Để đạt được hiệu quả trong kinh doanh là mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhà quản lý nào. ngày nay để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải đảm bảo các nguyên tắc sau nhất là các đơn vị thương mại:
- Đảm bảo nguyên tắc thống nhất tập trung dân chủ vì tính độc lập tương đối. Tính thống nhất sẽ đảm bảo việc thu thập tài liệu, số liệu đồng bộ kịp thời trên cơ sở thống nhất. Về chuyên môn sự thống nhất được biểu hiện dưới hình thức tập trung dân chủ, nhằm tạo điều kiện chỉ đạo thực hiện tốt mọi mặt công tác kế toán. với những đơn vị phụ thuộc cần đảm bảo tính độc lập tương đối để phát huy tính sáng tạo và quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Đặc điểm và nhiệm vụ kinh doanh phải phù hợp và tôn trọng chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước
- Đảm bảo tổ chức kế toán rõ ràng, đơn giản, phân công nhiệm vụ hợp lý khoa học, áp dụng phương pháp và công cụ hạch toán hiện đại nhằm nâng cao năng xuất lao động kế toán
- Đảm bảo sự đoàn kết chặt chẽ giữa hạch toán kế toán, thống kê và nghiệp vụ. Xây dựng và thực hiện tốt ngay từ đầu hạch toán nghiệp vụ là cơ sở quan trọng giúp hạch toán vốn trong quá trình kinh doanh
2. Nhiệm vụ và đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng và kết quả bán hàng tại công ty
Qua quá trình hình thành và phát tiển đến nay năm, thời gian tuy không dài nhưng cũng đủ cho công ty khẳng định được mình trên thương trường bất chấp quy luật cạnh tranh. Muốn không thất bại trước các đối thủ công ty phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Qua phân tích ở trên ta thấy bên cạnh những ưu điểm cần phát huy, trong công tác tổ chức kế toán bán hàng của công ty còn tồn tại nhiều nhược điểm. Cụ thể:
• Về ưu điểm
Phương thức kinh doanh và công tác quản lý của công ty là 2 yếu tố không thể thiếu được trong chiến lược kinh doanh. Nắm rõ được điều đó ban lãnh đạo công ty luôn luôn đưa ra những quyết sách kịp thời giúp cho công ty không ngừng phát triển. Là một doanh nghiệp thương mại thì lợi nhuận được coi là mục tiêu hàng đầu, chính vì vậy công ty luôn coi trọng công tác tiêu thụ tiếp cận khách hàng, bằng mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng. Mặt khác công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả kinh doanh nói riêng của công ty cũng không ngừng được hoàn thiện vì nó đảm bảo cuung cấp thông tin đầy đủ kịp thời để nhà quản trị ra quyết định nhanh chóng và hợp lý. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy tổ chức công tác kế toán của công ty đã đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận liên quan cũng như giữa các nội dung của công tác kế toán, đồng thời đảm bảo cho số liêu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý rõ ràng và rễ hiểu. Tổ chức kế toán của công ty hiện nay tương đối phù hợp với đIều kiện thực tế của công ty.
- Quá trình hạch toán ban đầu nghiệp vụ bán hàng nói chung là hợp lý, hợp lệ. Các chứng từ được lập rõ ràng, chính xác, đúng quy định, phản ánh đầy đủ những
thụng tin về nội dung kinh tế, các nghiệp vụ phát sinh. Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý tạo diều kiện cho hạch toán kinh doanh
- Việc tính giá hàng xuất kho, kế toán công ty đã áp dụng phương pháp bình quõn gia quyền là rất phù hợp với mặt hàng kinh doanh của Công ty
- Các sổ sách được hạch toán rõ ràng, phản ánh được cả số liệu chi tiết lẫn tổng hợp quá trình bán hàng và xác định kết quả. Nhờ vậy mà hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thực hiện có nề nếp, quản lý chặt chẽ về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, kết quả
- Công tác đào tạo cán bộ kế toán được chú trọng, cũng như cán bộ quản lý và đội ngũ kỹ sư, chuyên viên cử họ đi học lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn
• Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm đạt được, còn tồn tại một số nhược điểm mà công ty cần chú trọng như sau:
- Thứ nhất : Hiện nay Công ty chưa áp dụng phương pháp dự phòng phải thu khó đòi, một phương pháp thể hiện nguyên tắc thận trọng của kế toán.. Bên cạnh đó cũng cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Thứ hai : Về tổ chức công tác kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp: công ty không hạch toán đầy đủ nội dung của 2 tài khoản này là trái với quy định chế độ kế toán hiện hành. Bên cạnh đó công ty không thực hiện việc phân bổ 2 khoản chi phí này cho hàng xuất bán, hàng còn tồn trong kỳ mà cuối kỳ hết kết chuyển toàn bộ sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Do đó chưa tạo điều kiện để xác định kết quả từng hợp đồng cũng như chưa thể xác định thực lãi thực lỗ của từng mặt hàng.
