2.2.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành
Đối tượng tính giá thành của công ty là:
- Sản phẩm cuối cùng đối với: Tấm sóng, Tấm chống chói, Áo phản quang, Rọ thép, Máy phát điện, Máy quét đường …
- Chi tiết hay bộ phận cấu thành sản phẩm đối vơi: Biển báo phản quang, Gương cầu …
Phương pháp tính giá thành: Do chủng loại các sản phẩm của công ty là tương đối đa dạng. Mỗi loại sản phẩm có những đặc thù riêng, được sản xuất theo các quy trình công nghệ khác nhau nên phương pháp tính giá thành cũng không giống nhau.
Đối với sản phẩm “Biển báo phản quang”, phương pháp tính giá thành được áp dụng là sự kết hợp của 2 phương pháp: phương pháp tổng cộng chi phí và phương pháp hệ số.
- Để tính giá thành của 1 sản phẩm biển báo phản quang hoàn chỉnh thì sẽ tính tổng giá thành của mặt biển báo và cột biển báo.
- Mặt biển báo có rất nhiều kích cỡ khác nhau nên giá thành sản xuất là khác nhau. Để tính giá thành cho từng loại mặt biển báo thì công ty áp dụng phương pháp hệ số.
2.2.2. Quy trình tính giá thành
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Đơn vị: đ
STT Khoản mục Tổng tiền Trong đó
Mặt biển báo Cột biển báo
1 Chi phí NVL trực tiếp 83.218.129 71.343.304 11.874.825 2 Chi phí nhân công trực tiếp 15.473.013 13.224.797 2.248.216 3 Chi phí sản xuất chung 29.349.211 25.084.796 4.264.415
Cộng 128.040.353 109.652.897 18.387.456
Biểu 2.25: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
Sau khi tập hợp được CPSX riêng cho mặt biển báo và cột biển báo thì kế toán tiến hành tính giá thành cho từng bộ phận căn cứ vào giá trị SPDD cuối kỳ đã được đánh giá. Theo đó:
Tổng giá
thành SP = CPSXDDđầu kỳ + CP phát sinhtrong kỳ - CPSXDDcuối kỳ
Biểu 2.26: Thẻ tính giá thành cột biển báo
Sinh viên: Vũ Thị Hợp Lớp: Kế toán 48C
THẺ TÍNH GIÁ THÀNH CỘT BIỂN BÁO
Quý I/2010 Số lượng: 60 Đơn vị tính: đ 1 Chi phí NVL trực tiếp - 11.874.825 - 11.874.825 197.914 2 Chi phí NC trực tiếp - 2.248.216 - 2.248.216 37.470 3 Chi phí SX chung - 4.264.415 - 4.264.415 71.074 Cộng - 18.387.456 - 18.387.456 306.458
Biểu 2.26: Thẻ tính giá thành mặt biển báo
Biểu 2.27: Thẻ tính giá thành biển báo THẺ TÍNH GIÁ THÀNH MẶT BIỂN BÁO
Qúy I/2010 Số lượng: 321 Đơn vị tính: đ 1 Chi phí NVL trực tiếp - 71.343.304 8.798.172 62.545.132 2 Chi phí NC trực tiếp - 13.224.797 - 13.224.797 3 Chi phí SX chung - 25.084.796 - 25.084.796 Cộng - 109.652.897 8.798.172 100.854.725
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH MẶT BIỂN BÁO CÁC LOẠI Đơn vị tính: đ Tên sản phẩm Hệ số Số lượng Chưa quy đổi Quy đổi
Biển tam giác cạnh 700 0.14 136 19.04 160.306,7871 21.801.723,04
Biển tam giác cạnh 900 0.27 2 0.54 309.163,0893 618.326,1787
Biển tròn phi 700 0.21 80 16.8 240.460,1806 19.236.814,45 Biển tròn phi 900 0.29 23 6.67 332.064,0589 7.637.473,355 Biển 1×1,6m 1 18 18 1.145.048,479 20.610.872,62 Biển 1×1,2m 0.75 2 1.5 858.786,3593 1.717.572,719 Biển 2,75×0,8m 1.375 1 1.375 1.574.441,659 1.574.441,659 Biển 0,7×0,7m 0.306 21 6.426 350.384,8346 7.358.081,526 Biển 0,7×1m 0.438 2 0.876 501.531,2338 1.003.062,468 Biển 0,6×0,9m 0.338 4 1.352 387.026,3859 1.548.105,544 Biển phụ gương 0.15 30 4.5 171.757,2719 5.152.718,156 Biển 1,5×2,4m 2.25 1 2.25 2.576.359,078 2.576.359,078 Biển 1,4×10m 8.75 1 8.75 10.019.174,19 10.019.174,19 Cộng 321 88.079 100.854.725 1.145.048,479 100.854.725
Biểu 2.28: Bảng tính giá thành mặt biển báo các loại
Sau khi tính giá thành sản phẩm, kế toán hoàn thành phiếu xuất kho và nhập số liệu vào phần mềm.
