Hình 2.7: Màu sắc của Diana trong cảm nhận của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu Diana ở thị trường VN (Trang 29 - 32)

lãng mạn. Trong cuộc sống hiện đại, khi con trai có thể sử dụng những màu vốn trước đây chỉ dành cho con gái như đỏ, vàng, cam... thì màu hồng vẫn là một màu đặc biệt. Nó như là một màu dành riêng cho con gái, cho những gì nhẹ nhàng nhất.

Người tiêu dùng hẳn ai cũng còn nhớ về Diana đầy ấn tượng với một cô gái mặc váy hồng và cầm ô màu hồng xinh xắn, nhẹ nhàng nhưng luôn tế nhị, kín đáo trong đoạn quảng cáo của Diana. Và hơn thế nữa, màu hồng dễ thương còn xuất hiện trên đường phố với những cô gái trẻ đạp xe để quảng bá cho thương hiệu hay trên bao bì sản phẩm và panô quảng cáo…

Theo điều tra của tác giả (xem phần phụ lục) thì một tỷ lệ lớn người tiêu dùng đã ghi nhớ và ấn tượng với màu sắc đặc trưng của Diana:

Hình 2.7: Màu sắc của Diana trong cảm nhận của người tiêu dùng

Nguồn: theo số liệu điều tra của tác giả

Màu sắc đặc trưng của Diana đạt được các yêu cầu cơ bản để phát triển thương hiệu mạnh, đó là:

- Lôi cuốn được khách hàng mục tiêu: Màu hồng từ xưa đến nay đều được coi là màu dành riêng cho phái đẹp và cũng là màu được nhiều người phụ nữ yêu thích nhất. Do đó, với màu hồng đặc trưng thì Diana dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng về sản phẩm của mình.

- Màu sắc mang tính riêng biệt: Ta có Nike màu cam, Coca màu đỏ, bia Hà Nội màu vàng và Diana màu hồng. Màu hồng đã đi theo Diana từ khi

Luận văn tốt nghiệp 30

mới hình thành và trong suốt chặng đường hơn mười năm phát triển. Theo thời gian, màu hồng vẫn không bị thay đổi ý nghĩa và luôn chiếm được sự ưu ái của phái đẹp.

- Màu sắc mang thông điệp của thương hiệu: màu hồng mang thông điệp là sản phẩm dành cho phái nữ, truyền tải ý nghĩa tinh tế, nhẹ nhàng và dễ thương.

Hiện nay, màu hồng đặc trưng của Diana đã đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng (82%) và đây chính là lợi thế rất lớn để công ty tiếp tục phát triển thương hiệu của mình.

2.2.5. Một số dấu hiệu khác

Ngoài các yếu tố thương hiệu trên, Diana cũng đã tạo dựng cho mình một số yếu tố thương hiệu khác như tính cách thương hiệu và nhạc hiệu.

Khi mới thành lập, Diana xuất hiện như là một cô gái chăm ngoan, dịu dàng thì đến năm 2004, hình ảnh ấy đã được chuyển thành một cô gái trẻ năng động. Tuy nhiên, cho đến nay Diana vẫn chưa khẳng định được tính cách rõ rệt của mình và có lẽ phải chờ thêm một khoảng thời gian nữa để Diana định vị lại mình.

Một yếu tố khác mà trước đây Diana đã xây dựng rất thành công là nhạc hiệu. Nhạc nền quảng cáo của Diana là bài hát Pretty woman được mua bản quyền với giá $2000 nhanh chóng được yêu thích với âm điệu rộn ràng, vui vẻ. Hơn nữa, như ý nghĩa của bài hát, tất cả phụ nữ đều đẹp, đó chính là thông điệp mà Diana muốn đối thoại với khách hàng của mình. Tuy nhiên, sau này Diana chưa có chính sách phù hợp để phổ biến bài hát gắn liền với thương hiệu và hỗ trợ cho sự phát triển của thương hiệu.

2.3. Những yếu tố hỗ trợ cho việc phát triển thương hiệu 2.3.1. Kênh phân phối

Công ty Diana áp dụng cả 2 loại kênh phân phối là kênh truyền thống (KTT) và kênh hiện đại (hay kênh siêu thị - KST).

Luận văn tốt nghiệp 31

Sản phẩm của công ty được bày bán ở tất cả các siêu thị với số lượng lớn và đẹp mắt cả về màu sắc và cách bày trí. Sản phẩm được bày bán trong các siêu thị và metro luôn có nhân viên giám sát, kiểm tra mức độ tiêu thụ, cách bày bán sản phẩm và độ phủ để có giải pháp cải tiến.

Sản phẩm của công ty cũng được phân phối trên kênh truyền thống. Tuy nhiên gần đây, từ ý tưởng ban đầu là tìm giải pháp tiết kiệm chi phí cho các kênh trung gian trong quá trình phân phối hàng hoá, công ty đã đưa ra một hệ thống phân phối mới: nhân viên giao hàng tới tận các cửa hàng. Nhờ áp dụng hình thức mới này, công ty đã tiết kiệm lượng chi phí đáng kể cho công ty. Mặt khác, do hệ thống nhân viên của công ty giao hàng đến tận từng cửa hàng nhỏ lẻ nên có thể dễ dàng thu thập được thông tin phản ứng từ người tiêu dùng, từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tạo thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu của công ty.

Từ sơ đồ tổ chức bán hàng ta có thể thấy hệ thống nhân viên bán hàng được bố trí như sau:

- Tổng giám đốc là người điều hành, quản lý, là người cấp trên trực tiếp của trưởng phòng kinh doanh.

- Do được phân bố rộng khắp cả nước, công ty chia làm 2 chi nhánh là chi nhánh miền bắc và trung; chi nhánh miền nam. Mỗi chi nhánh có người quản lý phòng kinh doanh riêng.

- Chịu sự quản lý trực tiếp nhất của trưởng phòng kinh doanh là các nhân viên giám sát (GS). Những nhân viên giám sát này có nhiệm vụ giám sát hoạt động bán hàng, bày trí sản phẩm ở các siêu thị, đại lý hoặc giám sát, đôn đốc nhân viên giao hàng trực tiếp. Ngoài ra họ cũng có chức năng thu thập thông tin để phản hồi lên cấp trên nhằm mục tiêu hoàn thiện sản phẩm.

- Cuối cùng trong hệ thống kênh phân phối là những nhân viên bán hàng. Họ là người mang sản phẩm tới gần người tiêu dùng nhất nên là người

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương hiệu Diana ở thị trường VN (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w