của pháp luật. Công tác kế toán phải dựa trên nền tảng các quy định pháp luật có liên quan đến công tác kế toán nhà nước bao gồm: các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi, đối tượng kế toán,... được quy định trong Luật kế toán, Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Thứ hai, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán theo hướng chi tiết từng loại hình, từng hoạt động. Đồng thời, xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể cho kế toán tại các cửa hàng.
Thứ ba, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của hạch toán kế toán Nhà nước, phù hợp với sự phát triển của công ty; đảm bảo sự phù hợp về trình độ của kế toán Công ty với trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay.
Khi quá trình này được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra giám sát công tác kế toán toàn công ty. Đối với cơ quan quản lý cấp trên, việc hoàn thiện còn tạo cho họ có những thông tin số liệu chính xác, phản ánh đúng tình hình tiêu thụ cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng tại Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Hà Tây.
3.2.1. Hoàn thiện việc vận dụng hệ thống tài khoản trong việc hạch toán tổng hợp: hợp:
* Chiết khấu thương mại:
Để tăng lượng hàng bán, giảm chi phí bảo quản, khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, Công ty cần áp dụng hình thức chiết khấu thương mại:
+ Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “hoá đơn GTGT” hoặc “hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng.
+ Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại trong trường hợp này được hạch toán vào TK 521.
* Giảm giá hàng bán:
Cũng như chiết khấu thương mại, trường hợp giảm giá hàng bán là hình thức không thể thiếu khi muốn tiêu thụ được nhiều hàng. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 532: giảm giá hàng bán
Nợ TK 333.1: thuế GTGT của hàng giảm giá
Có TK 111, 112: Giá thanh toán của hàng giảm giá * Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Trong thực tế để giảm bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra do tác nhân khách quan như sự sụt giảm giá hàng hoá trên thị trường, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp lập dự phòng để phần nào giảm bớt những rủi ro. Do đó, thực chất việc lập dự phòng là quyền lợi về mặt tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
Ở công ty, kế toán không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nếu như có sự giảm giá trên thị trường thì lại trực tiếp giảm giá cho lượng hàng tồn kho. Điều này dẫn đến việc phản ánh không chính xác giá trị thực tế của hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Do vậy, Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn
độ nên doanh nghiệp tích luỹ được một số vốn mà đáng lẽ ra đã được phân chia. Số vốn này dùng để bù đắp các khoảng giảm giá thực sự phát sinh và tài trợ các khoản chi phí hay lỗ đã được dự phòng trước khi các chi phí này phát sinh ở niên độ sau này. Về phương diện thuế, dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi tức phát sinh để tinh toán ra số lợi tức thực tế, do đó mà khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm.
Phương pháp hạch toán như sau:
Cuối niên độ kế toán tính ra số dự phòng cần phải lập cho kỳ sau.Nếu số dự phòng cần lập bằng số dự phòng đã lập thì không cần bổ sung nữa. Nếu số dự phòng cần lập mà lớn hơn số dự phòng đã lập thì kế toán lập dự phòng cho kỳ sau theo số chênh lệch.
Nợ TK 632: phần chênh lệch
Có TK 159: phần chênh lệch
Nếu mức dự phòng cần lập nhỏ hơn mức dự phòng đã lập thì kế toán hoàn nhập mức chênh lệch.
Nợ TK 159: ghi theo số chênh lệch
Có TK 632: ghi theo số chênh lệch
Đây là một quy định mới so với trước đây. Điều này làm cho việc hạch toán kế toán đơn giản hơn, đảm bảo cho Công ty phản ánh giá trị vật tư hàng hoá không cao hơn giá cả thị trường tại thời điểm lập báo cáo, làm cho việc xác định kết quả tiêu thụ được chính xác hơn.