Biểu 2.29: Phiếu nhập kho Số 17TP
sa
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ KHÍ XÂY DỰNG GIAO THÔNG
THĂNG LONG
Mẫu số:01-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 31 tháng 3 năm 2010 Nợ TK 155:01 Số: 17TP Có TK 154:01
- Họ và tên người giao: Ông Khải
-Theo ……. số ……. ngày ……. tháng ……. năm ……..của: ……... - Nhập tại kho: Thành phẩm
STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ sản
Mã số
ĐV
tính Số lượng Đơn giá
Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4
1 Biển tam giác cạnh 700 biển 136 160.307 21.801.752
2 Biển tròn phi 700 biển 80 240.460 19.236.800
3 Biển tròn phi 900 biển 23 332.064 7.637.472
4 Biển tam giác cạnh 900 biển 2 309.163 618.326
5 Biển 1×1,6m biển 18 1.145.048 20.610.864
Cộng 69.905.214
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): ……… - Số chứng từ gốc kèm theo:……….
Ngày 31 tháng 3 năm 2010
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
CHƯƠNG III:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CPCKXDGT THĂNG LONG
3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tài Công ty CPCKXDGT Thăng Long và phương hướng hoàn thiện
3.1.1. Ưu điểm
Về Bộ máy kế toán:
Là một công ty hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất cơ khí, giao thông, Công ty CPCKXDGT Thăng Long nhận thức được tầm quan trọng của lợi thế giá cả trong cạnh tranh. Chính vì vậy mà công ty luôn chú trọng đến việc tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm, luôn tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Để phát huy vai trò đó, bộ máy kế toán của công ty được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán và đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ cao, nhiệt huyết với công việc. Cụ thể trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành luôn có sự kết hợp nhịp nhàng, giữa Kế toán NVL, Kế toán tiền lương, và Kế toán tổng hợp để có thể tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách nhanh chóng và chính xác.
Về việc sử dụng TK:
Công ty hiện đang sử dụng hệ thống TK do Bộ tài chính ban hành. Trong việc tập hợp CPSX, công ty phân theo 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và sử dụng các TK 621, 622, 627 để theo dõi. Các chi phí đến cuối kỳ được tập hợp vào TK 154 để tính giá thành.
Ngoài việc sử dụng hệ thống TK được áp dụng chung cho các doanh nghiệp, công ty còn chi tiết các TK thành các tiểu khoản để theo dõi cho sản phẩm cụ thể. Việc tập hợp chi phí và sử dụng các TK này để theo dõi giúp cho các cấp quản lý dễ dàng theo dõi các chi phí phát sinh và giúp cho việc tính giá thành được đơn giản.
Về hệ thống chứng từ, sổ sách:
Công ty đã thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách, chứng từ hạch toán ban đầu theo quy định của chế độ kế toán do Nhà nước ban hành và đảm bảo phù hợp với hoạt động của Công ty. Chế độ báo cáo tài chính và báo cáo thống kê được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng được một phần yêu cầu quản lý của Nhà nước và lãnh đạo Công ty.
