lúc Việt Nam xem lại mình đã đi được bao xa trong việc nhận ra tầm nhìn trong tương lai, xem lại tầm nhìn trong bối cảnh các cơ hội và thách thức hiện nay” - Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu ở Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ sáng nay (9/6) tại Rạnh Giá, Kiên Giang.
*Cải cách doanh nghiệp nhà nước:
Trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà tài trợ quốc tế khác, bà Victoria Kwakwa chúc mừng Việt Nam vừa tham gia nhóm MICs (Các quốc gia có thu nhập trung bình) trước thời hạn đề ra.
♥ Tuy nhiên, bà chỉ ra ngay những thách thức mà Việt Nam phải làm. Trong đó, nhấn mạnh đến chương trình hoạt động của nước có thu nhập trung bình mới nổi, đặc biệt ở lĩnh vực giáo dục đại học và nền tảng tay nghề cao, tăng khả năng và chất lượng cũng như tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để tạo nguồn tài chính cho cơ sở hạ tầng.
Bà Giám đốc WB cũng nhắc đến những thách thức dài lâu như biến đổi khí hậu, tăng cường quản trị nhà nước bao gồm cả cuộc chiến chống tham nhũng và xây dựng một xã hội cởi mở hơn.
“Việc tăng cường thể chế nhà nước và thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước là vấn đề cốt lõi”, bà nói.
Đề cập đến kế hoạch 5 năm và chiến lược phát triển 10 năm tới, Giám đốc WB tại Việt Nam nhấn mạnh cần tận dụng để tạo cơ hội cho một tầm nhìn chiến lược rõ nét và chương trình nghị sự cho sự phát triển trong tương lai cũng như giải quyết cách thách thức.
Bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, tầm nhìn chiến lược như vậy sẽ đòi hỏi Việt Nam phải củng cố và xây dựng các tiến bộ đáng kể, tránh không bị tụt hậu.
“Chúng tôi cũng tin rằng cùng với kết quả từ cuộc cải cách sâu rộng và mạnh mẽ của 25 năm trước,
IMF: VN thâm hụt ngân sách 9% GDP
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam đạt 6,5%, lạm phát không quá 10%. Niềm tin vào tiền đồng sẽ vững chắc hơn với sự cải thiện của thâm hụt cán cân vãng lai.
đã đến lúc Việt Nam xem lại mình đã đi được bao xa trong việc nhận ra tầm nhìn trong tương lai và xem lại tầm nhìn trong bối cảnh các cơ hội, thách thức hiện nay.
Các câu hỏi chủ chốt như vai trò của nhà nước trong nền kinh tế cần phải được xem xét trong bối cảnh toàn cầu đang ngày càng đòi hỏi”, bà Victoria Kwakwa
nói.
3 đột phá
■ Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 xác định mục tiêu chiến lược đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt 3.000 - 3.200 USD.
Nêu ra nhóm 12 giải pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho hay Việt Nam sẽ nhắm tới 3 đột phá: một là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
■ Hai là, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân. Ba là, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
■ Trao đổi với các nhà tài trợ về kinh tế vĩ mô năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay dự báo 6 tháng đầu năm, Việt Nam có khả năng đạt tăng trưởng 6,1%. Nếu không có biến động lớn từ bên ngoài, con số cả năm sẽ là 6,5 - 6,8%. Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam tiếp tục tập trung nỗ lực tăng cường kinh tế vĩ mô vững mạnh hơn; kiểm soát lạm phát; giảm bộ chi ngân sách nhà nước; tăng dự trữ ngoại hối; điều hành linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện trong nước để có tỷ giá và lãi suất phù hợp, đảm bảo giá trị hợp lý đồng tiền Việt Nam; kiểm soát nhập siêu dưới 20% kinh ngạch nhập khẩu; tăng cường thông tin kịp thời, minh bạch, nhất là về chính sách tiền tệ, hoạt động của hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính.
Thủ tướng tái khẳng định Việt Nam cam kết sử dụng có trách nhiệm, hiệu quả các nguồn lực của các nhà tài trợ quốc tế.
Các nhà tài trợ tại cũng cho rằng Việt Nam cần tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, chú trọng ưu tiên phát triển con người và xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển...