nhằm thay thế cho nhân viên hiện đang làm hai nhiệm vụ trong công ty: thủ kho và người thu mua nguyên vật liệu.
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN
Để các giải pháp trên đi vào thực hiện và có hiệu quả, cần có sự tạo điều kiện của Nhà nước, sự hỗ trợ của ban lãnh đạo Công ty và các phòng ban, tổ đội trong Công ty.
Nhà nước là cơ quan có chức năng thiết lập ra các hành lang pháp lý. Nhà nước cần có những văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể và cập nhật hơn về quản lý chi phí, lập dự toán nói chung, về chi phí xây lắp cũng như những quy định hướng dẫn kế toán trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Tuy nhiên, trong việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mới chính là yếu tố quyết định.
Trước hết, lãnh đạo Công ty cần có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản trị chi phí cũng như việc hoàn thiện kế toán để từ đó có sự hỗ trợ về mặt cơ chế và các chính sách về quản lý tài chính tương ứng.
Phòng kế toán tài chính của Công ty cần là nơi trực tiếp có những đề xuất thay đổi, chủ động phối hợp với các phòng ban liên quan. Số lượng và chất lượng của các kế toán viên cũng là điều kiện cần để thực hiện các giải pháp nói trên.
Các tổ, đội sản xuất và thi công công trình là những người trực tiếp thực hiện công tác tiết kiệm chi phí. Do đó, các công nhân cần có ý thức thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất, vì sự phát triển của công ty.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế hiện nay thì sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Do vậy, muốn có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp phải hướng tới hiệu quả kinh doanh. Nghĩa là, các nhà quản trị doanh nghiệp phải khai thác triệt để các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh. Tại Công ty Cổ phẩm Phát triển Công nghiệp, chi phí sản phẩm xây lắp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của Công ty. Vì vậy, công tác tổ chức quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý, nếu sử dụng tốt, hợp lý và hiệu quả các nguồn lực sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty. Do đó, Công ty đã không ngừng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty.
Qua quá trình thực tập tại công ty em được tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng, em đã tích lũy được nhiều kiến thức thực tế bổ ích. Đồng thời từ những kiến thức đã học được trong trường em mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế bài báo cáo chuyên đề không tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết nhất định. Chính vì vậy, em rất mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô và các anh chị phòng kế toán của Công ty để những kiến nghị trên có ý nghĩa thiết thực hơn.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú, anh chị phòng kế toán của Công ty Cổ phần Phát triển Công nghiệp và giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Thị Thủy đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính. 2008. Báo cáo tài chính, chứng từ, sổ kế toán và sơ đồ kế toán chủ yếu. Hà Nội: NXB Thống kê
2. Công ty CP Phát triển Công nghiệp. Hồ sơ năng lực
3. PGS.TS Đặng Thị Loan và các cộng sự. 2006. Giáo trình kế toán tài chính kế toán doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế Quốc dân.
4. Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006. 5. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Kính gửi: Công ty Cổ phần phát triển Công nghiệp
Tôi tên là: Dương Thị Thương Sinh viên khoa: Kế toán
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Đã thực tập tại Công ty từ ngày11/01/2010 đến ngày 10/05/2010.
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………..
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2010.