Với đội ngũ kế toán nhiều kinh nghiệm, vững chuyên môn đã vận dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ một cách sáng tạo, có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm HĐSXKD của công ty. Nhìn chung trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với hình thức sổ Chứng từ ghi sổ và ghi chép đầy đủ từng khoản mục mà mẫu sổ quy định:
-Kế toán sử dụng các chứng từ ghi sổ để tập hợp các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh trong những khoảng thời gian bằng nhau (15 ngày) để giảm bớt khối lượng công việc khi vào sổ cái.
-Sử dụng Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 để theo dõi riêng từng khoản mục chi phí và tập hợp tính giá thành sản phẩm
-Sổ chi tiết các TK 621, 622, 627, 154 được chi tiết theo từng sản phẩm của công ty giúp cho việc theo dõi, tập hợp chi phí được thuận lợi
Việc lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, lữu trữ chứng từ được thực hiện theo đúng quy định hiện hành và giúp cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được thuận lợi.
Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Việc phân định chi phí theo 3 khoản mục: CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC đã cho thấy chức năng của chi phí trong quá trình HĐSXKD. Đây chính là căn cứ để tập hợp CPSX và xác định được gí thành một cách chính xác, tạo điều kiện cung cấp thông tin có hệ thống cho các báo cáo tài chính.
Công ty sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm là hoàn toàn phù hợp bởi mỗi loại sản phẩm của công ty lại có nhiều quy cách phẩm chất khác nhau.
Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
Công ty hiện đang hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp hoàn toàn phù hợp với tính chất hàng tồn kho có giá trị lớn và thường xuyên biến động của công ty.
Về việc áp dụng phần mềm trong công tác kế toán:
Sự phát triển của công nghệ phần mềm đã góp phần làm giảm sức lao động của con người trong nhiều lĩnh vực trong đó có kế toán. Tại Công ty CPCKXDGT Thăng Long, kế toán công ty đã đưa phần mềm kế toán vào sử dụng nên đã làm đơn giản được nhiều khâu trong công tác kế toán. Chẳng hạn như trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phần mềm kế toán giúp cho việc tính giá thành NVL xuất kho được nhanh chóng.
Về việc quản lý chi phí:
-Đối với khoản mục CPNVLTT: Công ty đã xây dựng định mức tiêu hao NVL hợp lý, quản lý thu mua vật tư, cũng như việc xuất dùng theo định mức đó. Đồng thời hàng quý Phòng Kinh doanh của công ty đều xây dựng kế hoạch sản xuất tới từng xí nghiệp sản xuất, sau đó các xí nghiệp sẽ phân công công việc đến từng tổ sản xuất.
-Đối với khoản mục CPNCTT: Công ty xây dựng chế độ hợp lý, áp dụng phương pháp tính lương theo sản phẩm. Công ty đã xây dựng đơn giá sản phẩm chi tiết tới từng công việc, nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời có chế độ khen thưởng kịp thợi tới từng xí nghiêp, bộ phận sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Đây cũng là hình thức trả lương có nhiều ưu điểm, nó đảm bảo công bằng và khuyến khích người lao động làm việc, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít. Ngoài được hưởng lương chính, công nhân sản xuất còn được hưởng các khoản phụ cấp, các khoản tiền làm thêm giờ, thêm ca.
Với những ưu điểm trên, công tác quản lý chi phí và giá thành ngày càng được phát huy, góp phần nâng cao hiệu quả HĐSXKD của công ty.
3.1.2. Nhược điểm
Về hệ thống TK sử dụng:
Hệ thống TK tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành mà công ty sử dụng bao gồm: TK 621, 622, 627, 154 mới chi tiết theo sản phẩm sản xuất của công ty, nhưng chưa chi tiết theo các xí nghiệp sản xuất. Vì vậy không thể đánh giá được tình hình sản xuất của từng xí nghiệp cũng như không thuận tiện trong việc theo dõi và quản lý các chi phí phát sinh tại từng xí nghiệp sản xuất.
