Một số tồn tại về công tác tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường Tiêu thụ sản phẩm giày dép của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (bita`s) (Trang 27 - 30)

3.1 Về chất lượng:

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn không tránh khỏi những sản phẩm bị lỗi được đưa ra thị trường. thị trường trong nước khá dễ tính nên thường chấp nhận những lỗi nhỏ, ngược lại thị trường quốc tế rất khắt khe, chỉ cần có một lỗi nào đó dù nhỏ hay lớn, dù có khắc phục được hay không cũng bị coi là vi phạm hợp đồng..

3.2 Về công nghệ:

Hầu hết máy móc của công ty được nhập từ nước ngoài từ những thập kỷ 90 nên đã lạc hậu, thường xuyên hỏng hóc vặt làm tăng chi phí và giảm năng suất lao

động. hơn nữa công nghệ cũ kỹ đã không cho phép doanh ngiệp đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

3.3 Vốn:

Cũng như đa số các doanh nghiệp khác Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân luôn thiếu vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh như mua sắm nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào để đổi mới công nghệ... số vốn thiếu hụt phải đi vay từ nhà nước, ngân hàng, từ liên doanh liên kết... việc sử dụng và huy động vốn vẫn không đạt hiệu quả cao.

3.4 Nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu của Công Ty đa số kà nhập khẩu (80%) nên giá cả nguyên vật liệu thường không ổn định do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài đặc biệt là giá dầu mỏ và tỷ giá hối đoái, lại phải chịu thuế nhập khẩu làm đội giá thành lên cao, trong điều kiện khách hàng không chấp nhận việc tăng giá nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Các nguyên vật liệu được mua ngay trong nước thì chất lượng không đồng đều làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

3.5 Đặc điểm sản xuất:

Công ty sản xuất dựa trên yêu cầu của các đơn đặt hàng. Điều này cho thấy tính thiếu chủ động trong kinh doanh của công ty. Công tác tiêu thụ còn bị động theo diễn biến của thị trường thiếu linh hoạt. Đặc biệt khi tham gia đấu thầu do giá dự thầu cao nên tỷ lệ chúng thầu rất thấp.

3.6 Tình hình cạnh tranh:

Nhiều công ty mới ra đời có lợi thế hơn về công nghệ kỹ thuật đang cạnh tranh gay gắt với Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân, bên cạnh đó là các cở sản xuất tư nhân với giá rẻ làm ảnh hưởng sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường.

3.7 Công tác marketing chưa có hiệu quả hiệu:

Do doanh nghiệp có quy mô vừa - nhỏ nên bộ phận marketing chưa có, vì vậy mọi hoạt động về marketing đều do phòng kinh doanh của công ty quyết định. hàng

năm hoặc đột xuất phòng kinh doanh phối hợp với phòng tài vụ tổ chức hội nghị khách hàng nhằm thu thập đánh giá, nhận sét về chất lượng, kiểu dáng mẫu mã sản phẩm của công ty sau đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp.cũng như nhiều doanh nghiệp ở nước ta. Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân dành một chi phí rất nhỏ cho công tác marketing cho nên trên thực tế công tác marketing của công ty chưa phát huy hiệu quả cao. Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, điều đó cũng có nghĩa là tồn tại sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt do việc đẩy mạnh hoạt động marketing trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp bách với các doanh nghiệp nước ta nói chung cũng như Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân nói riêng. Theo nghiên cứu số lượng đơn hàng thì thấy số lượng đơn hàng hàng năm, hàng quý, hàng tháng là không đều nhau thậm chí chênh lệch rất lớn khiến cho đôi lúc sản xuất bị gián đoạn, công nhân phải nghỉ. công ty chưa chủ động tìm kiếm đơn hàng, chưa chủ động tìm kiếm thị trường, đội ngũ làm công tác marketing còn thiếu kinh nghiệm hoạt động thị trường.

Công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, các hình thức quảng cáo bằng các phương tiện truyền thông đại chúng chưa được thực hiện.

3.8 Công tác kế hoạch, chiến lược tiêu thụ chưa tốt

Công tác xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được đề cao một cách hợp lý. Công ty hầu như không xây dựng được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cụ thể mang tính chiến lược lâu dài.

Công tác xây dựng kế hoạch chiếm lĩnh, xâm nhập thị trường mới không cụ thể rõ ràng, thiếu sự chỉ đạo mang tính chiến lược, công ty chưa xây dựng được một kế hoạch xâm nhập thị trường mới mang tính khả thi.

Công tác xây dựng chiến lược kinh doanh chỉ mang tính định hướng, chỉ dẫn cho các hoạt động kinh doanh chua được thực hiện nên không có mốc để kiểm tra xem tình hình kinh doanh đang ở tình trạng nào nhằm điều chỉnh cho phù hợp, chỉ

đến cuối kỳ sản xuất, khi các công tác tổng kết được thực hiện thì công ty mới nắm rõ được thực trạng của quá trình sản xuất kinh doanh của mình.

3.9 Một số vấn đề khác

Thứ nhất: Công ty chưa thực sự chú trọng vào việc tổ chức thiết kế các mẫu mã đa rạng và hợp thời trang. Chính từ việc không nắm bắt kịp thời tình hình thị trường này mà Công ty Bita’s đã bỏ qua đoạn thị trường hết sức tiềm năng .

Thứ hai: Có nhiều lúc Công ty không kiểm soát được thị trường và quản lý các đại lý đã để xảy ra tình trạng : Bita’s có một số đại lý bán hàng rất chạy nhưng cũng sự phát triển mạnh mẽ về bán hàng khiến các đại lý phình to quay lại khống chế Công ty về mặt thị trường. Các đại lý mua hàng dự trữ, đầu cơ hàng để ép lại giá của Công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường Tiêu thụ sản phẩm giày dép của Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (bita`s) (Trang 27 - 30)