0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁU SẮC MÀU (Trang 78 -82 )

phẩm tại công ty CP Sáu Sắc Màu

* Về tổ chức bộ máy kế toán

Để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin kế toán và nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý, công ty nên tuyển thêm nhân viên kế toán để giảm bớt áp lực cho kế toán trưởng, đảm bảo cho sự tập trung chuyên môn. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán của công ty cần có thêm bộ phận kiểm toán nội bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát công tác kế toán trong thời gian dài.

* Về tình hình vận dụng chế độ kế toán

Từng bước hoàn thiện những chứng từ cần thiết cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đảm bảo bộ chứng từ sử dụng cho phần hành này được đầy đủ hơn và theo đúng quy định như các phiếu thu, phiếu chi cần phải có đầy đủ chữ ký của kế toán trưởng, người nhận tiền. Bên cạnh đó, công ty nên sử dụng các chứng từ theo đúng mẫu quy định của chế độ kế toán hiện hành.

* Đối với kế toán chi phí NVL trực tiếp

- Khi tập hợp chi phí NVL trực tiếp, để đảm bảo cho việc tính giá thành được chính xác, kế toán cần phải trừ đi phần phế liệu thu hồi. Cụ thể:

+ Công ty cần quan tâm đến việc thu hồi phế liệu của quá trình sản xuất và hạch toán khoản phế liệu thu hồi này. Hạch toán phế liệu thu hồi sẽ giúp phản ánh chính xác hơn tình hình sử dụng chi phí sản xuất, đồng thời cũng là một biện pháp để khuyến khích tiết kiệm chi phí cho công ty. Công ty nên có những quy định cụ thể về hạch toán phế liệu thu hồi.

- Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Vì vậy cần có những chính sách kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng NVL từ khâu xuất vật tư đến khâu sử dụng nhằm không để xảy ra hao hụt, mất mát. Các chuyên gia kỹ thuật và phòng kế toán phải luôn theo dõi, giám sát việc xuất kho để hạn chế việc tiêu hao NVL, khống chế việc tiêu hao phải nằm trong định mức đã quy định.

- Công ty nên thực hiện khuyến khích cho các công nhân trực tiếp sản xuất khi họ tiết kiệm NVL cho Công ty. Cụ thể, phần NVL tiết kiệm được so với định mức công ty nên tiến hành trích khoảng 20 - 30 % vào quỹ khen thưởng để thưởng cho những công nhân có ý thức tiết kiệm, năng suất lao động cao. Đồng thời có chế độ xử phạt thích đáng đối với các cá nhân, tập thể sử dụng lãng phí vật tư.

- Đảm bảo nguồn cung cấp NVL ổn định, tìm nhà cung cấp lâu dài, cung cấp vật liệu chất lượng tốt với giá thấp hơn giá thị trường và tránh được tình trạng thiếu vật tư khi sản xuất. Tăng cường tìm nhà cung cấp NVL trong nước đối với những mặt hàng có thể sản xuất tại Việt Nam và đạt tiêu chuẩn chất lượng để giảm bớt chi phí nhập khẩu và hạ giá thành sản phẩm.

* Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp

- Cần phát huy hơn nữa hình thức trả lương theo sản phẩm nhằm khuyến khích tình thần lao động và trách nhiệm của công nhân. Khen thưởng cho những công nhân có thành tích cao trong lao động. Việc thanh toán lương cho công nhân viên chia thành 2 lần mỗi tháng sẽ giúp giải quyết được nhu cầu sinh hoạt cho họ.

- Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí sản xuất (TK 335) theo tỷ lệ nhất định của lương cơ bản, điều này

không những làm cho giá thành sản phẩm ổn định mà còn giúp cho công ty có thể chủ động nguồn bù đắp. Hàng tháng, kế toán thực hiện trích trước như sau:

+ Xác định khoản trích trước:

Mức trích trước tiền Tiền lương chính

lương nghỉ phép của = thực tế phải trả của x Tỷ lệ trích trước công nhân sản xuất công nhân sản xuất

Tổng tiền lương nghỉ phép KH của công nhân sản xuất Tỷ lệ trích trước =

Tổng tiền lương chính KH của công nhân sản xuất

Hàng tháng, kế toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất:

Nợ TK 622 Có TK 335

Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh, kế toán ghi: Nợ TK 335

Có TK 334

* Đối với kế toán chi phí sản xuất chung

- Cần lựa chọn phương pháp tính KH hợp lý. Theo quy định của BTC, một doanh nghiệp có thể áp dụng 3 phương pháp KH cho TSCĐ, doanh nghiệp nên áp dụng các phương pháp KH khác nhau cho các loại TSCĐ khác nhau.

Chẳng hạn, đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các TSCĐ khác như: sân, kho, bãi… thì vẫn áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, còn đối với những máy móc thiết bị và những tài sản khác gắn liền với quá trình sản xuất, tính năng và công suất sử dụng giảm dần thì công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng sản phẩm sản xuất ra, không nên trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, giúp cho giá thành sản phẩm giảm và việc xác định giá trị còn lại của TSCĐ cũng chính xác hơn.

+ Việc trích hoặc thôi trích KH được bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng hoặc giảm tham gia vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời nên xác định lại khung thời gian KH của 1 TSCĐ theo khung thời gian đã quy định.

- Về việc xác định giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ: Trong công thức tính KH, công ty nên đưa giá trị thu hồi ước tính vào. Việc làm này không những hợp lý mà còn còn có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của các bộ phận trong công ty đối với TSCĐ. Khi có mất mát, hư hỏng, công ty sẽ dễ dàng quy kết trách nhiệm và yêu cầu bồi thường cho các đối tượng liên quan. Và trong việc xác định giá trị thu hồi ước tính, công ty nên áp dụng khi đã tin học hóa thiết bị công tác kế toán của mình.

- Công ty cũng cần tổ chức, đánh giá lại thực trạng của những TSCĐ đã KH hết, từ đó mạnh dạn thanh lý những TS đã lạc hậu hoặc kém hiệu quả.

- Ngoài ra, để tiết kiệm được chi phí sản xuất chung, công ty cần: + Nâng cao trình độ quản lý sản xuất cho nhân viên quản lý.

+ Giảm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài trong trường hợp không cần thiết.

+ Bảo quản tốt các tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường các biện pháp kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÁU SẮC MÀU (Trang 78 -82 )

×