Thứ ba:. Đối với sổ chi tiết doanh thu mà Trung tâm đang sử dụng chỉ phản ánh doanh thu bán hàng tổng hợp của tất cả các loại hàng hoá mà không theo dõi doanh thu riêng của từng loại, số lượng, đơn giá từng loại. Do đó kế toán không có số liệu để hạch toán lãi, lỗ cho từng loại hàng hoá.
3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty
Thứ nhất: Về các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như: chi phí vận chuyển, bốc dở, phí mỡ L/C,... Trung tâm nên hạch toán riêng vào TK 1562 ” Chi phí mua hàng hoá” nhằm phản ánh đúng trị giá vốn thực tế của hàng nhập khẩu. Đồng thời cuối kỳ cần phân bổ chi phí thu mua hàng cho số lượng hàng tiêu thụ trong kỳ và số lượng tồn kho theo công thức:
Chi phí mua phân Chi phí mua hàng
Chi phí mua hàng bổ cho hàng còn + của hàng hoá phát Trị giá mua phân bổ cho hàng = đầu kỳ sinh trong kỳ X của hàng còn hoá còn cuối kỳ Trị giá mua hàng Trị giá hàng nhập cuối kỳ
còn đầu kỳ trong kỳ
Sau đó xác định chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ: Chi phí mua phân Chi phí mua phân Chi phí mua Chi phí mua bổ cho hàng tiêu = bổ cho hàng + phát sinh - của hàng còn thụ trong kỳ còn đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Từ đó phản ánh chi phí thu mua phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ theo định khoản: Nợ TK 632
Có TK 1562
Thứ hai: Công ty nên lập những khoản phải thu khó đòi, hoạt động của Trung tâm là hoạt động thương mại nên việc mua bán chịu là tất yếu xảy ra, có nhiều trường hợp khách hàng ghi nhận nợ, thậm chí có những khoản phải thu mà người nợ khó trả hoặc không có khả năng thanh toán, đây chính là khoản nợ phải thu khó đòi. Do vậy để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, thì việc lập dự phòng phải thu khó đòi là hết sức cần thiết.
Khi trích lập dự phòng phải quán triệt nguyên tắc thận trọng đòi hỏi phải lập dự phòng khi có những bằng chứng tin cậy về các khoản phải thu khó đòi( mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, thiên tai...). Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo quy định của chế độ tài chính hiện hành:
phải thu khó đòi thu khó đòi năng nhất
Việc trích lập dự phòng được thực hiện như sau:
Cuối kỳ kế toán năm, kế toán xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần phải trích lập.
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi
• Cuối niên độ kế toán sau, kế toán căn cứ vào chênh lệch giữa số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước và dự phòng năm nay để xác định dự phòng bổ sung hoặc hoàn nhập
1)Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã trích lập ở cuối niên độ trước thì số chênh lệch dự phòng cần phải trích lập thêm:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi
2)Nếu dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn thì số chênh lệch được hoàn nhập, ghi giảm chi phí:
Nợ TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
3) Các khoản nợ phải thu khó đòi khi được xác định là không đòi được thì được phép xoá nợ. Căn cứ vào quyết định xoá nợ phải thu khó đòi kế toán ghi:
Nợ TK139 - Dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng ) Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp( nếu chưa lập dự phòng )
Có TK 131- Phải thu của khách hàng Có TK138 - Phải thu khác
Đồng thời ghi bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã sử lý( cần theo dỏi trong vòng 10 năm)
4) Khi thu hồi được nợ phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ, kế toán ghi sổ căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được.
Nợ TK111, TK112
Đồng thời ghi Có TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý
Việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường là xu thế tất yếu khách quan trong đó có cạnh tranh chi phối. Doanh nghiệp muốn lớn mạnh thì buộc phải sử dụng hàng loạt phương án chiến lược công cụ quản lý khác nhau trong đó phải kể đến kế toán.
Trong một doanh nghiệp tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ nhằm thu hồi vốn xác định kết quả. Đây là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả là hết sức cần thiết, hoàn thiện cả về nội dung lẫn phương pháp kế toán cho phù hợp với công ty.
