Giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may (Trang 32 - 34)

Nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu nhiệm vụ, đánh giá một cách khách quan thực lực của mình về mặt mạnh, mặt yếu, mặt hạn chế, tồn tại, Công ty đã xác định một số các giải pháp và công tác sẽ thực hiện trong thời gian tới để đảm bảo hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đề ra.

1. Nâng cao hiệu quả công tác giao kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạch

Các phòng ban có nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình, trình lên các cấp lãnh đạo của Công ty. Sau khi có sự bàn bạc thống nhất với trưởng các phòng ban, các kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ được giao cho từng phòng. Công ty sẽ xây dựng những quy chế, quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các phòng, nhằm hạn chế sự chồng chéo, trùng lắp trong các mặt hàng và lĩnh vực kinh doanh của các phòng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban.

2. Đối với công tác thị trường

Tiếp tục khai thác tốt thị trường hiện có và các mặt hàng truyền thống, đẩy mạnh và phát triển các mặt hàng mới. Từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty với việc tập trung cho hoạt động thiết kế mẫu, sản xuất và cung ứng các mặt hàng thời trang, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm..

3. Giải quyết những khó khăn về vốn

Công ty sẽ kiến nghị với tập đoàn xin được vay thêm vốn hoạt động để giảm bớt khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Đồng thời Công ty cũng có những hoạt động nhằm cải thiện mối quan hệ với các ngân hàng, tạo dựng mối quan hệ ổn định lâu dài.

4. Công tác thu hồi công nợ

Cố gắng tác động tới các chủ doanh nghiệp, lãnh đạo các Công ty để từng bước thu hồi được số nợ tồn đọng. Tránh không để các khoản nợ khi giao dịch với những khách hàng không sòng phẳng. Tiếp tục thực hiện chương trình cung ứng bông sơ và lấy sản phẩm vừa giảm chi phí giá thành và tránh được tình trạng nợ.

5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực

Xin ý kiến tập đoàn giải quyết nghỉ chế độ cho một số CBCNV không có trình độ và năng lực đảm bảo yêu cầu của công việc. Số lượng lao động giảm đợt tới dự kiến là 35 người. Số lượng lao độngcòn lại dự kiến là 155 người sẽ được bố trí sắp xếp lại cho phù hợp với năng lực và yêu cầu công việc theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả. Trong chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp, Công ty dự tính sau khi cổ phần sẽ tiếp tục giảm các lao động không đáp ứng được yêu cầu, số lao động khi cổ phần xong còn lại 100 người. Bên cạnh đó Công ty cũng xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động có trình độ và năng lực đáp ứng được yêu cầu công việc. Đào tạo các chức danh quan trọng, đào tạo lại và đào tạo chuyên sâu cho các CBCNV, tạo điều kiện cho người lao động được học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

6. Các công tác và giải pháp khác.

- Phát động phong trào thi đua, phát huy tinh thần đoàn kết chủ động sáng tạo trong mỗi cán bộ, đảng viên trong toàn Công ty.

- Quan tâm xây dựng phong trào văn thể, công tác xã hội, từ thiện. Các công tác, phòng trào này vừa là tấm lòng nhân ái vừa phát huy được sự nhiệt tình của người lao động, tranh thủ được thiện cảm của các cấp chính quyền và là cách làm marketing hiệu quả.

- Một vài kiến nghị của Công ty.

+ Đề nghị tập đoàn xem xét cho phép Công ty được vay vốn hoạt động để giảm bớt khó khăn khi vay vốn ngân hàng và để đáp ứng kịp thời yêu cầu thanh toán của khách hàng.

+ Kiến nghị tập đoàn khi giao kế hoạch phải cho Công ty được phép loại trừ các khoản vốn ứ đọng do các đơn vị cũ để lại

+ Cho phép Công ty được tiến hành cổ phần hoá trong quý I năm 2007 để sắp xếp ổn định doanh nghiệp.

+ Kiến nghị với Hải quan về cưỡng chế thuế đối với các đơn vị phụ thuộc có cùng mã số thuế tránh hiện tượng không chính xác khi thông báo thuế hiện nay.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu dệt may (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w