Về phương pháp tính giá NVL xuất kho:
Hiện tại công ty đang áp dụng tính giá NVL xuất kho theo phương pháp Nhập trước – Xuất trước. Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp giá xuất kho NVL kịp nên tránh được tình trạng tồn đọng công việc cuối kỳ kế toán. Tuy nhiên đây là phương pháp không phù hợp với đặc điểm NVL của công ty nói riêng và hàng tồn kho nói chung. Vì:
- Số lượng danh điểm vật tư của công ty là tương đối lớn.
- Các xí nghiệp sản xuất không có kho vật tư riêng, vật tư mang xuống các xí nghiệp sản xuất thường chỉ đợi thời gian ngắn để đưa vào chế biến. Nên toàn bộ NVL được cất trữ trong kho NVL của công ty. Hơn nữa nhu cầu NVL của công ty là lớn vì phải cung cấp NVL cho 10 xí nghiệp sản xuất, nên khối lượng NVL tồn kho nhiều. Nếu tính giá NVL xuất kho theo phương pháp Nhập trước –Xuất trước sẽ dẫn đến tình trạng chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ kỳ trước. Như vậy chi phí kinh doanh của công ty không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của NVL.
Về phương pháp hạch toán các khoản mục chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Đối với vật tư mua ở ngoài, không nhập kho mà chuyển thẳng xuống xí nghiệp sản xuất: chi phí thu mua vật tư như chi phí vận chuyển, bốc dỡ , công ty không hạch toán vào CPNVLTT mà hạch toán toàn bộ vào CPSXC. Như vậy kế toán không phản ánh đúng nội dung của chi phí phát sinh. Đặc biệt nó ảnh hưởng đến giá trị SPDD cuối kỳ, từ đó làm sai lệch giá thành tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ đặc biệt khi chi phí
thu mua này là lớn.
Chi phí nhân công trực tiếp
- Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội đã ra Công văn số 3621/BHXH-THU ngày 07/12/2009 chỉ dẫn về tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN. Theo đó, từ ngày 01/01/2010, tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN có thay đổi như sau: BHXH 22% (người sử dụng lao động đóng 16%, người lao động đóng 6%), BHYT 4,5% (người sử dụng lao động 3%, người lao động 1,5%), BHTN 2% (người sử dụng lao động 1%, người lao động 1%). Tuy nhiên trong quý I năm 2010, công ty vẫn tính các khoản trích theo lương theo tỷ lệ cũ: BHXH 20% (người sử dụng lao động đóng 15%, người lao động đóng 5%), BHYT 3% (người sử dụng lao động 2%, người lao động 1%), BHTN 2% (người sử dụng lao động 1%, người lao động 1%).
Chi phí sản xuất chung
Đối với các chi phí cần phân bổ như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí CCDC, nhiên liệu, Công ty không tiến hành tính và phân bổ mỗi kỳ kế toán mà chỉ tính và phân bổ vào cuối năm tài chính. Con số phân bổ trong các kỳ kế toán là con số ước tính. Đến cuối năm, sau khi tính được tổng chi phí cần phân bổ thì kế toán trừ đi giá trị đã phân bổ trong các kỳ kế toán trước, còn lại hạch toán toàn bộ vào kỳ kế toán cuối cùng. Như vậy chi phí của kỳ kế toán cuối cùng sẽ không ổn định, có thể quá cao hoặc quá thấp so với các kỳ còn lại nếu trong năm biến động về TSCĐ hoặc xuất dùng CCDC của công ty là lớn.
Về quản lý chi phí sản xuất
- Trên thực tế, trong quá trình sản xuất có tạo ra nhiều phế liệu có thể tận dụng để sản xuất (vd: tôn khi cắt biển báo, tấm sóng). Nhưng các xí nghiệp không tận dụng để sản xuất làm lãng phí NVL; hoặc có sử dụng lại nhưng ko hạch toán ghi giảm CPNVLTT làm tăng giá thành sản phẩm cuối kỳ.
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện
Như chúng ta đã biết, mục đích của HĐSXKD của một doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận với chi phí bỏ ra là nhỏ nhất. Trong khi đó, khách hàng lại mong muốn tìm kiếm những sản phẩm thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình. Vậy doanh
nghiệp phải tìm cách để giải quyết mâu thuẫn này: làm sao để tối đa hóa lợi nhuận mà