• Giải pháp cụ thể:
Với mong muốn được góp một phần công sức của mình vào việc hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết qủa sản xuất kinh doanh làm cho kế toán tiêu thụ thực sự trở thành công cụ quản lý có hiệu lực nhất, xuất phát từ tình hình thực tế tại công ty TNHH Tin Học Nguyễn Ngọc đối chiếu với lý luận đã được học tập nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế Đà Nẵng, em xin nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh như sau:
Đề xuất 1: việc hạch toán chi phí.
Việc hạch toán chi phí vận chuyển, bốc xếp cần hạch toán riêng cho hai quá trình mua hàng và bán hàng. Khi mua hàng các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng từ nơi nhận về kho của công ty, công ty nên đưa vào TK 1562 – chi phí thu mua hàng để từ đó xác định đúng đắn trị giá vốn của hàng nhập xuất bán.
Đề xuất 2: về hình thức tổ chức công tác kế toán.
Công ty nên thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ kế toán biết cách xử lý sẽ giúp khối lượng công việc giảm đi, tốc độ tính toán nhanh, chính xác.
Đề xuất 3: đối với chứng từ kế toán.
Tình hình tiêu thụ ở công ty TNHH Tin Học Nguyễn Ngọc không được theo dõi một cách cụ thể chi tiết do công ty không mở sổ chi tiết tiêu thụ. Kế toán không nắm giữ được một cách chi tiết số lượng, giá vốn, doanh thu, các khoản giảm trừ
doanh thu, các chi phí thu nhập liên quan phát sinh và cuối cùng là không xác định được kết quả lỗ lãi đến từng mặt hàng, từng hợp đồng kinh tế.
Đề xuất 4: đối với khoản giảm trừ doanh thu.
Sản phẩm của công ty là những sản phẩm có giá trị lớn, không dự trữ được lâu do đặc tính hay bị lỗi thời, và han gỉ, vì vậy công ty nên áp dụng chiết khấu thương mại nhằm kích thích tiêu thụ. Muốn hay không, chiết khấu thương mại vẫn là công cụ mạnh mẽ thu hút khách hàng, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Chiết khấu thương mại luôn có những ưu điểm nhất định, có nhiều phương thức chiết khấu khác nhau. Tất nhiên theo phương thức nào thì kế toán tiêu thụ cũng cần áp dụng một cách linh hoạt. Sau đây là một số cách công ty có thể áp dụng:
Đối với khách hàng thường xuyên.
Khi khách hàng ký kết với công ty một hợp đồng có giá trị lớn thì công ty nên giảm giá theo một tỉ lệ nào đó. áp dụng hình thức này sẽ giúp công ty có những lượng hàng lớn ổn định trong thời gian dài.
Vào cuối quý, cuối năm công ty nên tính tổng giá trị các hợp đồng của các khách hàng lớn, xác định khách hàng lớn nhất, có chế độ ưu đãi phù hợp. Làm vậy,công ty tạo được tâm lý thoải mái phấn khởi cho khách hàng, tạo mối quan hệ làm ăn mật thiết giữa khách hàng và công ty.
Đối với khách hàng không thường xuyên
Nếu là khách hàng có quan hệ lâu dài với công ty thì công ty cũng nên giảm giá theo một tỉ lệ nào đó.
Nếu là khách hàng lần đầu nhưng ký hợp đồng lớn thì công ty có thể thưởng cho họ một lượng hoa hồng nào đó hoặc giảm giá bán ghi trên hợp đồng. Khi chiết khấu, kế toán hạch toán vào TK 521 theo chế độ mới.
KẾT LUẬN
Hạch toán kế toán quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty, nó giúp công ty đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện bộ máy kế toán của đơn vị, giúp đơn vị có thể tiết kiệm được những yếu tố không cần thiết mà vẫn đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các báo cáo kế toán, đồng thời kết quả kinh doanh được xác định đúng đắn hơn.
Đứng dưới góc độ sinh viên thực tập, em nghĩ rằng để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của một công ty không phải chỉ nắm vững về mặt lý luận mà phải hiểu sâu sắc thực tế tại công ty mới có tể vận dụng một cách khoa học lý luận và thực tiễn, đưa ra được những giải pháp có tính thiết thực nhất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế hoạch tài chính của Công ty TNHH Tin Học Nguyễn Ngọc em đã đi sâu tìm hiểu về công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả kinh doanh của Công ty và đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn công tác kế toán bán hàng, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tin Học Nguyễn Ngọc. Đồng thời, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giỏo Nguyễn Công Phương em đã hoàn thành tốt luận văn cuối khoá với đề tài: "Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty